Cùng nhìn lại một số vấn đề “lình xình” của ngành giáo dục năm 2016

XUÂN CHIẾN |

Năm 2016 khép lại, “cỗ máy” giáo dục đang vận hành tiến về phía trước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề thật đáng quan tâm lo ngại mà ngành giáo dục cần phải “bắt mạch, kê đơn, chữa trị”. Sau đây xin điểm lại một số vấn đề nổi cộm, làm “lình xình” ngành giáo dục.
Báo động sự mất an toàn ở học đường

Theo báo cáo nghiên cứu được Bộ GD-ĐT kết hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc công bố ngày 20.12.2016 thì bạo lực học đường là một trong những vấn đề nóng nhất của trường học phổ thông hiện nay.  

Có 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần; 71% học sinh bị bạo lực học đường trong vòng 6 tháng trước đó.  

Trong đó, 73% học sinh bị bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục…), 41% bạo lực thể chất và 19% bị bạo lực tình dục.

Có thể nói, trường học không còn là nơi an toàn với nhiều học sinh. Báo cáo của Viện Y - Xã hội và Plan (Tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng vì trẻ em) chỉ ra rằng, chỉ có 16% học sinh nữ và 19% học sinh nam cảm thấy luôn an toàn trong trường học.

Năm 2016, bạo lực không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh mà còn xảy ra giữa phụ huynh đối với giáo viên. Chẳng hạn như một phụ huynh ở quận Hải Châu, Đà Nẵng vì nghi còn mình bị cô ngắt vào mặt nên đã xông vào lớp tát túi bụi vào cô giáo đang làm nhiệm vụ.

Sự mất an toàn ở trường học không chỉ là bạo lực học đường mà còn là tai nạn học đường. Nghi án một học sinh ở Trường tiểu học N.T.Y (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) bị xe hiệu trưởng đâm gãy chân trong sân trường.  

Rùng mình nhất là chuyện một học sinh lớp 4, Trường tiểu học Võ Thị Sáu, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) bị bạn ném bút trúng mắt, có nguy cơ bị mù. Sự việc diễn ra trong giờ dạy, giáo viên biết nhưng không thông báo cho phụ huynh và lãnh đạo nhà trường để xử lý kịp thời.  

Báo động xâm phạm, quấy rối tình dục nữ sinh

Môi trường giáo dục nhà trường, mối quan hệ thầy trò tưởng như trong sáng, cao thượng nhưng lại bị vẩn đục bởi sự quấy rối tình dục của thầy giáo đối với nữ sinh. Đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự xâm phạm, quấy rối tình dục trong trường đường.

Năm 2016 xảy ra hàng loạt vụ thầy giáo hiếp dâm, sàm sỡ, quấy rối tình dục nữ sinh như: Vụ thầy giáo L.T.H dạy nhạc đã 5 lần hãm hại nữ sinh lớp 6 ở một trường trung học (tại phường 7, quận Tân Bình, TP HCM); thầy giáo L.V.H ở huyện Bình Thới, tỉnh Cà Mau đã rủ một nữ sinh lớp 9 đi uống cà phê rồi thực hiện hành vi giao cấu trong rẫy mía; thầy giáo D.A.T ở trường THCS Ng.Tr. (TP. Châu Đốc, An Giang) đã “luồn tay qua nách” chỉ bài cho nhiều nữ sinh (thực ra đây hành vi sàm sỡ, “luồn tay qua nách” là một lời chối tội không thành); thầy giáo Đinh Hải H. đã nhiều lần dụ dỗ, ép nữ sinh V.Th. Th. V (xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) quan hệ tình dục, bị gia đình bắt quả tang. Còn rất nhiều chuyện bê bối như vậy, bài viết này không thể nào liệt kê ra hết được.

Bệnh thành tích, bệnh hình thức lan rộng

Học sinh lớp 6 ở Sóc Trăng bị “xuống lớp 1” vì không biết đọc, biết viết. Đó là minh chứng điển hình nhất cho bệnh thành tích trong giáo dục năm qua. Hiện tượng học sinh “ngồi nhầm lớp” ngày càng lan rộng trong giáo dục.  

Danh hiệu thi đua, chỉ tiêu học sinh khá giỏi, lên lớp, phổ cập... là sức ép từ cấp trên xuống, giáo viên thấy đó nhưng thấp cổ bé họng, lực bất tòng tâm và vô tình “đồng lõa” với căn bệnh thành tích trầm kha này.  

Bên cạnh bệnh thành tích là bệnh hình thức. Đó là việc dạy môn hướng nghiệp, nghề phổ thông, viết sáng kiến kinh nghiệm, thi GV giỏi, hồ sơ sổ sách giáo viên, kỷ niệm lễ, ngày thành lập trường... nhiều nơi mang tính hình thức, phô trương, tốn kém, lãng phí.  

“Loạn” chương trình liên kết đào tạo ngoại ngữ  

Theo báo Giáo dục điện tử, Hà Nội đang cùng lúc triển khai gần 10 chương trình ngoại ngữ ở bậc tiểu học, chất lượng đến đâu không ai kiểm soát được. Vì sự đan xen lợi ích, “chân trong chân ngoài” nên rất nhiều trường mở lớp, thủ tục cấp phép cũng rất dễ dàng, chi phí học tập khá đắt đỏ và hầu như phụ huynh nào cũng phải cho con học dưới danh nghĩa “tự nguyện”.

Các doanh nghiệp và nhà trường “bắt tay ngầm” với nhau, đôi bên cùng có lợi. Phía hứng chịu thiệt thòi là phụ huynh, học sinh. Tỷ lệ ăn chia có khi lên đến 50% - 50% giữa hai bên, nhà trường và giáo viên thu về hơn số tiền hàng trăm triệu đồng/ học kỳ. [1]

Việc tồn tại nhiều chương trình đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong việc tranh giành thị phần, chơi xấu lẫn nhau bằng những chiêu trò không phù hợp với môi trường sư phạm đòi hỏi sự trong sạch.  

Lớp học kích não biến học sinh thành “thiên tài”

Hoặc là sự ảo tưởng hoặc là chiêu trò lừa bịp, người ta quảng cáo, chiêu sinh rầm rộ các lớp “kích hoạt não” tại TP HCM. Một số phụ huynh nghe theo, muốn biến con mình thành “thiên tài” nên đã đưa con vào các lớp này.  

Giá 2 ngày kích hoạt não hết 9,5 triệu đồng. Sau đó, người tham gia tiếp tục luyện tập trong vòng 3 tháng với giá 800.000/tháng. Có thể nói đây là chiêu trò “điên rồ” nhất năm 2016.

Vòng luẩn quẩn “dạy thêm, học thêm”

Dạy thêm, học thêm ngày càng tràn lan, biến tướng, lợi bất cập hại. Lớp 1 đã đi học thêm, học mụ mị cả đầu nhưng kỹ năng tự học bị thui chột.

Não học sinh không phải là cái bình rỗng để thầy cô rót đầy kiến thức vào, thế mà bằng mọi giá thầy cô phải rót, rót mới có tiền vào túi. Phụ huynh tốn kém, lại vất vả đưa đón con đi học, nhiều em ăn ngay ngoài đường trên xe để kịp chạy sô đến các lớp học thêm.  

Một số địa phương luẩn quẩn trong vòng “cho rồi cấm”, “cấm rồi cho”. Chế tài không đủ mạnh, “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột” trong quản lý và sự biến tướng, lách luật làm cho vòng luẩn quẩn “dạy thêm, học thêm” không có hồi kết. Giáo viên và nhà trường thấy “lợi thì làm”, phụ huynh lãnh đủ, Bộ Giáo dục... an toàn!  

“Chinh phục vũ môn” - game và cuộc thi

Một phụ huynh bức xúc gửi tâm thư cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khi biết con mình tham gia trò chơi “Chinh phục vũ môn”. Cuộc thi “Chinh phục vũ môn” được tổ chức trong nhà trường từ năm học 2014-2015 với tên miền là “chinhphucvumon.vn” hoàn toàn miễn phí.  

Nhưng bên cạnh đó công ty thiết kế (Công ty Cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup) cũng sản xuất một game online mang tên “Chinh phục vũ môn” (địa chỉ truy cập: cpvm.vn), người chơi phải trả phí qua thẻ cào ở trong trường hợp như: Sử dụng các bài học đặc biệt nâng cao; luyện tập nâng cao; mua đồ vật để giúp nhân vật trở nên đẹp hơn, một số bài giảng, thi thử… Đặc biệt hai trang này có đường link liên kết với nhau qua lại rất dễ dàng.

Sự mập mờ về tên gọi, một tên gọi “Chinh phục vũ môn” cho cả game và cuộc thi, sự đánh đồng đó là có chủ đích, nói như Bill Gate đó là: “Trên đời này không có bữa trưa nào là miễn phí”.  

Lợi bất cập hại là lý do phụ huynh phản đối cuộc thi “Chinh phục vũ môn”. Trước sự phản đối của dư luận, Bộ GD&ĐT phải quyết định dừng cuộc thi này, đồng thời đề nghị các địa phương rà soát tất cả các cuộc thi khác trong nhà trường, yêu cầu dừng ngay những cuộc thi vô bổ, không cần thiết.  

Mô hình VNEN bất cập 

Dự án VNEN ở Việt Nam được bắt đầu thực hiện chính thức từ năm học 2012 - 2013 tại 1.447 trường tiểu học khắp 63 tỉnh, thành. Đến năm học 2015 - 2016, có thêm 2.365 trường tiểu học của 54 tỉnh tự nguyện tham gia áp dụng.  

Tuy nhiên, ngay sau khi kết thúc dự án, nhiều tỉnh đã lập tức “phản ứng” bằng việc đề nghị không nhân rộng mô hình này (như ở Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Hà Giang). Một số địa phương khác chọn phương án “án binh” để tiếp tục tổng kết, đánh giá những mặt ưu và nhược của mô hình.  

Lý do chính được đưa ra là điều kiện cơ sở vật chất ở một số địa phương chưa đầy đủ, mặt bằng giáo viên không đồng đều nên rất khó khăn trong việc triển khai; mô hình không nhận được sự đồng tình của phụ huynh và nhiều giáo viên.  

Theo một số giáo viên phản ánh, chương trình học bị cắt xén, chắp vá dựa trên SGK hiện hành, không đảm bảo chất lượng. Nhiều trường có số HS quá tải nên không đảm bảo điều kiện tối thiểu của mô hình là mỗi lớp không quá 30 HS.

Chính vì thế nhiều trường đã dừng hẳn chương trình VNEN trong sự mệt mỏi, chán nản.  

Để bức tranh giáo dục năm 2017 được sáng sủa, lạc quan hơn, thiết nghĩ những vấn đề “lình xình” trên phải được “chữa trị” bằng những liều thuốc hữu hiệu, chữa tận gốc căn bệnh chứ không dừng lại ở việc làm giảm “triệu chứng” như bấy lâu nay.

XUÂN CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Những hòn đảo Châu Âu sở hữu vẻ đẹp “cách ly” với thế giới

Thảo Phương |

Bên cạnh những địa điểm du lịch sôi động, Châu Âu còn nổi tiếng với một số hòn đảo giúp du khách đến gần hơn với thiên nhiên.