Chọn nghề

Đức Lộc |

“Con muốn thi Sư phạm”, 6 năm trước bạn từng nói với bố mẹ như thế. Nhưng rồi cái bạn nhận lại chỉ là ánh nhìn thất vọng, với lý do “chuột chạy cùng sào mới vào Sư phạm”.

Bố mẹ đã vẽ cho bạn một hướng khác, hoặc là trường quân đội (ưu tiên), hoặc là kinh doanh, quản lý gì đó. Tuyệt đối tránh xa những ngành xã hội, xa xỉ, ảo tưởng và thất nghiệp.

Bạn nghe lời, bởi “Khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già”. Không chỉ bố mẹ mà cả ông bà, hàng xóm, họ hàng đều khuyên như thế.

Tôi hỏi bạn có trách bố mẹ không? Bạn lắc đầu, bảo không thể nào trách được, mặc dù từng rất giận. Bởi bạn biết bố mẹ thương mình, chỉ mong cho con có một tương lai sung sướng. Trong đó, định nghĩa sung sướng nghiêng hơn hai phần về no đủ vật chất.

Những rồi bạn nói thêm “tao buồn”. Buồn vì khát khao đi dạy vẫn còn đó, nhưng giờ đã xong đại học, đi kinh doanh, tuổi đã ngấp nghé 30, có gia đình riêng. Nên chuyện quay lại với đam mê là thứ không dễ, dù trong suy nghĩ.

Nghe bạn kể, tôi lại nhớ chuyện mình, năm đó tôi cũng “lạc đường”. Đậu đại học mà vẫn “lạc đường”. Bởi tôi chạy theo ngành “hot”, điểm cao với khát khao dễ xin việc, kiếm nhiều tiền.

Rồi đại học “đập” cho tôi một vố thật đau. Tôi chọn sai nghề.

Tôi “làm liều” thi lại đại học. Nhưng tôi phải giấu kín, âm thầm thi thôi. Tôi đánh cược với số phận, được ăn cả ngã về không. May mắn hơn bạn, tôi đậu đại học một lần nữa. Và đúng với nghề mình yêu thích. Tôi ra trường sau bạn một năm.

Nếu hỏi tôi đã thành công chưa khi được làm với nghề mình yêu thích? Tôi không dám gật đầu trả lời rằng mình thành công rồi. Thậm chí tôi thất bại ê chề, nếu định nghĩa thất bại theo số tiền kiếm được, hoặc danh tiếng tạo ra. Nhưng bạn biết không, tôi thấy vui, thấy tự tin khi được theo đúng nghề mình hằng ước.

Tôi chợt nghĩ, chuyện chọn nghề cho người trẻ chỉ có hai con đường: Một là, con đường có sẵn, được vẽ ra bởi một người lớn “có kinh nghiệm”, được bảo đảm an toàn về tương lai, nhưng ta không thích. Hai là, con đường mơ hồ hơn, không ai dẫn lối, không ai đảm bảo tương lai tươi sáng, nhưng ta mê.

Bạn có thể chọn con đường có sẵn, dễ đi, vừa lòng nhiều người, không phải quá bận tâm về đích đến. Hoặc bạn có thể chọn lấy con đường mới, tự mình biết, tự mình phấn đấu, chấp nhận mọi khổ ải để lớn lên.

Có một sự thật, dù chọn nhầm nghề, chúng ta vẫn sống, thậm chí sống “ngon”. Nhưng rồi như bạn tôi, chúng ta buồn, vì quay đầu đâu là bờ nữa.

Đức Lộc
TIN LIÊN QUAN

3 điểm/môn vẫn đỗ ngành sư phạm: Đúng là “thảm họa”!

Đặng Chung |

Sau khi Lao Động đăng tải bài viết “Trường sư phạm có điểm chuẩn quá thấp, thí sinh vẫn “thờ ơ”", nhiều bạn đọc đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về bức tranh điểm chuẩn của ngành sư phạm năm nay. Thậm chí có bạn đọc đã thốt lên: “Đúng là thảm họa!” trước thông tin chỉ cần đạt 3 điểm/môn vẫn có thể đỗ vào các trường sư phạm, trở thành những giáo viên trong tương lai.

Bộ GDĐT lên tiếng thanh minh điểm chuẩn sư phạm thấp

Huyên Nguyễn |

Trong ngành sư phạm, những nơi lấy điểm chuẩn thấp là các trường địa phương, cao đẳng. Còn các trường đại học lớn vẫn có điểm chuẩn rất cao như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM..., bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - chia sẻ.

Những góc quán cafe ngắm pháo hoa lý tưởng ở TPHCM

Quỳnh Nga |

Đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, TPHCM dự kiến bắn pháo hoa ở 6 điểm. Đừng bỏ qua những địa điểm ngắm pháo hoa ở TPHCM cực “chill” dưới đây.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Tân huấn luyện viên tuyển Việt Nam và sứ mệnh kế thừa di sản của ông Park

AN NGUYÊN |

Sau khi chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo, VFF sẽ tiến hành công bố tân thuyền trưởng cho đội tuyển Việt Nam. Áp lực và sứ mệnh đặt lên vai người kế nhiệm ông Park rất lớn, vừa đảm bảo duy trì thành công, vừa hướng đến một hoài bão lớn đó là giấc mơ World Cup.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

3 điểm/môn vẫn đỗ ngành sư phạm: Đúng là “thảm họa”!

Đặng Chung |

Sau khi Lao Động đăng tải bài viết “Trường sư phạm có điểm chuẩn quá thấp, thí sinh vẫn “thờ ơ”", nhiều bạn đọc đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về bức tranh điểm chuẩn của ngành sư phạm năm nay. Thậm chí có bạn đọc đã thốt lên: “Đúng là thảm họa!” trước thông tin chỉ cần đạt 3 điểm/môn vẫn có thể đỗ vào các trường sư phạm, trở thành những giáo viên trong tương lai.

Bộ GDĐT lên tiếng thanh minh điểm chuẩn sư phạm thấp

Huyên Nguyễn |

Trong ngành sư phạm, những nơi lấy điểm chuẩn thấp là các trường địa phương, cao đẳng. Còn các trường đại học lớn vẫn có điểm chuẩn rất cao như ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM..., bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - chia sẻ.