Hà Nội siết chặt quy định về sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Minh Hạnh |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa yêu cầu xử lý nghiêm khắc các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vi phạm các quy định về uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông.

Theo đó, Ban An toàn giao thông TP.Hà Nội đề nghị các sở, ban, ngành thành viên và các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND thành phố về tuyên truyền, kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Điều này hết sức cần thiết trong việc giảm thiểu tình trạng sử dụng rượu bia rồi tham gia giao thông, cũng giảm được nguy cơ về tai nạn giao thông.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn cơ quan thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là quy định đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện giao thông. Xử lý kỷ luật nghiêm khắc các trường hợp vi phạm theo quy định.

Tuy nhiên, với chỉ đạo của Sở Giao thông Vận tải yêu cầu Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm trước giám đốc sở khi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhất là vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là chưa phù hợp.

Bởi lẽ, nếu trong phạm vi cơ quan, thời gian công việc đã có quy chế, quy định cụ thể về việc cấm uống rượu, bia trong giờ làm việc. Trường hợp nếu cán bộ, công chức vi phạm trong thời gian này thì rõ ràng đây là hành vi sẽ bị xử lý và thuộc trách nhiệm của lãnh đạo phòng ban để xảy ra tình trạng này.

Theo luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Đoàn Luật sư Hà Nội), ở góc độ cán bộ công chức về nhà, ngoài giờ làm việc thì việc uống rượu, bia là do nhu cầu, quyền của cá nhân từng người. Chúng ta không thể và cũng không có cơ chế, biện phạm nào để có thể kiểm tra, kiểm soát nhu cầu cá nhân từng người. Nếu trong thời gian ngoài giờ làm việc họ dùng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông thì hành vi đó vi phạm pháp luật, họ sẽ chịu các chế tài của pháp luật khi vi phạm. Đây nằm ngoài thời gian quản lý của nhà nước nên rất khó quy kết trách nhiệm cho lãnh đạo cơ quan, trưởng phòng ban.

Nhưng ở góc độ tuyên truyền, phổ biến việc tuân thủ pháp luật thì các lãnh đạo, trưởng phòng ban cũng phải thường xuyên nhắc nhở, đề nghị cán bộ, công chức Nhà nước không nên uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện giao thông. Họ có thể xây dựng văn hóa, phong trào, cổ động, tuyên truyền mọi người chấp hành chính sách của đảng và Nhà nước.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Người bị tâm thần vi phạm giao thông không bị xử phạt

thu thuỷ |

Bạn đọc có email trahaxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Chú của tôi bị bệnh tâm thần và đã bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Xin hỏi, nếu chú tôi vi phạm giao thông thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Yêu cầu cán bộ không can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm giao thông

Phan Tuấn |

UBND thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) yêu cầu cán bộ không can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông - trật tự đô thị.

Báo động tình trạng xe ôm công nghệ vi phạm giao thông

Đỗ Hạnh - Gia Long |

Những năm gần đây, sự xuất hiện của dịch vụ xe ôm công nghệ đã phần nào thay đổi tư duy vận tải hành khách bằng xe 2 bánh và vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, việc nhiều tài xế vừa chạy tốc độ cao, vừa sử dụng điện thoại đã tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và gây bức xúc cho người đi đường. 

Quán nhậu vắng bóng người vì khách sợ bị phạt nồng độ cồn

Xuân Sơn - Hà Chi |

Từ khi Nghị định 100 và nghị định 123 sửa đổi, bổ sung nghị định 100 có hiệu lực, nhiều "dân nhậu" cũng bắt đầu thay đổi thói quen đi uống vì sợ bị phạt. Thay vì sử dụng rượu bia, nhiều người lựa chọn các loại nước không cồn khác để thay thế khiến quán nhậu vắng khách hơn so với trước kia.

Truy tìm đối tượng tông cảnh sát giao thông khi bị kiểm tra nồng độ cồn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai- Ngày 27.2, Công an TP Biên Hòa đang truy tìm người điều khiển xe máy va chạm với đại úy Lê Ngọc Bảo Châu, cán bộ Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an trong khi làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông trên đường Võ Thị Sáu (phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) vào tối 26.2.

Tài xế lao xe ôtô vào CSGT khi bị yêu cầu đo nồng độ cồn

Tô Thế |

Hà Nội - Khi bị yêu cầu xuống xe kiểm tra nồng độ cồn, tài xế ôtô không chấp hành mà bất ngờ lao thẳng xe vào Cảnh sát giao thông.

Tài xế từ chối kiểm tra nồng độ cồn có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng

LÂM ANH |

Hiện nay, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tại các địa phương trên toàn quốc đang tăng cường các chốt kiểm tra các vi phạm về giao thông, trong đó có xử lý vi phạm nồng độ cồn. Tuy nhiên, đã có không ít tài xế cố tình không thổi vào thiết bị đo nồng độ cồn khi CSGT yêu cầu. Vậy trong trường hợp từ chối kiểm tra nồng độ cồn từ CSGT sẽ xử lý thế nào?

Tín ngưỡng thuần túy không thu tiền, không bắt ma như thầy Cao Anh

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt phóng sự phản ánh việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, ngang nhiên truyền bá mê tín dị đoan, thu hút người dân sa đà vào các dịch vụ tâm linh để trục lợi đang diễn ra tại Linh Quang Điện của doanh nhân Cao Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội), luật sư Nguyễn Hồng Tâm khẳng định: Tất cả các hoạt động tín ngưỡng thuần túy đều không có chuyện thu tiền với mức độ quy mô, chuyên nghiệp đến như vậy.

Người bị tâm thần vi phạm giao thông không bị xử phạt

thu thuỷ |

Bạn đọc có email trahaxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Chú của tôi bị bệnh tâm thần và đã bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Xin hỏi, nếu chú tôi vi phạm giao thông thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Yêu cầu cán bộ không can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm giao thông

Phan Tuấn |

UBND thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) yêu cầu cán bộ không can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông - trật tự đô thị.

Báo động tình trạng xe ôm công nghệ vi phạm giao thông

Đỗ Hạnh - Gia Long |

Những năm gần đây, sự xuất hiện của dịch vụ xe ôm công nghệ đã phần nào thay đổi tư duy vận tải hành khách bằng xe 2 bánh và vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, việc nhiều tài xế vừa chạy tốc độ cao, vừa sử dụng điện thoại đã tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và gây bức xúc cho người đi đường. 

Quán nhậu vắng bóng người vì khách sợ bị phạt nồng độ cồn

Xuân Sơn - Hà Chi |

Từ khi Nghị định 100 và nghị định 123 sửa đổi, bổ sung nghị định 100 có hiệu lực, nhiều "dân nhậu" cũng bắt đầu thay đổi thói quen đi uống vì sợ bị phạt. Thay vì sử dụng rượu bia, nhiều người lựa chọn các loại nước không cồn khác để thay thế khiến quán nhậu vắng khách hơn so với trước kia.

Truy tìm đối tượng tông cảnh sát giao thông khi bị kiểm tra nồng độ cồn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai- Ngày 27.2, Công an TP Biên Hòa đang truy tìm người điều khiển xe máy va chạm với đại úy Lê Ngọc Bảo Châu, cán bộ Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an trong khi làm nhiệm vụ kiểm soát giao thông trên đường Võ Thị Sáu (phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) vào tối 26.2.

Tài xế lao xe ôtô vào CSGT khi bị yêu cầu đo nồng độ cồn

Tô Thế |

Hà Nội - Khi bị yêu cầu xuống xe kiểm tra nồng độ cồn, tài xế ôtô không chấp hành mà bất ngờ lao thẳng xe vào Cảnh sát giao thông.

Tài xế từ chối kiểm tra nồng độ cồn có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng

LÂM ANH |

Hiện nay, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tại các địa phương trên toàn quốc đang tăng cường các chốt kiểm tra các vi phạm về giao thông, trong đó có xử lý vi phạm nồng độ cồn. Tuy nhiên, đã có không ít tài xế cố tình không thổi vào thiết bị đo nồng độ cồn khi CSGT yêu cầu. Vậy trong trường hợp từ chối kiểm tra nồng độ cồn từ CSGT sẽ xử lý thế nào?