Cán bộ dân số mong hưởng mức phụ cấp ưu đãi 40%, chờ cải cách tiền lương

Quế Chi |

Phản ánh tới Báo Lao Động, nhiều cán bộ dân số bày tỏ mong muốn được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề lên mức 40% so với 30% như hiện nay, để đảm bảo công bằng. Họ cũng đang trông chờ cải cách tiền lương với mong muốn được tăng thu nhập.

Trước đó, Báo Lao Động đã đăng tải nhiều bài viết nêu lên tâm tư, nguyện vọng của nhiều cán bộ dân số về mức phụ cấp ưu đãi áp dụng đối với họ theo Nghị định số 05/2023/NĐ-CP. Theo nghị định này, phụ cấp ưu đãi theo nghề của viên chức y tế là 100%, trong khi của cán bộ dân số vẫn là 30%. Cán bộ dân số mong được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề giống như của viên chức y tế là 100%.

Từ ngày 1.1.2024 trở lại đây, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của cán bộ dân số quay trở lại áp dụng theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP là 30%. Hiện mức này đang được áp dụng.

Trao đổi với phóng viên, chị Đồng Thị Kim Phương - cán bộ dân số (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) bày tỏ, hiện nay chị cũng như nhiều cán bộ dân số khác đang được hưởng phụ cấp ưu đãi 30%; trong khi nhiều viên chức y tế khác đang hưởng mức từ 40-70%. Chị mong được tăng lên mức 40% như các viên chức y tế khác. Theo chị, cán bộ dân số và viên chức y tế có trách nhiệm công việc ngang nhau, không phân biệt.

Cũng theo cán bộ dân số này, dự kiến từ ngày 1.7.2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương; ưu tiên cho 2 khối ngành giáo dục và y tế; sẽ có những bảng lương theo vị trí việc làm cụ thể. Chị rất quan tâm đến thông tin này.

“Tôi đang rất trông đợi vào cải cách tiền lương sắp tới sẽ cải thiện đáng kể thu nhập của những người như tôi. Tôi hi vọng cán bộ dân số cũng nằm trong diện được quan tâm cải cách tiền lương theo đúng định hướng và công bằng” - chị Đồng Thị Kim Phương nói.

Phản ánh tới Báo Lao Động, chị Lê Thị Diệu Tân (sinh năm 1989, cán bộ dân số tại một xã của huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) cho biết hiện chị được hưởng phụ cấp ưu đãi 30%. Chị cho rằng, cán bộ dân số như chị vẫn làm công việc chuyên môn, ngoài ra vẫn kiêm nhiệm các chương trình khác, nên mong muốn được tăng phụ cấp ưu đãi lên so với mức 30% như hiện nay.

Chị Tân cho biết mình bắt đầu làm cán bộ dân số từ năm 2011, nhưng đến năm 2018 mới được vào biên chế. Hiện tổng thu nhập của chị là hơn 6 triệu đồng/tháng (gồm lương cơ sở x hệ số lương, phụ cấp). Công việc của chồng chị bấp bênh, thu nhập không ổn định. Để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống, chăm lo gia đình, chị phải đi làm thêm nhiều việc khác.

“Nếu tăng phụ cấp ưu đãi lên 10% nữa thì thu nhập của tôi được thêm khoảng 1 triệu đồng/tháng. Đó là một khoản tiền giúp tôi đỡ vất vả hơn” - nữ cán bộ dân số chia sẻ.

Bên cạnh đó, chị Tân cũng đang mong đợi cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, có mức thu nhập cao hơn so với hiện nay.

Chị Nguyễn Thị Bích Trâm, cán bộ dân số một xã khác cũng thuộc huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận có chung tâm tư. Khi Nghị định 05 ra đời, chị hi vọng được nhận phụ cấp ưu đãi 100%, vì ngoài làm nhiệm vụ dân số, chị vẫn phải đi công tác, đi chống dịch COVID-19 như những viên chức y tế khác.

Thời điểm hiện nay, chị vẫn được nhận phụ cấp ưu đãi 30%. Chị mong muốn những cán bộ dân số như chị được đối xử công bằng như những viên chức y tế khác. Ngoài ra, cán bộ dân số này cũng mong khi cải cách tiền lương, vẫn đề phụ cấp cũng sẽ được quan tâm, từ đó góp phần cải thiện thu nhập.

Hiện nay, sau 8 năm làm việc, tổng thu nhập của chị chỉ gần 6 triệu đồng (gồm lương cơ bản; tiền phụ cấp ưu đãi 30%; tiền trực), ngoài ra không có khoản nào khác. Mức thu nhập này chỉ đủ để chị chi tiền ăn uống của gia đình, trả tiền học cho các con; còn lại phải trông chờ vào thu nhập của chồng…

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Nước mắt của cán bộ dân số vẫn còn rơi và sự im lặng đáng sợ

Hoàng Văn Minh |

Những chuyện buồn liên quan đến phụ cấp và vị trí việc làm của cán bộ dân số đến nay vẫn chưa có hồi kết và nước mắt của cán bộ dân số trên cả nước vẫn chưa thôi rơi.

Sắp xếp lại công việc cho cán bộ dân số: Chưa đơn vị nào báo cáo với Bộ Y tế

Hà Quyên |

Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin, đến đầu năm 2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục có văn bản gửi tới các địa phương về vấn đề sắp xếp lại công việc cho cán bộ dân số.

Nước mắt của cán bộ dân số những ngày cuối năm

Hà Quyên |

Một trong những nhiệm vụ của cán bộ dân số là đi tuyên truyền về bình đẳng giới. Trong khi đó, họ lại bị bất bình đẳng trong chính nơi làm việc của mình.

Hiện trạng dòng sông Nhuệ tại Hà Nội trước khi được hồi sinh

Nhật Minh |

Nhiều năm nay, dòng sông Nhuệ chảy qua địa bàn Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng, nước sông đen kịt và ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.

Tuyển sinh 2024 - Thí sinh đắn đo chặng đua nước rút

Thanh Hằng |

Trên chặng đua nước rút thi vào đại học, nhiều thí sinh bày tỏ sự băn khoăn khi lựa chọn ngành học, lo lắng về khả năng đỗ do các trường thay đổi cách thức xét tuyển trong kỳ tuyển sinh năm nay.

Tái diễn tình trạng tro bụi từ nhà máy xay xát phủ kín các hộ dân ở Vĩnh Long

HOÀNG LỘC |

Sau gần 1 năm bài đăng Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa Thành Tiền trên Lao Động điện tử (ngày 11.4.2023), trở lại khu vực này những ngày giữa tháng 3.2024, hình ảnh những vườn cây ăn trái phủ trắng lớp bụi, nhà ở phải đóng kín cửa vì có nhiều tro, bụi ở khu vực này vẫn tái diễn.

Nhiều hình thức cờ bạc bủa vây tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Thơm Cao |

Tại các quán nước ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, có nhiều loại hình cờ bạc ăn tiền với những thủ đoạn rất tinh vi.

Lời bào chữa cho ông Troussier nhỏ dần

Tam Nguyên |

Tỉ lệ người nỗ lực tìm cách bào chữa cho huấn luyện viên Philippe Troussier sẽ nhỏ dần và không còn nếu chính ông nhấn nút… “tự hủy”.

Nước mắt của cán bộ dân số vẫn còn rơi và sự im lặng đáng sợ

Hoàng Văn Minh |

Những chuyện buồn liên quan đến phụ cấp và vị trí việc làm của cán bộ dân số đến nay vẫn chưa có hồi kết và nước mắt của cán bộ dân số trên cả nước vẫn chưa thôi rơi.

Sắp xếp lại công việc cho cán bộ dân số: Chưa đơn vị nào báo cáo với Bộ Y tế

Hà Quyên |

Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin, đến đầu năm 2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục có văn bản gửi tới các địa phương về vấn đề sắp xếp lại công việc cho cán bộ dân số.

Nước mắt của cán bộ dân số những ngày cuối năm

Hà Quyên |

Một trong những nhiệm vụ của cán bộ dân số là đi tuyên truyền về bình đẳng giới. Trong khi đó, họ lại bị bất bình đẳng trong chính nơi làm việc của mình.