Hộ dân mất đất sản xuất vì thủy điện gây sạt lở bờ sông

Lê Nguyên |

Nhiều năm qua, một số hộ dân tại xã Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đã liên tục phản ánh với chính quyền về việc Nhà máy thủy điện Đăk Piu 2 gây sạt lở bờ sông, tuyến đường vận chuyển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc trồng trọt.

Ông A Dũ (trú thôn Long Dôn, xã Đăk Ang) cho biết gia đình có khoảng 1.500m2 đất trồng mì, bời lời bên cạnh Nhà máy thủy điện Đăk Piu 2. Năm 2022, nhà máy chính thức đi vào hoạt động và nước từ cửa xả thừa liên tục đổ xuống kéo theo đất đá ra suối Đăk Piu. Điều này khiến cho dòng suối bị ứ đọng, làm thay đổi dòng nước và bờ suối cũng bắt đầu sạt lở.

Đất sản xuất của nhiều hộ dân bị sạt lở nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hoạt động canh tác. Ảnh: Lê Nguyên
Đất sản xuất của nhiều hộ dân bị sạt lở nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hoạt động canh tác. Ảnh: Lê Nguyên

Thấy diện tích đất trồng bị ảnh hưởng, không còn khả năng khôi phục, cải tạo, ông A Dũ và nhiều hộ dân trong thôn đã kiến nghị với chính quyền địa phương và công ty thủy điện và hỗ trợ 3 - 15 triệu đồng/hộ.

Cách đó không xa là mảnh vườn trồng mì rộng 120m2 của gia đình ông A Núk (thôn Long Dôn) cũng đang bị sạt lở. Ông A Núk cho biết đã nhiều lần khiếu nại lên chính quyền, công ty nhưng chỉ nhận về số tiền hỗ trợ ít ỏi và lời giải thích thiếu thuyết phục. “Công ty thủy điện đổ tại thiên tai, thế nhưng tại sao đoạn bên trên và đoạn bên dưới cửa xả thừa của thủy điện không sạt lở mà chỉ sạt lở ở đoạn đất canh tác của người dân. Chúng tôi sợ đất tiếp tục lở thêm thì vài năm nữa không còn đất canh tác, sản xuất”, ông nói.

Tương tự là mảnh vườn cao su 5 năm tuổi của ông A Ti Nô cũng đang bị đe dọa bởi hoạt động thủy điện. Ông cho biết khoảng 300m2 cùng với 14 cây cao su đã bị cuốn trôi vài tháng trước. Không chỉ vậy, tuyến đường vận chuyển nông sản cũng bị sạt lở khiến cho người dân không thể đi lại.

“Hoạt động của thủy điện vừa làm sạt lở đất sản xuất vừa làm sạt lở tuyến đường đi lại, vận chuyển nông sản của người dân. Đường đi bị hư hỏng nặng khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển, canh tác. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị công ty bồi thường và có biện pháp khắc phục. Nếu tình trạng này diễn ra thêm vài năm thì vườn tược của người dân sẽ không còn,” ông A Ti Nô chia sẻ.

Trả lời phóng viên báo Lao Động, ông Trần Thanh Tùng - Chủ tịch UBND xã Đăk Ang nói, trên địa bàn có 7 hộ dân bị ảnh hưởng bởi hoạt động của thủy điện Đăk Piu 2. Mặc dù tình trạng này đã diễn ra từ năm 2022, người dân và chính quyền đã liên tục có ý kiến, văn bản yêu cầu đền bù thiệt hại nhưng nhà máy thủy điện vẫn không thực hiện đúng như cam kết.

Ông Nguyễn Chí Tường - Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi cho biết, công trình thủy điện Đăk Piu 2 do Công ty CP đầu tư thủy điện Đăk Piu 2 làm chủ đầu tư. Trước tình trạng sạt lở đất canh tác, UBND huyện đã ban hành các văn bản đề nghị bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện giải quyết dứt điểm.

"Huyện đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp làm việc và yêu cầu Công ty CP đầu tư thủy điện Đăk Piu 2 sớm thực hiện chi trả bồi thường thiệt hại cho nhân dân, tránh trường hợp xảy ra khiếu kiện, khiếu nại kéo dài", ông Tường nói thêm.

Lê Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Nhiều hộ dân TP. Kon Tum tự ý kéo đường dây điện về sử dụng gây nguy hiểm

Lê Nguyên |

Thời gian qua, trên đường quy hoạch số 2 (Tổ 10, phường Duy Tân, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) xảy ra tình trạng các hộ dân tự kéo đường dây điện sau công tơ về để sử dụng. Hệ quả là nhiều đường dây điện sà xuống đường gây nguy hiểm cho người dân.

Hàng chục hộ dân tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum mất sổ đỏ vì dự án ma

Lê Nguyên |

Hàng chục hộ dân tại xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi tham gia dự án trồng rừng. Điều này khiến họ không thể vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế hay chuyển nhượng, buôn bán tài sản.

Sạt lở bờ sông đe dọa đất đai của người dân ở Kon Tum

LÊ NGUYÊN |

Ngày 28.11, ông Mai Huy Hưng - Chủ tịch UBND xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum - cho biết, chủ đầu tư thủy điện Pô Kô đã có biên bản ghi nhớ sẽ làm kè trước cửa xả để tránh sạt lở đất đai nông nghiệp của người dân nhưng chỉ làm bằng bao cát nên thời gian ngắn là hư hỏng.

Đề cử Oscar 2024: Siêu phẩm “Oppenheimer” tiếp tục áp đảo

Thùy Trang |

Oscar 2024 chính thức công bố đề cử cho các hạng mục.

Cựu Cục phó Trần Hùng bị tuyên y án 9 năm trong vụ sách giáo khoa giả

Việt Dũng |

Toà phúc thẩm cho rằng, có đủ cơ sở để xác định cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Trần Hùng nhận hối lộ 300 triệu đồng của Cao Thị Minh Thuận thông qua người môi giới trong vụ sách giáo khoa giả.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 23.1: Tăng vọt, ngân hàng đẩy mạnh mua vào

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 23.1: Tính đến 18h30, giá vàng trong nước niêm yết quanh ngưỡng 73,95 - 76,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.023,1 USD/ounce.

Ai cần kiên nhẫn với ông Troussier?

DIỆU LINH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đang đứng trước áp lực lớn khi không có thành tích tốt cùng tuyển Việt Nam.

Bắt tạm giam nữ Chủ tịch Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà

Việt Dũng |

Trần Tuyết Mai - Chủ tịch Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà bị bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm liên quan đến quản lý sử dụng tài sản Nhà nước.

Nhiều hộ dân TP. Kon Tum tự ý kéo đường dây điện về sử dụng gây nguy hiểm

Lê Nguyên |

Thời gian qua, trên đường quy hoạch số 2 (Tổ 10, phường Duy Tân, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) xảy ra tình trạng các hộ dân tự kéo đường dây điện sau công tơ về để sử dụng. Hệ quả là nhiều đường dây điện sà xuống đường gây nguy hiểm cho người dân.

Hàng chục hộ dân tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum mất sổ đỏ vì dự án ma

Lê Nguyên |

Hàng chục hộ dân tại xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi tham gia dự án trồng rừng. Điều này khiến họ không thể vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế hay chuyển nhượng, buôn bán tài sản.

Sạt lở bờ sông đe dọa đất đai của người dân ở Kon Tum

LÊ NGUYÊN |

Ngày 28.11, ông Mai Huy Hưng - Chủ tịch UBND xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum - cho biết, chủ đầu tư thủy điện Pô Kô đã có biên bản ghi nhớ sẽ làm kè trước cửa xả để tránh sạt lở đất đai nông nghiệp của người dân nhưng chỉ làm bằng bao cát nên thời gian ngắn là hư hỏng.