Thường xuyên tự ý dùng kháng sinh, người phụ nữ mắc nấm thực quản

Hương Giang |

Thường xuyên tự ý dùng kháng sinh, người phụ nữ tên N.T.H (41 tuổi, ở Nam Định) đã mắc nấm thực quản - căn bệnh thường gặp ở người suy giảm miễn dịch.

Cứ ho sốt, cảm cúm thông thường là tự mua kháng sinh uống

Liên tiếp 2 tuần nay, bệnh nhân H thấy đau bụng âm ỉ vùng thượng vị và mạn sườn trái, kèm triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Lo lắng thấy tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân quyết định đến khám và được bác sĩ chỉ định nội soi thực quản - dạ dày - đại trực tràng.

Hình ảnh nội soi thực quản phát hiện có tổn thương trắng ngà, bơm rửa không sạch. Nhận thấy bất thường, nghi ngờ tổn thương do nấm gây ra, bác sĩ lập tức tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi nấm soi tươi.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu bệnh phẩm dương tính với vi nấm, bác sĩ đi đến chẩn đoán xác định bệnh nhân nhiễm nấm thực quản.

Quá trình khám, bệnh nhân chia sẻ thường xuyên tự ý mua kháng sinh tại các hiệu thuốc gần nhà uống khi bị ho sốt, cảm cúm thông thường.

BS. Phạm Thị Quế - Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec - cho biết: Việc tự ý sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ chính là nguyên nhân lớn khiến khả năng tự miễn dịch của cơ thể người bệnh trở nên yếu đi, tạo điều kiện cho vi nấm dễ dàng xâm nhập.

Sau 1 tháng tuân thủ theo đơn thuốc điều trị ngoại trú của bác sĩ, bệnh nhân hết hoàn toàn các triệu chứng lâm sàng, đồng thời, hình ảnh nội soi cũng cho thấy, các tổn thương đã biến mất, niêm mạc thực quản hoàn toàn nhẵn và hồng hào.

Hình ảnh nội soi thực quản của bệnh nhân bị nấm thực quản do lạm dụng kháng sinh, trước và sau khi được điều trị. Ảnh: BVCC
Hình ảnh nội soi thực quản của bệnh nhân bị nấm thực quản do lạm dụng kháng sinh, trước và sau khi được điều trị. Ảnh: BVCC

Không nên tự ý dùng kháng sinh bừa bãi

Qua trường hợp này, bác sĩ đưa ra khuyến cáo: Đây là bài học “cảnh tỉnh” mọi người dân không nên tự ý dùng kháng sinh bừa bãi và chỉ sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín.

Nấm thực quản: Triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

Nấm thực quản do vi khuẩn nấm xâm nhập, phát triển và làm tổn thương thực quản. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều do nấm họ Candida gây ra.

Bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng thường xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch như:

Người nhiễm HIV, mắc tiểu đường, suy tuyến thượng thận…

Người thường xuyên dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, thuốc có chứa corticoid khiến khả năng tự miễn dịch của cơ thể trở nên yếu đi.

BS. Phạm Thị Quế cho biết, nấm thực quản là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm; trường hợp không được phát hiện và xử trí sớm, vi nấm có thể lan sang các cơ quan xung quanh. Do đó, việc xác định chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, đúng đắn đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh như đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua đều không điển hình.

Hơn nữa, nhiều bệnh lý khác như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày… cũng thường gây ra các biểu hiện như vậy, điều này dễ gây nhầm lẫn cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán bệnh.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Mặt hàng cá tra vẫn còn sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm

Tạ Quang |

Cần Thơ - Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đến nay, mặt hàng này vẫn còn một số hạn chế trong công đoạn nuôi như phát hiện sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi cá tra và không được xử lý triệt để.

Trí tuệ nhân tạo giúp tìm ra kháng sinh chống bệnh siêu nguy hiểm

Anh Vũ |

Abaucin, một loại thuốc đặc hiệu chống lại siêu vi khuẩn với khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được tạo ra với sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo (AI).

Cảnh báo nguy hiểm vì thói quen tự mua kháng sinh điều trị ho sốt, sổ mũi

NHÓM PV |

Theo các bác sĩ điều trị tình trạng tự bắt bệnh, tham khảo hội nhóm mạng xã hội rồi tự mua kháng sinh về uống khi ho sốt là một trong những sai lầm phổ biến gây ra những biến chứng, làm cho điều trị khó khăn hơn.

Mưa lớn gây sạt lở 138 điểm đường ở Lào Cai, ứng phó khẩn cấp với lũ quét

Bảo Nguyên |

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai, mưa lũ đã làm sạt lở 138 vị trí taluy dương trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Nhiều khu vực với sạt lở taluy âm khoảng 60m, xói trôi lề, mặt đường.

Chuẩn bị chất vấn về giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn về giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, giải pháp kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật thuộc trách nhiệm của Chính phủ.

Cận cảnh tô phở dát vàng gần 4 triệu đồng ở TPHCM

Như Quỳnh |

Bát phở giá 3,88 triệu đồng của một nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh có nguyên liệu đắt đỏ từ thịt bò Wagyu, nấm truffle, gan ngỗng Pháp cho đến vàng lá.

Thổ Nhĩ Kỳ từ chối mọi giải pháp thay thế hành lang ngũ cốc ở Biển Đen

Ngọc Vân |

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không hỗ trợ bất kỳ giải pháp nào thay thế hành lang Biển Đen để vận chuyển ngũ cốc.

Chỉ định, điều động, thăng quân hàm với 3 lãnh đạo ngành công an

Quang Việt |

Ngoài Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương được chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong tuần có một đại tá nhận quyết định điều động về An Giang và một Phó Giám đốc được thăng cấp bậc hàm.

Mặt hàng cá tra vẫn còn sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm

Tạ Quang |

Cần Thơ - Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đến nay, mặt hàng này vẫn còn một số hạn chế trong công đoạn nuôi như phát hiện sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi cá tra và không được xử lý triệt để.

Trí tuệ nhân tạo giúp tìm ra kháng sinh chống bệnh siêu nguy hiểm

Anh Vũ |

Abaucin, một loại thuốc đặc hiệu chống lại siêu vi khuẩn với khả năng gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được tạo ra với sự giúp đỡ của trí tuệ nhân tạo (AI).

Cảnh báo nguy hiểm vì thói quen tự mua kháng sinh điều trị ho sốt, sổ mũi

NHÓM PV |

Theo các bác sĩ điều trị tình trạng tự bắt bệnh, tham khảo hội nhóm mạng xã hội rồi tự mua kháng sinh về uống khi ho sốt là một trong những sai lầm phổ biến gây ra những biến chứng, làm cho điều trị khó khăn hơn.