Ngập lụt ở miền Trung: Đừng đổ lỗi cho ông trời

Lục Tùng |

Miền Trung đang oằn mình với ngập lụt, nhưng lỗi không chỉ do cho ông trời mà chính những tác động của con người...

Ngập lụt và “định mệnh” thiên tai

Theo TS Tô Văn Trường - chuyên gia nghiên cứu độc lập về tài nguyên nước, miền Trung gắn với ngập lụt như “định mệnh”.  Điển hình năm 2020 đã thiết lập mốc mới về lịch sử mưa lũ. Đến năm 2021, đợt mưa lũ cuối tháng 11 đầu tháng 12 tại các tỉnh Phú Yên, Bình Định xấp xỉ mức lịch sử năm 1993 và 2013, gây ra nạn ngập lụt lớn, làm 10 người chết và mất tích, 60.000 ngôi nhà bị ngập lụt.

Do vị trí địa- vật lý, miền Trung “gắn bó” với ngập lụt từ mưa bão như “định mệnh“. Ảnh: LDO
Do vị trí địa - vật lý, miền Trung “gắn bó” với ngập lụt từ mưa bão như “định mệnh“. Ảnh: LDO

Theo TS Trường, điều này xuất phát từ chính vị trí địa - vật lý của miền Trung. Cụ thể là nơi đây hứng chịu gió Tây Nam. Do đi qua biển nên gió này mang hơi ẩm nhiều, thường gây ra mưa. Do bị ảnh hưởng của gió, nên khi dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, bão... hình thành ở biển Đông, gió Tây Nam đẩy lên trên phía Bắc. Càng về các tháng sau, gió Tây Nam càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Với đặc điểm thời tiết miền Trung kết hợp với gió mùa Đông Bắc rất phù hợp để hình thành con đường di chuyển mắt bão từ biển Đông đổ bộ trực tiếp vào khu vực này. Đó là chưa kể đến tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La Nina, biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Vì thế, các tỉnh miền Trung trở thành “nạn nhân số một” hứng chịu những thiên tai nặng nề nhất.

Mưa bão thường xuyên ở miền Trung. Ảnh: LDO
Mưa bão thường xuyên ở miền Trung. Ảnh: LDO

Phú quý giật lùi

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nạn ngập lụt ở miền Trung không chỉ đến từ thiên tai, mà còn từ các hoạt động của con người. Theo TS Trường, bên cạnh các hoạt động xâm hại, như: Phá rừng, khai thác cát sỏi lòng sông... còn có yếu tố xuất phát từ chính sách “phát triển” theo dạng “phú quý giật lùi”. "Quy hoạch phát triển sai, hệ thống thoát lũ, tiêu thoát kém... nạn xả lũ của các hồ đập, cho đến vệc chưa có quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất, nơi ăn, chốn ở hợp lý và khoa học. Quá trình đô thị hóa quá nhanh dẫn đến hệ số tiêu thoát tăng cao, trong khi đó, kết cấu hạ tầng tiêu thoát chưa hoàn chỉnh và không đồng bộ, không theo kịp với quá trình đô thị hóa... đã khiến cho ngập lụt gia tăng hơn” - TS Trường nhấn mạnh.

Theo TS Trường, tình trạng quy hoạch thiếu tính tổng thể và đồng bộ giữa các ngành dẫn đến nghịch lý: Giảm ngập khu này nhưng lại tăng khu khác, thậm chí diện tích ngập tăng. Đặc biệt nhiều tuyến đường giao thông khi xây dựng bố trí khẩu độ tiêu chưa phù hợp gây cản lũ hình thành những vùng ngập úng cục bộ. Trong khi đó, việc xả lũ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện thượng nguồn, tuy có thực hiện theo quy trình vận hành, nhưng vẫn có tình trạng xả lũ về hạ du lớn hơn so với lũ đến hồ, hoặc xả lũ nhưng không có cảnh báo kịp thời để người dân khu vực hạ du kịp thời ứng phó...

Nếu không có giải pháp và thực thi quyết liệt, mưa bão sẽ khiến cho tình trạng ngập lụt miền Trung ngày càng nặng nề hơn. Ảnh: LDO
Nếu không có giải pháp và thực thi quyết liệt, mưa bão sẽ khiến cho tình trạng ngập lụt miền Trung ngày càng nặng nề hơn. Ảnh: LDO

Đổi mới để thích ứng và phát triển

TS Trường cho hay, ngập lụt nói chung, ngập lụt đô thị nói riêng ở miền Trung không chỉ tàn phá đường sá, tài sản mà còn tác động xấu đến tâm lý, tinh thần của người dân. Vì vậy, cần có giải pháp xử lý để đảm bảo ổn định nhân sinh và phát triển xã hội. Theo TS Trường, đây là bài toán phức hợp, cần có lời giải thông minh với cách tiếp cận mới, khoa học - thực tiễn để vừa đáp ứng được nhiệm vụ cấp bách, vừa đảm bảo lâu dài cho sự phát triển.

Theo đó, bên cạnh việc rà soát, đánh giá lại dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch của các ngành và địa phương theo hướng “lồng ghép” thành bài toán hệ thống trong bối cảnh xét đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng và quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Ngoài ra, phải kiểm tra lại toàn bộ cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông phải có đủ khẩu độ tràn, cầu cạn, cống thoát lũ. Đồng thời, có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ rừng đầu nguồn vì cuộc sống của cả cộng đồng, chuyển đối cơ cấu sản xuất thích hợp.

Về lâu dài, cơ sở hạ tầng xã hội phải được xây dựng theo quy hoạch phòng chống thiên tai. Tiến hành xây dựng các khu an toàn phòng tránh thiên tai có đầy đủ lượng thực, nước uống, phương tiện cứu hộ.

Ngập lụt đô thị không chỉ tàn phá đường sá, tài sản...mà còn tác động xấu đến tâm lý, tinh thần con người. Ảnh: LDO
Ngập lụt đô thị không chỉ tàn phá đường sá, tài sản... mà còn tác động xấu đến tâm lý, tinh thần con người. Ảnh: LDO

Ngoài ra, TS Trường đề xuất cần tăng cường chất lượng công tác dự báo mưa để các hồ chủ động hạ thấp mực nước nhằm kịp thời điều tiết lũ cho hạ du, tạo sự chủ động trong ứng phó. Bởi các nhà máy thủy điện ở các lưu vực sông miền Trung phần lớn là các thủy điện vừa và nhỏ nên các công trình thuỷ điện hầu như có dung tích nhỏ (chủ yếu dưới 30 triệu m3) và không có nhiệm vụ phòng lũ. Đồng thời khẩn trương xây dựng và giám sát chặt chẽ quy trình vận hành hồ chứa, xây dựng hệ thống cảnh báo lũ ở thượng nguồn, có thiết bị đo lưu lượng nước xả tràn để giảm nạn gây ngập lụt nghiêm trọng cho hạ du. Cụ thể là xây dựng quy trình vận hành các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện mang tính liên hồ. Nghĩa là quy định cụ thể hồ nào xả trước, hồ nào xả sau.

"Đã đến lúc chúng ta phải hành động kiên quyết, khẩn trương từ trung ương đến các địa phương. Nếu không, ngập lụt ở miền Trung sẽ lặp lại ở mức độ thường xuyên hơn, ác liệt và khó lường hơn" - TS Trường cảnh báo.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở, ngập lụt ở Đắk Lắk khiến 2 người tử vong, cô lập nhiều nơi

Bảo Trung |

Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên phải đón nhận các trận mưa lũ lớn, kéo dài gây ngập lụt, sạt lở núi, tắc đường, hư hỏng hạ tầng, giao thông chia cắt, cô lập... xảy ra khắp nơi. Riêng Đắk Lắk đã có 2 người tử vong do nước lũ cuốn trôi.

Mưa lũ, ngập lụt tại miền Trung: 1 người chết, 9 người bị mất tích

Vũ Long |

Mưa lũ tại miền Trung đã khiến nhiều tỉnh bị ngập lụt sâu, thiệt hại ban đầu: 1 người chết và 9 người bị mất tích, nhiều tài sản bị thiệt hại.

Khẩn trương ứng phó với mưa lớn gây ngập lụt tại nhiều tỉnh miền Trung

Vũ Long |

Mưa lớn kéo dài, mực nước sông lên cao gây ngập lụt tại nhiều tỉnh miền Trung, các bộ, ngành và địa phương cần khẩn trương ứng phó.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Sạt lở, ngập lụt ở Đắk Lắk khiến 2 người tử vong, cô lập nhiều nơi

Bảo Trung |

Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên phải đón nhận các trận mưa lũ lớn, kéo dài gây ngập lụt, sạt lở núi, tắc đường, hư hỏng hạ tầng, giao thông chia cắt, cô lập... xảy ra khắp nơi. Riêng Đắk Lắk đã có 2 người tử vong do nước lũ cuốn trôi.

Mưa lũ, ngập lụt tại miền Trung: 1 người chết, 9 người bị mất tích

Vũ Long |

Mưa lũ tại miền Trung đã khiến nhiều tỉnh bị ngập lụt sâu, thiệt hại ban đầu: 1 người chết và 9 người bị mất tích, nhiều tài sản bị thiệt hại.

Khẩn trương ứng phó với mưa lớn gây ngập lụt tại nhiều tỉnh miền Trung

Vũ Long |

Mưa lớn kéo dài, mực nước sông lên cao gây ngập lụt tại nhiều tỉnh miền Trung, các bộ, ngành và địa phương cần khẩn trương ứng phó.