Có nên duy trì phong tục mừng tuổi Tết?

HẢI ĐĂNG |

Còn chưa đầy một tháng nữa là Tết Nguyên đán nhưng vợ chồng anh Hồng Tuấn (TP Vinh) Nghệ An đã lên kế hoạch mừng tuổi con sếp, với số tiền lên tới hàng triệu đồng, trong khi hoàn cảnh còn nhiều khó khăn.

Anh Tuấn chưa có việc làm ổn định, làm việc bán thời gian cho một số Cty, mức thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng. Còn vợ là chị Hồng mới xin vào phòng Hành chính của một cơ quan nhà nước, nhờ mối quan hệ quen biết từ người bà con nên không phải “lót tay”, với mức lương 3-4 triệu/tháng. Mừng tuổi là cách để vợ chồng bày tỏ sự cảm ơn đối với Giám đốc Cty.

Mặc dù được can ngăn là nên cố gắng làm việc cho tốt, đó là cách cảm ơn sếp hữu hiệu nhất, nhưng vợ chồng anh Tuấn vẫn cảm thấy áy náy nếu chưa “mừng tuổi” được con sếp.

Trường hợp của vợ chồng anh Tuấn không phải là cá biệt. Dịp Tết, nhiều người “vận dụng” phong tục mừng tuổi trẻ con, để gửi đến cấp trên một “thông điệp” về tình cảm, mong được sếp quan tâm, giúp đỡ… Nhiều người còn mừng tuổi với số tiền lớn, không khác gì “lại quả” hoa hồng dự án… Quà Tết cho sếp, thường là rượu ngoại, phong bì dày.

Từ xa xưa, mừng tuổi dịp Tết đã trở thành phong tục có ý nghĩa thể hiện sự quan tâm, chúc phúc của ông bà, cha mẹ, anh chị đối với con cháu, người lớn đối với trẻ con, với hàm nghĩa mong các cháu mạnh khỏe, tiến bộ. Quà mừng tuổi là một ít tiền, đồng xu, bánh trái… có thể đưa trực tiếp hoặc bỏ trong phong bao lì xì, giá trị chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Và không có quà cũng không sao, quan trọng là tình cảm, sự quan tâm đối với trẻ nhỏ.

Con cháu cũng bày tỏ sự kính trọng, tri ân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bằng quà mừng tuổi, cầu chúc sức khỏe, trường thọ. Quà, thường là sản phẩm do chính tay con cháu, học trò làm ra, không chú trọng về mặt giá trị vật chất mà làm sao thể hiện sự tôn kính.

Thời kinh tế thị trường, nhiều phong tục, quan niệm đã thay đổi, biến tướng, “văn hóa phong bì” lấn át tất cả, dẫn đến một phong tục đẹp là lì xì, mừng tuổi ngày Tết cũng bị biến tướng, trở nên méo mó, thực dụng.

Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chi phí cho mừng tuổi ngày Tết đã trở thành một gánh nặng. Nhiều người ngại đi chơi Tết vì đến gia đình nào đó có đông trẻ em, nếu không mừng tuổi thì ngại, mà mừng thì không xuể, rồi chuyện so đo tính toán mức quà nhiều ít. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp lao đao vì sắm quà Tết cho cấp trên. Không khí Tết vì thế cũng kém vui.

Thiết nghĩ, để có một cái Tết đầm ấm, hòa đồng, vui vẻ, cần làm sao để trút bỏ gánh nặng của lệ mừng tuổi Tết. Nếu tục lệ không còn phù hợp và trở thành “lực cản” cho cuộc sống văn minh, tại sao chúng ta không mạnh dạn từ bỏ, tránh những biến tướng, trục lợi và để lại nhiều hệ lụy?

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Đổi tiền lẻ dịp Tết: Ngân hàng “bó tay”, dịch vụ ngoài bao nhiêu cũng nhận

Theo Dân trí |

Gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng nhiều người đã rục rịch tìm mối để đổi tiền lẻ đi lễ chùa hay mừng tuổi. Tuy nhiên, nếu muốn đổi sang ngang thì phải có "quan hệ", còn không phải đổi ngoài với chi phí đắt đỏ.

Dạy con cách xài tiền

Đỗ văn Nhân (Kon Tum) |

Trong những ngày Tết, bạn bè, người thân đến nhà để thăm hỏi và chúc Tết đồng thời không quên lì xì (hay còn gọi là mừng tuổi) khi gặp trẻ em. Mừng tuổi đầu năm như một lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc. Qua vài ngày Tết, hai đứa con tôi nhận khoảng vài trăm ngàn tiền lì xì, đây là số tiền rất lớn đối với các cháu. Con tôi còn nhỏ, chẳng để ý đến mệnh giá tiền là bao nhiêu, cháu chỉ biết nhận và giữ thật kỹ. Khi tôi đề nghị giữ hộ thì các cháu nhất quyết không chịu, vì các cháu cho rằng đây là tiền của các cháu, bố mẹ không có quyền lấy. Khi thấy cháu quả quyết như vậy, tôi cũng để cháu giữ và theo dõi cháu sử dụng vào việc gì.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang Thạch: "Mừng tuổi sách để gieo mầm tri thức cho con trẻ"

BÍCH HÀ (thực hiện) |

Hơn một tháng nay, Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự của chương trình “Sách hóa nông thôn” tất bật chuẩn bị cho ý tưởng “Mừng tuổi sách” của mình. Bởi theo anh, sách là tri thức, mừng tuổi là nét đẹp văn hóa từ bao đời, tại sao thay vì mừng tuổi tiền, mọi người không mừng tuổi trẻ nhỏ bằng tri thức?

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Đổi tiền lẻ dịp Tết: Ngân hàng “bó tay”, dịch vụ ngoài bao nhiêu cũng nhận

Theo Dân trí |

Gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng nhiều người đã rục rịch tìm mối để đổi tiền lẻ đi lễ chùa hay mừng tuổi. Tuy nhiên, nếu muốn đổi sang ngang thì phải có "quan hệ", còn không phải đổi ngoài với chi phí đắt đỏ.

Dạy con cách xài tiền

Đỗ văn Nhân (Kon Tum) |

Trong những ngày Tết, bạn bè, người thân đến nhà để thăm hỏi và chúc Tết đồng thời không quên lì xì (hay còn gọi là mừng tuổi) khi gặp trẻ em. Mừng tuổi đầu năm như một lời chúc may mắn, sức khỏe và sung túc. Qua vài ngày Tết, hai đứa con tôi nhận khoảng vài trăm ngàn tiền lì xì, đây là số tiền rất lớn đối với các cháu. Con tôi còn nhỏ, chẳng để ý đến mệnh giá tiền là bao nhiêu, cháu chỉ biết nhận và giữ thật kỹ. Khi tôi đề nghị giữ hộ thì các cháu nhất quyết không chịu, vì các cháu cho rằng đây là tiền của các cháu, bố mẹ không có quyền lấy. Khi thấy cháu quả quyết như vậy, tôi cũng để cháu giữ và theo dõi cháu sử dụng vào việc gì.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang Thạch: "Mừng tuổi sách để gieo mầm tri thức cho con trẻ"

BÍCH HÀ (thực hiện) |

Hơn một tháng nay, Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự của chương trình “Sách hóa nông thôn” tất bật chuẩn bị cho ý tưởng “Mừng tuổi sách” của mình. Bởi theo anh, sách là tri thức, mừng tuổi là nét đẹp văn hóa từ bao đời, tại sao thay vì mừng tuổi tiền, mọi người không mừng tuổi trẻ nhỏ bằng tri thức?