Hàng loạt chợ sầm uất một thời ở Hà Nội rơi vào cảnh ế ẩm, xuống cấp

Nhật Minh |

Hà Nội - Nhiều khu chợ lớn nằm ở trung tâm Hà Nội như chợ Cầu Giấy, chợ Ngã Tư Sở… rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Tình trạng cơ sở vật chất trong chợ đã xuống cấp trầm trọng.

Buôn bán quần áo tại chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) đã nhiều năm, chị Lê Thị Giang (36 tuổi) cho biết, khu chợ này rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ thời gian dài khiến nhiều tiểu thương không trụ được, đành chuyển đi.

“Hiện nay, chúng tôi chỉ cố gắng bán cho các mối quen, bán online chứ khách lẻ gần như chẳng có ai” - chị Giang nói.

Chị Giang cho hay, tình trạng cơ sở vật chất tại đây đã xuống cấp trầm trọng thời gian dài nhưng chưa được cải tạo. “Các mái che gần như đã hỏng, không đủ che nắng, mưa. Vào mùa hè, các tiểu thương tại đây chỉ có vài chiếc quạt điện nhỏ để tránh nóng” - chị Giang chia sẻ.

Chị Giang cho rằng nếu cơ sở vật chất tại đây không được cải tạo, nâng cấp thì sẽ khó lòng thu hút được người dân tới mua sắm.

Chị Lan Anh - tiểu thương tại chợ Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hàng ngày, chị phải làm đủ mọi cách để “giết thời gian” vì ế khách.

“Hiện nay, nhiều chợ truyền thống rơi vào cảnh xuống cấp, không thu hút được khách hàng khiến các tiểu thương gặp khó” - chị Lan Anh nói.

Theo nữ tiểu thương, so với thời điểm ban đầu, hiện nay doanh thu của chị đã giảm hơn một nửa. “Tôi cố gắng bám trụ lại vì chưa biết chuyển đi đâu, tình hình buôn bán vẫn không có dấu hiệu tích cực” - chị Lan Anh ngao ngán.

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 25.4, nhiều khu chợ sầm uất một thời như chợ Ngã Tư Sở, chợ Cầu Giấy… rơi vào tình trạng đìu hiu, lác đác người mua. Các hạng mục bên trong chợ đã xuống cấp lâu ngày, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các tiểu thương buôn bán tại đây.

Dù nằm tại tuyến đường có lượng người dân qua lại lớn nhưng chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa, Hà Nội) lại rơi vào cảnh vắng vẻ, ảm đạm.

Hàng dài ki-ốt đóng cửa tại chợ Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Hàng dài ki-ốt đóng cửa tại chợ Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Phần mái che tại đây chỉ được lợp bằng các tấm tôn, các tấm bạt thô sơ. Nhưng hiện tại, mái che đã rách nát, không đủ để che nắng, mưa.

Phần mái che xập xệ tại chợ Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Phần mái che xập xệ tại chợ Ngã Tư Sở, bên trên chằng chịt dây điện. Ảnh: Nhật Minh

Nhiều ki-ốt, gian hàng đã “cửa đóng then cài” lâu ngày, song, đến hiện tại, các nguyên vật liệu vẫn được tập kết ngổn ngang, án ngữ lối đi lại.

Nguyên vật liệu tập kết bừa bãi tại chợ Ngã Tư Sở, án ngữ lối đi lại. Ảnh: Nhật Minh
Nguyên vật liệu tập kết bừa bãi tại chợ Ngã Tư Sở, án ngữ lối đi lại. Ảnh: Nhật Minh

Phía ngoài chợ, tiểu thương bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè của người dân.

Cảnh buôn bán phía ngoài chợ Ngã Tư Sở. Ảnh: Nhật Minh
Cảnh buôn bán phía ngoài chợ Ngã Tư Sở. Ảnh: Nhật Minh

Tình trạng tương tự diễn ra ở chợ Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội). Nhiều tiểu thương tại đây buôn bán ế ẩm, lay lắt.

Phía trong chợ Cầu Giấy, hệ thống cơ sở vật chất đã xuống cấp nhiều năm. Các quầy bán hàng ăn chỉ có lác đác khách hàng, các gian hàng còn lại gần như không có bóng người. Toàn bộ mặt bằng tầng 2 tại đây bị bỏ trống thời gian dài.

Hệ thống cơ sở vật chất bên trong chợ Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Hệ thống cơ sở vật chất bên trong chợ Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Toàn bộ mặt bằng tầng 2 tại chợ Cầu Giấy bị bỏ hoang, bám bụi. Ảnh: Nhật Minh
Toàn bộ mặt bằng tầng 2 tại chợ Cầu Giấy bị bỏ hoang, bám bụi. Ảnh: Nhật Minh

Tương tự, tại chợ Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội), cơ sở vật chất đã xuống cấp, không thu hút được người dân. Nhiều tiểu thương thậm chí chọn buôn bán ở phía ngoài chợ để thu hút khách hàng. Điều này gây mất trật tự an ninh khu vực, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiều tiểu thương tại chợ Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) lựa chọn bán hàng phía ngoài chợ. Ảnh: Nhật Minh
Nhiều tiểu thương tại chợ Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) lựa chọn bán hàng phía ngoài chợ. Ảnh: Nhật Minh
Nhật Minh
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân công nhân ưu tiên đi chợ cóc hơn chợ truyền thống

VÂN HI |

Mặc dù, lượng hàng hóa, nông sản không dồi dào nhưng công nhân, người lao động vẫn ưu tiên đi chợ cóc, chợ công nhân hơn các khu chợ truyền thống vì ngoài giá cả bình dân còn thuận tiện.

Vì sao chợ truyền thống bị "quay lưng"?

Diệp Trang |

Việc cắt giảm chi tiêu do tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự chuyển dịch xu hướng mua hàng của người dân khiến chợ truyền thống đang mất dần sức hút.

Tiểu thương chợ truyền thống ship hàng để níu khách

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Tôi có hai người chị ruột là tiểu thương bán thịt lợn tại chợ truyền thống tại thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi). Chị kể, một vài năm trở lại đây chợ buôn bán rất ế ẩm, thiếu vắng khách nên có người phải nghỉ bán, tìm cách sang sạp.

Bổ nhiệm 3 Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát các tỉnh và 1 Phó trưởng phòng

Quang Việt |

Trong tuần qua, ngoài tỉnh Quảng Trị bổ nhiệm liên tiếp 2 Phó Viện trưởng, tại Tây Ninh, Viện KSND Tối cao cũng tổ chức buổi công bố công tác cán bộ.

Vì sao nhiều doanh nghiệp xin trả lại dự án cho tỉnh Quảng Nam?

Hoàng Bin |

Sau thời gian dài triển khai dự án nhưng gặp nhiều vướng mắc, loạt doanh nghiệp đã đề nghị trả dự án lại cho tỉnh Quảng Nam và yêu cầu hoàn trả tiền ký quỹ và kinh phí đầu tư.

Đường trước trụ sở Cục Đường bộ bị chiếm làm bãi gửi xe

Trần Tuấn - Đền Phú |

Hà Nội - Sau nhiều năm thi công, tuyến đường trước trụ sở Cục Đường bộ Việt Nam vẫn chưa hoàn thành, lòng đường bị lấn chiếm làm chỗ gửi xe.

Cuộc sống ở những ngôi làng làm nghề tái chế

Cường Ngô |

Hàng trăm cột khói đen bốc lên nghi ngút cũng là từng ấy nhà xưởng tái chế rác thải hoạt động suốt ngày đêm đã khiến cuộc sống của người dân tại nhiều làng nghề tái chế như thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội)... luôn sống trong cảnh mịt mờ khói bụi, ngột ngạt bởi mùi nhựa, hóa chất.

Nhức nhối tình trạng xây dựng trái phép lấn sông Cầu

Vân Trường |

Bắc Ninh - Từ năm 2021 đến nay, có 58 công trình vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, hành lang thoát lũ sông Cầu ở xã Tam Đa (huyện Yên Phong).

Nguyên nhân công nhân ưu tiên đi chợ cóc hơn chợ truyền thống

VÂN HI |

Mặc dù, lượng hàng hóa, nông sản không dồi dào nhưng công nhân, người lao động vẫn ưu tiên đi chợ cóc, chợ công nhân hơn các khu chợ truyền thống vì ngoài giá cả bình dân còn thuận tiện.

Vì sao chợ truyền thống bị "quay lưng"?

Diệp Trang |

Việc cắt giảm chi tiêu do tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự chuyển dịch xu hướng mua hàng của người dân khiến chợ truyền thống đang mất dần sức hút.

Tiểu thương chợ truyền thống ship hàng để níu khách

Bạn đọc Nguyễn Đước |

Tôi có hai người chị ruột là tiểu thương bán thịt lợn tại chợ truyền thống tại thành phố Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi). Chị kể, một vài năm trở lại đây chợ buôn bán rất ế ẩm, thiếu vắng khách nên có người phải nghỉ bán, tìm cách sang sạp.