Khi nào doanh nghiệp được xác định là giải thể, phá sản?

Bảo Hân (T/H) |

Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, có 4 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, bao gồm:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản. Ảnh minh hoạ: Bảo Hân
Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản. Ảnh minh hoạ: Bảo Hân

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Theo Khoản 5 của Điều này, các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác

Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Điều 214 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Việc phá sản doanh nghiệp sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, đồng thời không tạo lập nên một doanh nghiệp mới.

Khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định, trường hợp thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Bảo Hân (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp?

Bảo Hân (T/H) |

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014.

Các doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn: Quyền lợi về bảo hiểm xã hội của hàng trăm nghìn người lao động bị "đóng băng"

Việt Lâm |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Đình Quảng (Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN) cho rằng, tình trạng doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN đã diễn ra nhiều năm nay và “chưa có hồi kết”. Đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các DN chậm đóng BHXH có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Xử lý tình trạng nợ bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn

Bảo Hân |

Hiện có 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội trong những doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn, khiến họ không được hưởng nhiều chế độ, kể cả lương hưu.

Tổng thống Mỹ Biden tái khẳng định cam kết với Ukraina

Song Minh |

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraina. Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

Dự kiến Sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc: Học sinh nửa mừng nửa lo

Đức Trung - Ngọc Chi |

Thông tin dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các học sinh. Dù vẫn còn nhiều lo lắng vì áp lực tăng thêm nhưng nhiều học sinh cũng đã sẵn sàng thay đổi phương pháp học sử để có được kết quả tốt nhất.

Khởi tố, bắt giam Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình

TRUNG DU |

Bà Trần Kim Thúy (53 tuổi) - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Thái Bình - vừa bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp?

Bảo Hân (T/H) |

Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014.

Các doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn: Quyền lợi về bảo hiểm xã hội của hàng trăm nghìn người lao động bị "đóng băng"

Việt Lâm |

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lê Đình Quảng (Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN) cho rằng, tình trạng doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN đã diễn ra nhiều năm nay và “chưa có hồi kết”. Đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các DN chậm đóng BHXH có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Xử lý tình trạng nợ bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn

Bảo Hân |

Hiện có 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội trong những doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn, khiến họ không được hưởng nhiều chế độ, kể cả lương hưu.