31 năm công tác không được hưởng chế độ: Cơ quan chức năng nói gì?

Lê Phương |

Theo đơn thư gửi đến Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Trọng (sinh năm 1937, hiện đang sinh sống tại phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, ông có thời gian công tác liên tục 31 năm. Sau thời gian vướng vòng lao lý, mãn hạn tù, ông đã quá tuổi lao động, trong khi không được hưởng chế độ khiến đời sống khó khăn.

Trong khi đó, cơ quan chức năng cho rằng, do tính thời điểm ban hành chính sách, toàn bộ thời gian công tác của ông Trọng không được tính để hưởng chế độ gì.

Thời gian công tác không được tính hưởng BHXH nếu bị ngồi tù

Ông Trọng công tác tại Nhà máy đường Vạn Điểm (thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình, nay thuộc Hà Nội) từ năm 1961 đến năm 1992. Trong thời gian công tác liên tục đó, ông từng giữ chức vụ Giám đốc Nhà máy đường Vạn Điểm, Phó Bí thư Đảng ủy Nhà máy đường Vạn Điểm, Ủy viên Ban chấp hành huyện ủy Phú Xuyên khóa IV. Ngày 18.12.1992, ông Nguyễn Hữu Trọng vi phạm pháp luật và bị bắt giam để điều tra; đến ngày 19.5.1993, ông bị kết án 20 năm tù giam về tội “tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa”.

Trong quá trình thi hành án, ông Trọng có ý thức chấp hành tốt quy định và được đặc xá tha tù trước thời hạn. Trở về hòa nhập cuộc sống năm 2000, ông Trọng đã 63 tuổi (hết tuổi lao động), sức khỏe suy yếu do thời gian dài chấp hành án phạt tù và tinh thần suy sụp nên không thể tự lao động.

Nhận được đơn thư của ông Trọng về việc xin được xem xét hưởng chế độ vì có 31 năm công tác, ngày 18.10.2001, Bộ NN&PTNT đã có công văn đề nghị Bộ LĐTBXH xem xét chiếu cố hoàn cảnh của ông Trọng và giải quyết cho ông Trọng được tính thời gian công tác trước khi bị tù để hưởng chế độ hưu trí. Bên cạnh đó, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội có công văn ngày 18.9.2015 chuyển đơn của ông Trọng đến Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, đề nghị xem xét theo thẩm quyền, trả lời đơn của ông.

Cũng từ năm 2001 đến nay, ông Trọng đã liên tục gửi đơn lên Bộ LĐTBXH cùng các cơ quan có thẩm quyền đề nghị được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp nhưng Bộ LĐTBXH có hai công văn ngày 15.7.2014 và ngày 12.10.2015 đều trả lời: “Theo quy định tại Thông tư số 13/NV ngày 4.9.1972 của Bộ Nội vụ thì thời gian công nhân, viên chức đã bị án ngồi tù thì thời gian công tác trước đó không được tính là thời gian công tác liên tục để hưởng bảo hiểm xã hội”.

Phạt tù thời điểm nào thì áp dụng chính sách đúng thời điểm đó

Trong khi cơ quan chức năng viện dẫn văn bản pháp luật và khẳng định đã làm đúng quy định thì ông Trọng cho biết suốt 17 năm qua vẫn ôm giấy tờ đi khắp nơi để hỏi về chế độ. “Tôi công tác liên tục suốt 31 năm, nay không được hưởng bất cứ chế độ gì, trong khi tuổi cao sức yếu, cảm thấy chế độ không được giải quyết thỏa đáng” - ông Trọng nói.

Trả lời PV Báo Lao Động, đại diện Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, trong nội dung đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng, ông Trọng đã trích dẫn nội dung văn bản, quy định không chính xác. Cụ thể, theo điểm b, khoản 14, mục II, Thông tư số 13/NV ngày 4.9.1972 của Bộ Nội vụ quy định: “Thời gian công nhân, viên chức đã bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc đã bị án tù ngồi và sau lại được trở lại làm việc thì đều không (ông Trọng không trích chữ “không” vào các đơn thư khi gửi các cơ quan chức năng) được tính là thời gian công tác, còn thời gian trước đó chỉ được tính vào thời gian công tác nói chung”, chứ không phải “... đều được tính là thời gian công tác”.

PV nêu câu hỏi việc ông Trọng công tác liên tục từ năm 1961-1992, nếu thời điểm đó chưa có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì việc tham gia công tác hơn 30 năm có được tính để hưởng chế độ gì khác phù hợp không? Đại diện Vụ Bảo hiểm Xã hội cho hay, việc tính thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1.1.1995 của người lao động để hưởng BHXH được quy định tại khoản 6, Điều 123 của Luật BHXH năm 2014 và Điều 23 của Nghị định số 115 ngày 11.11.2015 của Chính phủ.

Theo đó, người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 1.1.1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, BHXH một lần thì thời gian làm việc trước ngày 1.1.1995 đó được tính là thời gian đã đóng BHXH; đối với người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 1.1.1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng BHXH được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 1.1.1995 để hưởng BHXH.

Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 13 ngày 4.9.1972 của Bộ Nội vụ thì “thời gian công nhân, viên chức đã bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc đã bị án tù ngồi và sau lại được trở lại làm việc thì đều không được tính là thời gian công tác, còn thời gian trước đó chỉ được tính vào thời gian công tác nói chung”. Theo quy định tại điểm 1, Thông tư số 03 ngày 3.4.1986 của Bộ Thương binh và Xã hội thì từ ngày 1.9.1985 trở đi không tính thời gian công tác nói chung, còn thời gian công tác liên tục nay gọi là thời gian công tác. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì đối với người lao động bị phạt tù giam trước ngày 1.1.1995 thì thời gian trước khi bị phạt tù giam không được tính để hưởng BHXH.

Theo Vụ Bảo hiểm xã hội, từ ngày 1.1.1995-31.12.2015: Đây là giai đoạn chính sách BHXH bắt đầu thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng. Người lao động và người sử dụng lao động cùng nhau đóng góp vào quỹ BHXH; quá trình đóng góp này được theo dõi trên sổ BHXH. Người lao động đang tham gia BHXH mà bị phạt tù giam thì sau khi chấp hành án xong, thời gian đã đóng BHXH trước khi bị phạt tù vẫn được tính để hưởng BHXH.

Đối với người đang hưởng lương hưu mà bị phạt tù giam thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù không được hưởng lương hưu; lương hưu được tiếp tục chi trả khi người lao động chấp hành xong hình phạt tù. Từ ngày 1.1.2016 trở đi: Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2016, những người đang chấp hành hình phạt tù giam vẫn được quyền hưởng lương hưu.

Lê Phương
TIN LIÊN QUAN

Ghé thăm thiên đường độc đáo dành cho mèo tại Malaysia

Tuấn Đạt |

Thiên đường của loài mèo ở thành phố Kuching (Malaysia) được dự kiến sẽ là điểm đến ưa chuộng của du khách vào dịp Tết Nguyên đán.

Cửa ngõ TPHCM tấp nập người dân về miền Tây đón Tết

THANH VŨ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Ngày 20.1 (29 Tết Âm lịch), các cửa ngõ về miền Tây nơi thông thoáng, chỗ tấp nập người dân về quê đón Tết Nguyên đán.

Phương Tây mệt mỏi với tình hình Ukraina?

Khánh Minh |

Thủ tướng Ba Lan cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây đừng nên mệt mỏi với tình hình Ukraina.

Trung Quốc công bố phát hiện mới về bí mật của Vạn Lý Trường Thành

Ngọc Vân |

Trung Quốc tiết lộ thêm nhiều bí mật của Vạn Lý Trường Thành - hàng trăm cánh cửa giấu kín.

Huỳnh Như trải lòng khi đón Tết phương xa

Thanh Vũ |

Huỳnh Như đã có những tâm sự với Báo Lao Động trong năm thứ 2 không được đón Tết cùng gia đình.

Huấn luyện viên Park Hang-seo khẳng định vị thế ở Đông Nam Á

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo đến Việt Nam từ nguồn cơn thất bại 0-3 cay đắng của đội U23 trước Thái Lan tại SEA Games 2017. Sau 5 năm dẫn dắt một đội bóng Đông Nam Á, tất cả đều phải thừa nhận rằng Việt Nam là số 1.

Biệt đội cứu hộ san hô dưới đáy biển

Hữu Long |

Khánh Hòa - Các thành viên trong nhóm lặn biển đến từ Nha Trang đã cùng nhau kêu gọi cộng đồng tham gia vào dự án ươm trồng, phát triển san hô, khôi phục hệ sinh thái biển.

Cẩn trọng khi đi qua đèo dốc nguy hiểm trên Quốc lộ 6 ngày cận Tết

Minh Chuyên |

Tuyến Quốc lộ 6 có nhiều đèo dốc nguy hiểm, cùng với đó, lượng phương tiện trong những ngày cận Tết tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) rất lớn.