Bánh mì không phải thực phẩm, xe máy không phải phương tiện đi làm?

Bảo Hân |

“Bánh mì không phải thực phẩm” tại Khánh Hoà và không cho đi làm bằng xe gắn máy tại Bà Rịa - Vũng Tàu có lẽ là 2 câu chuyện đang gây chú ý nhiều nhất trong dư luận xã hội.

Ngày 19.7, mạng xã hội xuất hiện 2 đoạn video ghi lại hình ảnh Tổ công tác của phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đi tuần tra, kiểm soát việc chấp hành Chỉ thị 16. Theo đó, khi bị Tổ công tác chặn xe lại, một công nhân tên là T.V.E đã giải thích chưa nắm rõ quy định xử lý về việc thực hiện Chỉ thị 16. Người này cho rằng đi mua đồ ăn là lý do chính đáng, không được giữ giấy tờ. Tuy nhiên, vị Phó chủ tịch phường (thuộc Tổ công tác) vẫn cương quyết cho rằng, bánh mì không phải lương thực, thực phẩm, không phải thiết yếu, mà là… đồ ăn.

Điều đặt ra từ câu chuyện này là cách diễn giải và cách hành xử của những nhân viên thừa hành nhiệm vụ.

Cách diễn giải của vị Phó Chủ tịch phường này khiến nhiều người lắc đầu, không hiểu nổi một người có chức vị mà phát ngôn như vậy. Thái độ của người thừa hành công vụ này bị nhiều người phản đối.

Thực tế, thời gian vừa qua, nhiều câu chuyện được đưa lên mạng xã hội về cách diễn giải về “thiết yếu”. Gần đây là câu chuyện về cô gái đưa mèo đi chữa bệnh. Nếu từ góc nhìn của cô gái, thì đây là nhu cầu rất thiết yếu; nhưng nhân viên trong câu chuyện trên lại không cho rằng như vậy.

Với rất nhiều nhân viên công quyền đang tham gia trực tiếp phòng, chống dịch, rất dễ có nhiều cách diễn giải khác nhau, tuỳ theo hiểu biết, nền tảng văn hoá, hay thậm chí cả chủ đích cá nhân… của mỗi người.

Vì vậy, ý kiến cho rằng cần có những hướng dẫn cụ thể hơn, rõ ràng hơn hoặc ít nhất một danh sách những mặt hàng được cho là thiết yếu, cần thiết là rất… cần thiết.

Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, câu chuyện nhiều địa phương ở tỉnh này không cho người dân đi làm bằng xe máy cũng gây xôn xao dư luận.

Cũng như bánh mì, xe máy là vật dụng rất quen thuộc đối với cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn của nhiều công nhân. Những bữa ăn vội vàng với chiếc bánh mì bên ngoài công trường để kịp vào ca; những chiếc xe máy cà tàng để đi đến nơi làm việc là những hình ảnh rất quen thuộc, thường gặp của đời sống công nhân.

Có ý kiến cho rằng, việc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn yêu cầu các doanh nghiệp phải tổ chức xe đưa đón công nhân, nhân viên đi làm hằng ngày (điều này đồng nghĩa không cho phép người đi làm bằng xe hai bánh hay đi bộ) là một quy định không hợp lý. Việc đưa đón công nhân bằng ôtô có lẽ còn có nguy cơ lây nhiễm cao hơn nhiều so với đi xe máy. Môi trường kín, đông người trong ôtô dĩ nhiên là môi trường dễ lây hơn so với đi xe máy ở ngoài không gian mở với chỉ 1 hoặc 2 người chở nhau.

Không chỉ vậy, đâu phải doanh nghiệp nào cũng có thể bố trí đưa đón cho toàn bộ công nhân đi làm bằng ôtô. Thực tế là, báo chí đưa tin, đã có nhiều doanh nghiệp tại tỉnh này phải đóng cửa vì quy định trên. Tương tự, đâu phải công nhân nào cũng có điều kiện để đi bằng ôtô. Nguy cơ lây nhiễm thấp, thuận tiện cho công nhân, đáp ứng được mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, vì sao lại không cho đi làm bằng xe máy?

Người dân, nhất là những người lao động, bình thường còn nhiều thiếu thốn, dễ bị tổn thương, huống hồ trong thời gian dịch bệnh này. Người dân rất mong những cán bộ khi diễn giải, áp dụng các quy định, hay đưa ra các quyết định, bên cạnh đảm bảo các nguyên tắc phòng chống dịch thì cần phải đề cao sự hợp lý, và cao hơn là tính nhân văn, nhìn được tổng thể bức tranh chung, đảm bảo tính nghiêm minh, nhưng đồng thời, cũng trăn trở về những thân phận người trong đó.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Vụ "bánh mì không phải thực phẩm": Khánh Hòa nói gì về hàng thiết yếu

Hữu Long |

Tỉnh Khánh Hòa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho người dân về hàng hoá thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội. Đây được xem là động thái mới nhất của địa phương này xung quanh câu chuyện chính quyền cơ sở tuyên bố "bánh mì không phải là hàng thiết yếu".

Danh mục các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16

KHÁNH LINH |

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người dân ra đường không có lý do chính đáng, đi mua những mặt hàng không thiết yếu... đã bị xử phạt. Vậy danh mục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 gồm những gì?

Sau Công điện dừng hoạt động không thiết yếu, hàng hoá ở Hà Nội tăng 300%

Cường Ngô |

Sau Công điện 15 của UBND TP Hà Nội, nhiều siêu thị đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Vụ "bánh mì không phải thực phẩm": Khánh Hòa nói gì về hàng thiết yếu

Hữu Long |

Tỉnh Khánh Hòa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho người dân về hàng hoá thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội. Đây được xem là động thái mới nhất của địa phương này xung quanh câu chuyện chính quyền cơ sở tuyên bố "bánh mì không phải là hàng thiết yếu".

Danh mục các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16

KHÁNH LINH |

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều người dân ra đường không có lý do chính đáng, đi mua những mặt hàng không thiết yếu... đã bị xử phạt. Vậy danh mục các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 gồm những gì?

Sau Công điện dừng hoạt động không thiết yếu, hàng hoá ở Hà Nội tăng 300%

Cường Ngô |

Sau Công điện 15 của UBND TP Hà Nội, nhiều siêu thị đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng lượng dự trữ hàng hóa tại từng điểm bán lên khoảng 300% và tăng gấp 10 lần tại kho hàng trung tâm.