Chi tiêu hợp lý khi bị mất việc, thu nhập giảm

Mạnh Cường |

Mất việc hoặc thu nhập giảm sút không phải chuyện hiếm, ai cũng có thể gặp phải. Đứng trước tình cảnh đó, người lao động cần phải cân đối lại chi tiêu hợp lý để tránh phải đi vay mượn, nợ nần.

Chị Nguyễn Thị Hoài (24 tuổi) sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội do cảm thấy không phù hợp với công việc nên đã quyết định xin nghỉ.

Mới lên Hà Nội vài tháng, lương chưa ổn định, không có khoản dự phòng khiến cô gái trẻ phải thay đổi lại cách chi tiêu của mình, thắt lưng buộc bụng hơn.

Chị Hoài quyết định ở ghép cùng bạn bè và nấu ăn ở nhà mỗi ngày để tiết kiệm chi phí khi mất việc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chị Hoài quyết định ở ghép cùng bạn bè và nấu ăn ở nhà mỗi ngày để tiết kiệm chi phí khi mất việc. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Hoài lựa chọn ở ghép cùng với hai người bạn khác để đỡ tiền phòng trọ. Việc này giúp chị tiết kiệm được gần 1 triệu đồng mỗi tháng.

Nấu ăn ở nhà bắt đầu trở thành quy định phải thực hiện mỗi ngày. Không những thế, nhu cầu mua sắm quần áo cũng được điều chỉnh lại.

Thay vì mua đồ mới mỗi tuần, chị Hoài tận dụng mặc lại các bộ quần áo cũ nhưng còn mới. Thường xuyên canh giờ vàng để mua đồ giảm giá. Hạn chế đi chơi cùng bạn bè, tần suất cũng giảm chỉ còn 1 lần/tuần thay vì 3 lần như trước.

Đặc biệt, chị Hoài đã bán chiếc xe máy cũ và đổi sang sử dụng xe đạp điện.

Chị Hoài cho biết, di chuyển tại thủ đô không cần nhanh nên cũng không nhất thiết phải dùng xe máy. Trong khi mỗi lần sạc đầy bình điện chỉ tốn chưa đến 10.000 đồng đã giúp chị di chuyển được vài ngày.

Chị Nguyễn Thị Cúc (22 tuổi) - công nhân may tại Hà Nam do ít đơn hàng khiến thu nhập giảm nên đã tính toán lại việc chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.

Thay vì mỗi trưa ra ngoài ăn, chị quyết định mang cơm từ nhà đi. Sáng ra chị Cúc chịu khó dậy sớm hơn để chuẩn bị cho bữa sáng và bữa trưa.

Với thịt heo, trước đây vẫn chọn chỗ thịt ngon để mua thì nay chọn chỗ ít người mua như gần má, nách hoặc dưới bụng. Những chỗ này thịt không thơm, có nhiều mỡ nên giá rẻ hơn so với thịt vai, mông hoặc ba chỉ.

Đợt dịch COVID-19, thu nhập của cả hai vợ chồng chị Hoàng Thanh Tuyền (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đều bị ảnh hưởng.

Cụ thể, chồng làm quản lý nhà hàng nên được nghỉ không lương 1 tháng còn chị Tuyền thì bị cắt giảm 30% thu nhập do spa ít khách. Hai anh chị đã bàn bạc, đưa ra các quy định tất yếu để ổn định cuộc sống cho cả gia đình.

Mặc dù rất thích đi du lịch nhưng gia đình chị Tuyền đã quyết định tạm ngừng để hạn chế chi tiêu (Ảnh NVCC)
Mặc dù rất thích đi du lịch nhưng gia đình chị Tuyền đã quyết định tạm ngừng để hạn chế chi tiêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đó là hạn chế tối đa việc mua đồ ăn sẵn từ bên ngoài. Những món ăn vặt như trà sữa, ốc luộc, gà rán, nem nướng cũng được cắt bớt mặc dù các con thường xuyên đòi hỏi. Gia đình chị rất thích đi du lịch nhưng đã phải tạm ngừng vừa để phòng dịch vừa để tiết kiệm chi tiêu.

Việc mua sắm quần áo không còn trở nên quen thuộc như trước. Chị Tuyền đã lựa chọn những thương hiệu bình dân nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp thay vì chọn một số thương hiệu lớn.

Bên cạnh đó, chị cũng một shop online nhỏ chuyên bán đồ trẻ em để cải thiện thu nhập.

Chị Tuyền chia sẻ: “Thu nhập thấp thì tôi tiêu ít đi nhưng đừng khiến bản thân kham khổ. Quần áo, giày dép không cần sắm thường xuyên nhưng sức khỏe vẫn phải ưu tiên hàng đầu. Quan trọng hơn cả là tinh thần mình luôn lạc quan, không được gục ngã hay nản lòng”.

Mạnh Cường
TIN LIÊN QUAN

Cần chuẩn bị những gì sau nghỉ việc để cuộc sống không bị xáo trộn?

Mạnh Cường |

Trong cuộc sống, đôi khi sẽ không tránh khỏi tình huống bị sa thải hoặc xin nghỉ việc vì nhiều lý do. Vậy trước khi bị sa thải hoặc nghỉ việc, người lao động cần chuẩn bị những gì để cuộc sống không bị xáo trộn.

Bằng cấp không quyết định việc kiếm được tiền nhiều hay không

Mạnh Cường |

Không phải những người kiếm tiền giỏi, thành công đều đã từng học qua đại học. Bởi có rất nhiều người thành công, kiếm tiền giỏi trong khi không có bằng cấp, hoặc mới chỉ học hết cấp 2.

Công nhân mất việc về quê, nhiều xóm trọ ở Hải Phòng vắng vẻ

Mai Dung |

Mất việc làm, thu nhập giảm, nhiều lao động nhập cư ở Hải Phòng phải tìm việc làm mới hoặc ngậm ngùi về quê lập nghiệp, để lại khung cảnh vắng vẻ ở những xóm trọ công nhân.

Biến cố ngành y: Thiếu thuốc, vật tư y tế

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai, việc thiếu thuốc, vật tư y tế là cuộc khủng hoảng không đáng có trong thời bình. Dù đã có những cảnh bảo từ tháng 6.2022 nhưng ngành y không có ngay các giải pháp tháo gỡ. Gần 9 tháng sau, Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành mới bắt đầu tạo ra những hi vọng gỡ các nút thắt. Tuy nhiên, để gỡ dứt điểm, Bộ Y tế cần phải có những thông tư, hướng dẫn chi tiết dành cho các bệnh viện.

Có cơ quan giám sát độc lập để thẩm định giá đất mới tránh tiêu cực

Cát Tường - Thái Mạnh |

Theo Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, thành phần của hội đồng thẩm định giá phần lớn là đại diện của các cơ quan Nhà nước và chỉ có một cơ quan có hiểu biết chuyên sâu về định giá đất. Theo các chuyên gia, cần có thêm một cơ quan giám sát độc lập để theo sát mọi quá trình thẩm định giá đất, tránh xảy ra tiêu cực.

Lương tối thiểu vùng ít nhất phải phù hợp mức sống tối thiểu

VĂN SỸ |

Từ sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đến nay, giá nhiều hàng hóa thiết yếu và tiền thuê trọ tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của công nhân lao động. Đặc biệt là những người lao động có thu nhập thấp. Ghi nhận tại một số tỉnh miền Tây, mức thu nhập của nhiều công nhân chưa đạt 5 triệu đồng/tháng nên cuộc sống khá chật vật.

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Ông Nguyễn Đình Cương – Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị đã bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố, bắt tạm giam.

Bóc ngắn cắn dài và bài học đau xót từ SVB

HƯƠNG NGUYỄN |

“Điểm chết” dẫn tới sự sụp đổ gây sốc của SVB là ngân hàng này quá mạo hiểm khi huy động ngắn hạn và cho vay trung - dài hạn. SVB có thể không liên quan trực tiếp đến ngân hàng Việt Nam nhưng những bài học về quản trị rủi ro trong ngân hàng là điều đáng lưu ý.

Cần chuẩn bị những gì sau nghỉ việc để cuộc sống không bị xáo trộn?

Mạnh Cường |

Trong cuộc sống, đôi khi sẽ không tránh khỏi tình huống bị sa thải hoặc xin nghỉ việc vì nhiều lý do. Vậy trước khi bị sa thải hoặc nghỉ việc, người lao động cần chuẩn bị những gì để cuộc sống không bị xáo trộn.

Bằng cấp không quyết định việc kiếm được tiền nhiều hay không

Mạnh Cường |

Không phải những người kiếm tiền giỏi, thành công đều đã từng học qua đại học. Bởi có rất nhiều người thành công, kiếm tiền giỏi trong khi không có bằng cấp, hoặc mới chỉ học hết cấp 2.

Công nhân mất việc về quê, nhiều xóm trọ ở Hải Phòng vắng vẻ

Mai Dung |

Mất việc làm, thu nhập giảm, nhiều lao động nhập cư ở Hải Phòng phải tìm việc làm mới hoặc ngậm ngùi về quê lập nghiệp, để lại khung cảnh vắng vẻ ở những xóm trọ công nhân.