Dự án thủy điện đổ cả nghìn khối đất đá xuống sông ở miền núi Kon Tum

THANH TUẤN |

Bộ Công Thương quy định việc quản lý, xây dựng dự án thủy điện phải bảo vệ nguồn nước sông, suối, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Ban quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1 và 1A trong quá trình thi công đã đổ cả nghìn khối đất đá xuống sông, suối ở khu vực thượng nguồn miền núi Kon Tum.

Xe tải đổ đất, đá làm dự án thủy điện xuống sông, suối. Video Thanh Tuấn

Dự án thủy điện Đăk Mi 1 và 1A nằm trên địa bàn xã Đăk Choong, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, giữa vùng rừng núi mênh mông của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Thủy điện Đăk Mi 1 có 2 tổ máy, công suất mỗi tổ máy là 42MW, tổng công suất là 84MW. Dự án Thủy điện Đăk Mi 1A có công suất 11MW.

Tại công trường thi công rộng hàng trăm ha, công nhân tiến hành nổ mìn phá núi, bạt đồi, chẻ đá san lấp mặt bằng, làm đường ống ngầm dẫn nước… Vùng rừng núi yên bình rung chuyển mỗi lần có tiếng nổ mìn.

Khối lượng lớn đất đá lấn sông, suối. Ảnh: Thanh Tuấn
Khối lượng lớn đất đá lấn sông, suối gần cầu Đăk Choong. Ảnh: Thanh Tuấn

Theo ghi nhận của PV vào ngày 22.4.2024, với khối lượng đất đá cả ngàn mét khối, thay vì đổ đúng bãi thải theo quy định thì đơn vị thi công thủy điện đổ ngay xuống dòng sông, suối đoạn gần với cầu Đăk Choong 1, cạnh Tỉnh lộ 673.

Nhìn từ trên cao, cả khúc sông dài khô hạn, lộ đáy, đất đá đổ tràn lấn ra giữa dòng sông khiến nguồn nước từ thượng nguồn chảy về tắc nghẽn. Anh A Mên - người dân xã Đăk Choong cho biết: “Trước đây, dòng sông chảy qua làng là nguồn nước sinh hoạt, sông có nước giúp dân làng thêm nguồn sinh kế. Tuy nhiên, khi dự án thủy điện xây dựng, tất cả đều biến thành đại công trường”.

Bạt núi rừng, thi công đập dâng thủy điện Đăk Mi 1. Ảnh: Thanh Tuấn
Bạt núi rừng, thi công đập dâng thủy điện Đăk Mi 1. Ảnh: Thanh Tuấn

Ông Đỗ Xuân Yến – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum (đại diện Ban dự án thủy điện Đăk Mi 1 và 1A) cho biết: “Quá trình thi công, đơn vị tạm đổ thải ra sông để tạo độ rộng cho khúc cua trên Tỉnh lộ 673. Sau này, mình phải cho hốt sạch chỗ đất đá đó đi nơi khác, chứ khi thủy điện hoàn thành và tiến hành ngăn dòng, đất đá sẽ làm nông cạn lòng hồ thì chủ đầu tư nạo vét càng tốn kém chi phí hơn”.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Như Nhất – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Kon Tum khẳng định, khi có phản ánh, đơn vị sẽ lập đoàn kiểm tra đột xuất công tác quản lý xây dựng thủy điện. Nếu có hành vi đổ đất, đá xuống sông, suối là vi phạm quy định bảo vệ môi trường.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Sẽ điều chỉnh 300 nhà máy thủy điện nhỏ phát đúng giờ cao điểm sử dụng điện

Cường Ngô |

Năm ngoái, thiếu điện xảy ra tại miền Bắc trong nửa cuối tháng 5, đầu tháng 6 đã để lại nhiều ảnh hưởng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mùa khô năm nay, nỗi lo thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng lại thường trực khiến doanh nghiệp, người lao động lo lắng, mong ngành điện có giải pháp tháo gỡ.

Thủy điện vận hành thương mại 10 năm nhưng chưa bồi thường, hỗ trợ cho dân

VIÊN NGUYỄN |

Thủy điện Đăkđrinh, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi dù đi vào vận hành thương mại được 10 năm, tuy nhiên còn nhiều hộ dân có đất bị thu hồi từ 10 năm trước để thi công dự án vẫn chưa được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.

Thu hồi các dự án thủy điện gây hại môi trường là bằng chứng "nói đi đôi với làm"

Thanh Hải |

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Lê Trí Thanh - cho biết: "Với những dự án thủy điện chậm tiến độ, nhất là các thuỷ điện vừa và nhỏ, gây tổn hại đến môi trường tự nhiên và đời sống người dân, tỉnh sẽ xem xét thu hồi, không bổ sung và loại hẳn ra khỏi quy hoạch...".

Việt Nam phản ứng về lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông của Trung Quốc

Thanh Hà |

Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE ngừng việc tập thể

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Hàng nghìn công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam tại huyện Nghi Lộc ngừng việc tập thể đòi quyền lợi.

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng “vắng như chùa Bà Đanh”

Quỳnh Anh |

Giá vàng (25.4) ghi nhận sự sụt giảm ở cả thị trường trong nước và thế giới. Lượng khách giao dịch tại các cửa hàng ở Hà Nội hôm nay khá thưa thớt.

Tìm thấy 2 thi thể trong vụ 4 người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Thông tin từ hiện trường vụ chìm thuyền khiến 4 người mất tích trên địa bàn TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, đến khoảng 14h40 ngày 25.4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân.

Bị truy thu thuế bãi đậu xe không phép, doanh nghiệp nói chưa thỏa đáng

Hoài Phương |

Bị cơ quan chức năng tỉnh Bình Định tiến hành truy thu tiền thuê đất, chủ doanh nghiệp cho rằng, quyết định này là chưa thỏa đáng, đẩy doanh nghiệp vào con đường khó khăn, nợ nần.

Sẽ điều chỉnh 300 nhà máy thủy điện nhỏ phát đúng giờ cao điểm sử dụng điện

Cường Ngô |

Năm ngoái, thiếu điện xảy ra tại miền Bắc trong nửa cuối tháng 5, đầu tháng 6 đã để lại nhiều ảnh hưởng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mùa khô năm nay, nỗi lo thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng lại thường trực khiến doanh nghiệp, người lao động lo lắng, mong ngành điện có giải pháp tháo gỡ.

Thủy điện vận hành thương mại 10 năm nhưng chưa bồi thường, hỗ trợ cho dân

VIÊN NGUYỄN |

Thủy điện Đăkđrinh, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi dù đi vào vận hành thương mại được 10 năm, tuy nhiên còn nhiều hộ dân có đất bị thu hồi từ 10 năm trước để thi công dự án vẫn chưa được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.

Thu hồi các dự án thủy điện gây hại môi trường là bằng chứng "nói đi đôi với làm"

Thanh Hải |

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Lê Trí Thanh - cho biết: "Với những dự án thủy điện chậm tiến độ, nhất là các thuỷ điện vừa và nhỏ, gây tổn hại đến môi trường tự nhiên và đời sống người dân, tỉnh sẽ xem xét thu hồi, không bổ sung và loại hẳn ra khỏi quy hoạch...".