Xử lý tình trạng nợ bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn

Bảo Hân |

Hiện có 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội trong những doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn, khiến họ không được hưởng nhiều chế độ, kể cả lương hưu.
Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Vừa qua, tại hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 1.2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nêu lên nhiều đề nghị liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Trong đó, đề nghị Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổng hợp báo cáo tình hình doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, không được hưởng các chế độ, kể cả lương hưu để báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – cho biết, 200.000 người lao động này thuộc các doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn. Theo ông Quảng, trước đây đã định xây dựng một nghị định để giải quyết quyền lợi người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn theo Khoản 7, Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội, nhưng chưa ra được nghị định này.

Được biết, Khoản 7, Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về bảo hiểm xã hội: Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động.

Ông Nguyễn Thế Quyết – Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh – cho biết, hiện trong các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh – đang có 1 doanh nghiệp có chủ bỏ trốn nhưng chưa giải quyết được chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Doanh nghiệp này nợ bảo hiểm xã hội của gần 100 người trong thời gian hơn 1 năm.

Ông Nguyễn Thế Quyết cho biết, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh đã làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội, nhưng cơ quan này cho biết đợi Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định là doanh nghiệp bỏ trốn thì mới giải quyết bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trước đó, theo thông tin trên báo chí, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết việc xử lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn là vấn đề rất phức tạp, tuy đã được nghiên cứu, báo cáo các cấp nhiều lần nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau giữa các cơ quan quản lý.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chưa có cơ sở pháp lý về nguồn lực cho việc xử lý, chưa có số liệu chi tiết bảo đảm cho việc thực hiện xử lý khi có nguồn lực.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Chủ công ty bỏ trốn, cần làm gì để được nhận bảo hiểm xã hội một lần?

Hà Anh |

Bạn đọc Nguyễn Thị Hạnh hỏi: Vừa qua tôi làm thủ tục nhận BHXH một lần, tuy nhiên hồ sơ của tôi bị trả lại với lý do công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và hiện đã đóng cửa tất cả các chi nhánh. Vậy, nếu tôi tiếp tục đóng BHXH tại một công ty khác thì phần BHXH đã đóng tại công ty trước sau này có cộng thêm vào hay không? Tôi cần làm gì để nhận được BHXH một lần?

Thủ tục thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Bạn Phạm Thị Hồng hỏi: Năm 2011 tôi có làm việc ở Đà Nẵng, sau đó năm 2012 tôi làm công ty may ở Bình Thuận. Vì không am hiểu về bảo hiểm xã hội (BHXH) nên sau khi nghỉ việc tôi đã không lấy sổ BHXH. Hiện nay tôi đang làm việc ở Đồng Nai và đóng vào sổ BHXH mới. Nhờ quý cơ quan hướng dẫn để tôi kiểm tra về số lượng sổ BHXH và thủ tục gộp sổ BHXH.

Hoàn thiện các chế tài để xử lý nghiêm hành vi trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Nhóm phóng viên |

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi trốn đóng, chậm đóng, trục lợi bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công nhân lao động; đồng thời phù hợp, đồng bộ với các quy định pháp luật liên quan.

Thanh tra 9 dự án ở huyện nghèo Bắc Kạn, phát hiện tới 10 dự án sai phạm

An Trịnh |

Sai phạm tồn tại ở cả 9 dự án đầu tư công thuộc huyện Pác Nặm. Thậm chí, cơ quan thanh tra còn chỉ ra thêm 1 dự án khác ngoài danh sách cũng dính sai phạm.

Chuyển công an điều tra vụ nhiều học sinh nhận tin nhắn trúng tuyển lớp 10

Chân Phúc |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Hồ Chí Minh cho biết, đã chuyển công an để phối hợp điều tra việc nhiều ngày qua, liên tiếp học sinh nhận được tin nhắn thông báo "trúng tuyển sớm" vào lớp 10 các trường THPT tư thục, cao đẳng, trung cấp nghề.

PODCAST: Khi người trẻ đứng trước ngã rẽ xuất khẩu lao động hay học đại học

Ngọc Ngọc - Văn Thắng |

Khi vừa tốt nghiệp THPT, nhiều bạn trẻ đứng trước ngã rẽ lựa chọn học đại học hay đi theo con đường xuất khẩu lao động. Khó có thể phủ nhận những mặt lợi ích khi đi xuất khẩu lao động, tuy nhiên, với những bạn trẻ chỉ vừa tròn 18 tuổi, vừa khép lại trang vở của những năm học phổ thông, việc một mình xoay xở kiếm tiền nơi đất khách quê người vẫn là việc quá khó khăn và có thể mất một thời gian dài để thích nghi.

Chỉ định thầu là nguyên nhân phát sinh cơ chế xin-cho

Phạm Đông |

"Nếu tăng cường áp dụng chỉ định thầu thì trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng “xin - cho”, làm giảm tính cạnh tranh do nhà thầu không thân quen với chủ đầu tư sẽ không có cơ hội được tham dự thầu, doanh nghiệp nhỏ sẽ khó có cơ hội cạnh tranh", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho hay.

Sau 111 năm chìm dưới đáy đại dương, tàu Titanic có nguy cơ sắp biến mất

DIỆU HUYỀN |

111 năm nằm dưới đáy Đại Tây Dương và 72 năm kể từ khi được phát hiện, xác của tàu Titanic lịch sử hiện đang đối mặt với nguy cơ biến mất trong hai thập niên tới.

Chủ công ty bỏ trốn, cần làm gì để được nhận bảo hiểm xã hội một lần?

Hà Anh |

Bạn đọc Nguyễn Thị Hạnh hỏi: Vừa qua tôi làm thủ tục nhận BHXH một lần, tuy nhiên hồ sơ của tôi bị trả lại với lý do công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và hiện đã đóng cửa tất cả các chi nhánh. Vậy, nếu tôi tiếp tục đóng BHXH tại một công ty khác thì phần BHXH đã đóng tại công ty trước sau này có cộng thêm vào hay không? Tôi cần làm gì để nhận được BHXH một lần?

Thủ tục thực hiện gộp sổ bảo hiểm xã hội

Hà Anh |

Bạn Phạm Thị Hồng hỏi: Năm 2011 tôi có làm việc ở Đà Nẵng, sau đó năm 2012 tôi làm công ty may ở Bình Thuận. Vì không am hiểu về bảo hiểm xã hội (BHXH) nên sau khi nghỉ việc tôi đã không lấy sổ BHXH. Hiện nay tôi đang làm việc ở Đồng Nai và đóng vào sổ BHXH mới. Nhờ quý cơ quan hướng dẫn để tôi kiểm tra về số lượng sổ BHXH và thủ tục gộp sổ BHXH.

Hoàn thiện các chế tài để xử lý nghiêm hành vi trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Nhóm phóng viên |

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi trốn đóng, chậm đóng, trục lợi bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công nhân lao động; đồng thời phù hợp, đồng bộ với các quy định pháp luật liên quan.