Nghiệm thu nhà máy nước thải cho làng nghề ô nhiễm nhất nước

Trần Tuấn |

Tỉnh Bắc Ninh đang kiểm tra, xác nhận kết quả vận hành và chất lượng nước thải đầu ra của Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc kiểm tra, xác nhận kết quả vận hành và chất lượng nước thải đầu ra đảm bảo theo quy định của Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Ninh nhận được Công văn số 1259/UBND-QLDA ngày 6.6.2024 của UBND thành phố Bắc Ninh về việc xác nhận kết quả vận hành đạt công suất 5.000m3/ngày đêm và chất lượng nước thải đầu ra đảm bảo theo quy định của Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.

Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ nghiên cứu nội dung đề xuất của UBND thành phố Bắc Ninh, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trước đó, Báo Lao Động có bài viết, "Nghịch lý nhà máy xử lý nước thải 220 tỉ đồng không có đủ nước thải để xử lý", phản ánh việc Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê (tỉnh Bắc Ninh) dù đã vận hành được 6 năm nhưng không thể hoạt động hết công suất do không có đủ lượng nước thải để xử lý.

Toàn cảnh nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê. Ảnh: Trần Tuấn
Toàn cảnh nhà máy xử lý nước thải làng nghề Phong Khê. Ảnh: Trần Tuấn

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Trung Thành - Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng Thành phố Bắc Ninh cho hay, công suất nhà máy được thiết kế là 5.000 m3/ngày đêm.

Tuy vậy, lượng nước thải từ các cơ sở đổ về nhà máy mỗi ngày chỉ vào khoảng 2.000 m3/ngày đêm, chưa đạt 50% công suất.

Nghịch lý ở chỗ, trong khi nhà máy thiếu nước thải để xử lý thì theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, tại làng nghề Phong Khê vẫn xảy ra tình trạng các cơ sở sản xuất giấy xả nước thải ra môi trường.

Việc này giúp doanh nghiệp giảm chi phí xử lý nước thải nhưng gây hậu quả về môi trường.

Làng nghề giấy Phong Khê (phường Phong Khê, TP Bắc Ninh) hiện có hơn 300 cơ sở sản xuất, chủ yếu sản xuất các loại giấy vệ sinh, giấy kraft, giấy vàng mã, trong đó có 228 hộ sản xuất, kinh doanh giấy xây dựng trong khu dân cư và sử dụng đất sai mục đích. Các cơ sở còn lại tập trung ở Cụm công nghiệp Phong Khê I và II.

Đây được xem là một trong những làng nghề ô nhiễm bậc nhất cả nước. Nguồn nước thải và khí thải trong hoạt động sản xuất tại làng nghề giấy làng nghề này được xác định là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho khu vực, khiến sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu ô nhiễm nặng.

Nước thải từ việc tái chế giấy chứa nhiều hóa chất như xút, javen, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ sợi, bột giấy và chứa hàm lượng nhiều cặn. Ảnh: Trần Tuấn
Nước thải từ việc tái chế giấy chứa nhiều hóa chất như xút, javen, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ sợi, bột giấy và chứa hàm lượng nhiều cặn. Ảnh: Trần Tuấn

Tại Hội nghị bàn kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trên địa bàn phường Phong Khê do UBND thành phố Bắc Ninh tổ chức vào ngày 4.7 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hiếu khẳng định: Quan điểm của thành phố là làm thực chất, bài bản và phải di dời các cơ sở vi phạm trong khu dân cư trên địa bàn phường Phong Khê xong trước ngày 31.12.2024.

Thành phố Bắc Ninh sẽ thành lập 7 Tổ công tác đặc biệt trực tiếp xuống làm việc với các cơ sở sản xuất về các lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, điện, đất đai, trật tự đô thị, an toàn lao động, môi trường, thuế.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bắc Ninh yêu cầu chấm dứt 2 dự án BT ở huyện Yên Phong

Vân Trường |

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu huyện Yên Phong chấm dứt hợp đồng 2 dự án BT chưa triển khai.

Cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi 20 năm không có hệ thống xử lý nước thải

VIÊN NGUYỄN |

Sau 20 năm hoạt động, cụm công nghiệp làng nghề Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, khiến doanh nghiệp và hàng trăm hộ dân khổ sở vì ô nhiễm môi trường.

Bên trong nơi xây dựng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Đông Nam Á ở TPHCM

ANH TÚ - NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Tọa lạc tại phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức), nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè là dự án lớn nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á có diện tích khoảng 33 ha, công suất xử lý nước thải lên đến 480.000m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư gần 6.000 tỉ đồng.

Thỉnh cầu của các cựu sếp chứng khoán ở vụ cựu Chủ tịch FLC

Việt Dũng |

Các ông Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ... trình bày những thỉnh cầu, xin giảm án trước khi HĐXX nghỉ nghị án vụ cựu Chủ tịch FLC.

Nước ngập sâu, người dân bị thiệt hại hàng nghìn con gia cầm

NHÓM PV |

Tình trạng nước ngập sâu, kéo dài, đã khiến cuộc sống của người dân ở một số xã thuộc huyện Quốc Oai (Hà Nội) trở nên khó khăn.

Làm đường 490 tỉ nối vào khu công nghiệp vẫn còn "trên giấy"

Tô Công |

Phú Thọ - Mặc dù dự án 490 tỉ đồng xây dựng tuyến đường nối 2 khu công nghiệp đã gần hoàn thành, nhưng 1 trong 2 khu công nghiệp vẫn chưa được xây dựng.

Một khu vực đại lộ Thăng Long gần 1 tuần vẫn ngập sâu

NGỌC THÙY |

Gần một tuần nay, khu vực cầu chui dân sinh số 3, lý trình Km8+472 đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn ngập sâu trong nước.

Gia đình nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh tự hào về con

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dù nữ xạ thủ Trịnh Thu Vinh không giành huy chương tại Olympic 2024 nhưng gia đình rất tự hào vì Vinh đã đạt hạng 4 chung cuộc.

Bắc Ninh yêu cầu chấm dứt 2 dự án BT ở huyện Yên Phong

Vân Trường |

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu huyện Yên Phong chấm dứt hợp đồng 2 dự án BT chưa triển khai.

Cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi 20 năm không có hệ thống xử lý nước thải

VIÊN NGUYỄN |

Sau 20 năm hoạt động, cụm công nghiệp làng nghề Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi vẫn chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, khiến doanh nghiệp và hàng trăm hộ dân khổ sở vì ô nhiễm môi trường.

Bên trong nơi xây dựng nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Đông Nam Á ở TPHCM

ANH TÚ - NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Tọa lạc tại phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức), nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè là dự án lớn nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á có diện tích khoảng 33 ha, công suất xử lý nước thải lên đến 480.000m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư gần 6.000 tỉ đồng.