Xu hướng người trẻ kết hôn muộn, ngại sinh con gia tăng

Lệ Hà |

Việt Nam đang đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, tỉnh, thành phố. Đáng lo ngại, mức sinh ở nước ta đang ngày càng thấp, các cặp vợ chồng trẻ ngày càng “lười” có con.

Việt Nam đối mặt với vấn đề “già trước khi giàu”

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ người độc thân có xu hướng tăng nhanh, tuổi kết hôn trung bình ở cả nam và nữ đang tăng.

Tuổi kết hôn lần đầu trung bình trên cả nước năm 2021 là 26,2 tuổi (cao hơn 0,5 tuổi so với năm 2020); năm 2022 là 26,9 tuổi. TPHCM có độ tuổi kết hôn rất muộn so với các tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2022 độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của TPHCM là 29,8 tuổi.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, trên thế giới, mức sinh ở hầu hết các châu lục đều liên tục giảm so với mức sinh thay thế tại các quốc gia châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động, các vấn đề về dân số già và chăm sóc người cao tuổi. Dự báo tình trạng thiếu lao động sẽ phổ biến trên toàn thế giới sau 2055, ảnh hưởng đến phát triển không bền vững về con người, một thách thức hàng đầu của nhân loại trong thế kỷ XXI.

Tại Việt Nam, thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác dân số, trong đó tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và tiếp tục duy trì cho đến nay, nước ta đã bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng từ 2007 đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong hơn 30 năm đổi mới. Tuy nhiên, nước ta đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng.

“Đáng chú ý, mức sinh thấp không chỉ diễn ra ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển mà còn xuất hiện ở nhiều tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh quốc gia về lương thực” - Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nói.

Ông Mai Trung Sơn - Cục Dân số (Bộ Y tế) - cho biết: Trong 63 tỉnh, thành có 9 tỉnh đang có mức sinh thay thế, 33 tỉnh có mức sinh cao (trên 2,2 con) và 21 tỉnh thành có mức sinh thấp (dưới 2 con), đặc biệt thấp trong số này là khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung và TPHCM có mức sinh thấp nhất nước, chỉ 1,24 con trên một phụ nữ tuổi sinh đẻ. Các vùng còn lại, mức sinh giảm nhưng vẫn còn cao. Tây Nguyên hay miền núi phía Bắc, trung bình một phụ nữ sinh trên 2,4 con.

Đề xuất hỗ trợ tiền cho phụ nữ sinh con thứ hai

Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, giảm khả năng cạnh tranh kinh tế, ít người tiêu dùng hơn, ảnh hưởng đến an sinh xã hội... Hậu quả dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn và mức sống giảm.

Để giải quyết chênh lệch mức sinh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã có quyết định số 2324/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch hành động thực hiện, trong đó, nêu rõ cần đạt mục tiêu đến năm 2030 của vùng mức sinh thấp là tăng 10% tổng tỉ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2 con).

Dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế tham mưu xây dựng, trong đó đề xuất các biện pháp của nhà nước khuyến khích sinh đủ 2 con tại tỉnh, thành phố có mức sinh thấp. Theo đó, có 4 biện pháp:

Thứ nhất, đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2. Cùng đó, đề xuất miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học...

Thứ hai, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình được hưởng các chính sách khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực y tế.

Thứ ba, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con, chăm sóc và nuôi dạy con tốt, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình.

Thứ tư, quy định trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ và các biện pháp khác.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Giới trẻ chi tiền triệu để tìm ra màu sắc cá nhân

LÝ LINH - MỸ LỆ |

Tư vấn màu sắc cá nhân đang là từ khoá xu hướng trong giới trẻ hiện nay. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ được yêu cầu tẩy trang, giữ mặt mộc để các chuyên gia có thể tư vấn cụ thể và chi tiết từ màu tóc, kiểu trang điểm và tìm ra màu sắc phù hợp nhất với bản thân mình.

Giới trẻ "bắt trend" phượt Vũng Tàu, đón bình minh ở mũi Nghinh Phong

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Từ 3h sáng, hàng chục người đến mũi Nghinh Phong (TP Vũng Tàu) uống cà phê, chụp ảnh, đợi những tia nắng đầu tiên của ngày mới.

Phượt cùng người lạ - trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc

Minh Anh |

Những chuyến du lịch cùng người lạ ngày càng phổ biến với giới trẻ Trung Quốc, bởi lịch trình linh hoạt, chi phí thấp... Xu hướng này khác hẳn thói quen du lịch trước COVID-19.

Lý do giới trẻ mê đắm thiên đường mây Tà Xùa

Anh Trang |

Tà Xùa - xã vùng cao của Sơn La - là điểm đến lý tưởng của rất nhiều du khách mỗi độ cuối thu, khi biển mây trắng bồng bềnh phủ khắp núi rừng.

Giới trẻ đua nhau check in tại vườn tam giác mạch ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Những ngày này, vườn hoa tam giác mạch rộng hơn 1.000m2 tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham (Ninh Bình) đang vào mùa nở rộ, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, check in để lưu lại những khoảnh khắc hiếm có tại vườn hoa “độc nhất vô nhị” này.

Nan giải câu chuyện tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con ở vùng cao

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Dù chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã quan tâm, áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động… tuy nhiên tình trạng tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn diễn ra.

Thú y tỉnh Đồng Tháp phản hồi việc cấp giấy kiểm dịch cho trâu, bò nhập lậu

Nhóm PV |

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp xác nhận "Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh" được phản ánh trong bài "Hành trình trâu, bò lậu vượt biên từ Campuchia về Việt Nam” đăng trên Báo Lao Động, là do Chi cục cấp.

Giới thiệu nhân sự giữ chức Chủ tịch UBND và Trưởng Đoàn ĐBQH Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (14.11), Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026 và chức danh Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh khóa XV tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Giới trẻ chi tiền triệu để tìm ra màu sắc cá nhân

LÝ LINH - MỸ LỆ |

Tư vấn màu sắc cá nhân đang là từ khoá xu hướng trong giới trẻ hiện nay. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ được yêu cầu tẩy trang, giữ mặt mộc để các chuyên gia có thể tư vấn cụ thể và chi tiết từ màu tóc, kiểu trang điểm và tìm ra màu sắc phù hợp nhất với bản thân mình.

Giới trẻ "bắt trend" phượt Vũng Tàu, đón bình minh ở mũi Nghinh Phong

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Từ 3h sáng, hàng chục người đến mũi Nghinh Phong (TP Vũng Tàu) uống cà phê, chụp ảnh, đợi những tia nắng đầu tiên của ngày mới.

Phượt cùng người lạ - trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc

Minh Anh |

Những chuyến du lịch cùng người lạ ngày càng phổ biến với giới trẻ Trung Quốc, bởi lịch trình linh hoạt, chi phí thấp... Xu hướng này khác hẳn thói quen du lịch trước COVID-19.

Lý do giới trẻ mê đắm thiên đường mây Tà Xùa

Anh Trang |

Tà Xùa - xã vùng cao của Sơn La - là điểm đến lý tưởng của rất nhiều du khách mỗi độ cuối thu, khi biển mây trắng bồng bềnh phủ khắp núi rừng.

Giới trẻ đua nhau check in tại vườn tam giác mạch ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Những ngày này, vườn hoa tam giác mạch rộng hơn 1.000m2 tại Khu du lịch sinh thái Thung Nham (Ninh Bình) đang vào mùa nở rộ, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, check in để lưu lại những khoảnh khắc hiếm có tại vườn hoa “độc nhất vô nhị” này.

Nan giải câu chuyện tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con ở vùng cao

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Dù chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã quan tâm, áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động… tuy nhiên tình trạng tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn diễn ra.