Khi sự tử tế trở nên khan hiếm?

Thủy Lâm |

Tại sao và từ lúc nào sự tử tế tối thiểu nhất của con người đã dần bị đánh mất đi. Ai cũng sẽ bảo rằng tại vì xã hội bây giờ “loạn cả lên”, tại con người quá bận bịu với công cuộc mưu sinh vất vả, tại con người bị cuốn theo smartphone và mạng xã hội phải sống nhanh, sống gấp...Không phải đâu, bởi cái bị chúng ta gán vào để đỗ lỗi là “xã hội loạn cả lên” ấy là từ chính mỗi bản thân chúng ta.

Mới hôm qua, câu chuyện về cháu bé học lớp 2 tại Hải Phòng đi xe đạp tông trúng xe taxi nhưng đứng yên đợi tài xế hạ kính để khoanh tay xin lỗi đang gây sốt mạng xã hội và nhận được “cơn mưa” lời khen của cư dân mạng. Hiện tượng này khiến chúng ta nhớ lại cách đây không lâu, khoảng cuối tháng 11, cũng câu chuyện về nam sinh Hải Phòng, sau khi làm vỡ gương chiếu hậu của ô tô để lại lời nhắn xin lỗi và xin được đền đã làm nóng dư luận một thời gian với nhiều lời khen ngợi và ngưỡng mộ, khiến nhiều người Việt phải suy nghĩ.

Nếu như nhiều người đều cảm thấy vui và ấm lòng vì thông tin về hai hiện tượng trên thì bản thân tôi lại thấy buồn. Vì sao như vậy?

Hành động xin lỗi và muốn đền tiền của nam sinh Hải Phòng do va quẹt làm vỡ gương chiếu hậu, lời xin lỗi của cậu bé lớp 2 khi xe đạp tông trúng xe taxi là những hành động rất đỗi bình thường của bất cứ con người tử tế bình thường trong xã hội. Thế nhưng, hành động rất đỗi bình thường lại nhận được “cơn mưa” lời khen ngợi từ cộng đồng, thậm chí một số bài báo và nhiều bình luận cho rằng hành động của nam sinh Hải Phòng là một hành động dũng cảm và cậu học sinh ấy còn được gọi là “cậu học trò dũng cảm”.

Thử nghĩ rằng, cũng hai con người, nam sinh Hải Phòng và cậu bé lớp  2 sau khi gây ra hành động va quẹt đã bỏ đi, không thèm nhận lỗi và xin lỗi thì sẽ như thế nào? Đó là một hành động sai trái, đáng lên án. Vậy, hành động của hai con người này có đáng được khen ngợi đến mức gây sốt mạng xã hội hay không khi họ chỉ làm một việc là nhận lỗi mà mình đã gây ra chứ chưa làm việc gì tốt gì để giúp đỡ cho ai cả.

Sở dĩ hành động này được khen và ca ngợi là bởi sự tử tế trong cuộc sống của chúng ta đang trở nên quá khan hiếm. Khan hiếm đến mức, một người chỉ cần không làm hại người khác cũng đã đủ để nêu gương làm người tốt. Chỉ cần anh bán thực phẩm không tiêm hóa chất độc hại, chỉ cần anh không làm ăn gian dối, chỉ cần anh không nhận hối lộ, tham nhũng dối trên lừa dưới…đã là tốt. Thậm chí, giống như chia sẻ của một người phụ nữ rằng, ngày hôm nay chị đã thấy mừng và hạnh phúc lắm bởi vì “may quá, may mà không bị chồng đập”.

Nếu chỉ cần không sai phạm mà đã trở thành người tốt, tấm gương tốt thì làm sao chúng ta nghĩ xa hơn đến những đóng góp, cống hiến để giúp cộng đồng, xã hội phát triển được. Nếu chỉ cần không bị chồng đập là đã thấy hạnh phúc thì làm sao có thể nghĩ đến chuyện được chia sẻ, cảm thông và bình đẳng để xây dựng một gia đình hạnh phúc được. Nếu chỉ để không sai phạm đã đòi hỏi một sự cố gắng và nỗ lực lớn của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị thì làm sao cá nhân ấy, đơn vị ấy nghĩ đến việc sáng tạo, đổi mới để cải tiến nâng cao chất lượng của công việc để xã hội này tiến bộ?

Tại sao và từ lúc nào sự tử tế tối thiểu nhất của con người đã dần dần bị đánh mất đi như vậy. Ai cũng sẽ bảo rằng tại vì xã hội bây giờ “loạn cả lên”, tại vì con người quá bận bịu với công cuộc mưu sinh vất vả, tại vì con người bị cuốn theo smartphone và mạng xã hội phải sống nhanh, sống gấp… Không phải vậy đâu, bởi cái bị chúng ta gán vào để đỗ lỗi là “xã hội loạn cả lên”, là “không biết đường nào mà lần” ấy là từ chính mỗi bản thân chúng ta. Bởi, xã hội không làm nên chúng ta mà chính chúng ta làm nên xã hội, cho nên sự thay đổi phải bắt đầu từ chính mỗi con người.

Thủy Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.