Tác nghiệp tại Trường Sa - những điều đẹp đẽ sẽ còn mãi!

Linh Chi |

Khi tôi trò chuyện cùng những phóng viên Lao Động từng có cơ duyên đi tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), ai cũng phải thốt lên rằng đó là chuyến đi đáng nhớ nhất và luôn sẵn sàng kể lại, để nhớ, để ôn lại những khoảnh khắc hào hùng, thiêng liêng ấy.

Rưng rưng nước mắt khi nghe "Nơi đảo xa" (Nhà báo Hữu Long - Phóng viên văn phòng đại diện Báo Lao Động tại miền Trung)

Ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã đọc nhiều sách vở về hai quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc Trường Sa, Hoàng Sa - nơi biết bao thế hệ cha anh đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân, xương máu để bảo vệ. Nối tiếp truyền thống hào hùng của dân tộc, những người trẻ hôm nay vẫn đang tiếp tục gìn phần máu thịt thiêng liêng của đất nước.

Nhà báo Hữu Long vẫn còn nhớ như in chuyến đi Trường Sa cách đây 6 năm.
Nhà báo Hữu Long vẫn còn nhớ như in chuyến đi Trường Sa cách đây 6 năm.

Đoàn của chúng tôi di chuyển từ Cảng Cam Ranh ra Trường Sa vào năm 2018. Mỗi người trong đoàn công tác đến với Trường Sa đều mang theo những món quà từ đất liền gửi đến các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo. Với đặc thù công việc, tôi quyết định mang theo những tờ Báo Lao Động trong đất liền ra làm quà cho các chiến sĩ trên đảo.

Thật bất ngờ, những món quà tinh thần ấy lại được các chiến sĩ trân trọng hết mực. Tôi còn nhớ nụ cười của chiến sĩ hải quân khi cầm trên tay tờ Báo Lao Động hằng ngày. Thì ra, ngoài những thiếu thốn về nước ngọt, rau xanh trên đảo, các chiến sĩ ở Trường Sa ai cũng cũng mong muốn bồi đắp thêm kiến thức thông qua báo chí, sách văn học, nghệ thuật.

Trong cuộc đời công tác, có lẽ khoảnh khắc ban đêm trên đảo Trường Sa lớn là một kỷ niệm sẽ chẳng bao giờ tôi quên. Đêm đó, tiếng gió biển hòa cùng khúc hát do lính đảo cất lên khiến bao người bồi hồi xao xuyên. Lính đảo Trường Sa nào đâu chỉ biết có nắng gió mà họ cũng lãng mạn không kém khi thể hiện những bản tình ca về tình yêu đất nước.

Lời hát "Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng" được một chiến sĩ hát vang làm nhiều người rưng rưng nước mắt. Giữa muôn trùng sóng gió, có những người đã khóc khi nghe lời bài hát "Nơi đảo xa" của nhạc sĩ Thế Song. Họ đã khóc nhưng đó là những giọt nước mắt quá đỗi tự hào vì có những người lính đảo trong gian khổ luôn lạc quan, cùng nhau đoàn kết vượt khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trở về Trường Sa sau chuyến công tác năm ấy, chúng tôi mới thấy hết biển đảo nước ta rộng lớn và giàu đẹp đến nhường nào. Để đánh dấu chuyến công tác ý nghĩa này, các thành viên trong đoàn đã tổ chức xuất bản một cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, những hình ảnh về chiến sĩ, người dân trên đảo với cuộc sống hằng ngày và cả những khoảnh khắc căng mình trực chiến. Cuốn sách đặc biệt luôn được đặt trang trọng trong phòng làm việc của các thành viên trong đoàn và được mọi người nâng niu gìn giữ.

Một chuyến đi đủ các cung bậc cảm xúc (Nhà báo Tô Thế - Trung tâm Truyền thông đa phương tiện)

Chắc chắn trong mỗi con người Việt Nam, được đặt chân lên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc là một điều mà ai cũng mong muốn và tôi cũng không ngoại lệ. Trên hành trình đến với Trường Sa, mỗi thành viên trong đoàn công tác được trải nghiệm trở thành "người chiến sĩ", "ăn, ngủ, nghỉ theo giờ giấc của quân đội".

Tàu Khánh Hòa-01 (HQ 561) là tàu bệnh viện lớp K122 thuộc biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam, cũng là con tàu đưa chúng tôi đi trên hải trình đến với Trường Sa trong những ngày tháng 5.2022.

Trong suốt chuyến đi, chúng tôi được sống trong kỷ luật quân đội, mọi hoạt động diễn ra đều đúng giờ quy định và theo hiệu lệnh của chỉ huy trên tàu. "Toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu, toàn tàu báo thức…" – hiệu lệnh của chỉ huy tàu HQ 561 vang lên vào 5 sáng hàng ngày.

Cầm chắc máy ảnh, nhà báo Tô Thế luôn trong tâm thế ghi lại từng  khoảnh khắc trong chuyến đi Trường Sa.
Cầm chắc máy ảnh, nhà báo Tô Thế luôn trong tâm thế ghi lại từng khoảnh khắc trong chuyến đi Trường Sa.

Đó là lúc tôi và các đồng nghiệp trong đoàn công tác bắt đầu một ngày mới với với thiết bị tác nghiệp đã sẵn sàng. Chúng tôi cũng thường là những người lên các đảo sớm nhất và rời đảo sau cùng. Bởi mỗi đảo và nhà giàn chúng tôi chỉ có vỏn vẹn khoảng 2 tiếng để lên thăm quân và dân. Vì vậy, chỉ có đi sớm mới đủ thời gian để ghi lại trọn vẹn những khoảnh khắc quý giá về cuộc sống, tâm tư tình cảm của quân và dân nơi hải đảo xa xôi và cả tình cảm của đại biểu trong đoàn công tác.

Trong chuyến đi đó tôi đã trải qua đủ cung bậc cảm xúc. Đó là cảm giác tự hào khi đứng chào cờ trên đảo Song Tử Tây, hay cảm giác bất ngờ trước những vườn rau xanh mướt mọc lên giữa cái nắng, cái gió khắc nghiệt trên các đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Tôi vô cùng ấn tượng với những người lính trẻ mới chỉ mười tám đôi mươi với làn da rám nắng nhưng trên môi lúc nào cũng nở nụ cười, bồng chắc tay súng, ánh mắt sáng luôn hướng ra biển.

Rồi cả những tiếng ê a trong lớp học ở các đảo nổi, những đứa trẻ nô đùa dưới tán bàng vuông, phong ba hay những ngôi chùa luôn vang tiếng chuông là điểm tựa tinh thần cho quân và dân ta nơi đảo xa... Thật sự, có rất nhiều những điều đẹp đẽ mà chỉ khi được trực tiếp thấy mới có thể cảm nhận rõ ràng nhưng có một điều tình yêu quê hương và sự tự hào là điều ai cũng sẽ cảm nhận được. Đó cũng là điều tôi muốn
lan tỏa, truyền tải hết những gì mình được trải nghiệm, được nghe qua những hình ảnh hay video trong những ngày đi đảo.

Máy ảnh sẵn sàng, vượt sóng tác nghiệp (Nhà báo Trần Tuấn - Ban Công đoàn Bạn đọc)

Tôi may mắn được cùng đoàn công tác tới thăm quần đảo Trường Sa trong dịp khá đặc biệt, gần Tết Nguyên đán. Tham gia đoàn công tác, vượt qua hàng trăm hải lý giữa lúc biển động cấp 6, cấp 7, sóng to, gió lớn, vượt lên những cơn say sóng, khoảnh khắc lần đầu tiên bước lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, đối với tôi là một dấu ấn không thể nào quên.

Đúng 9 giờ ngày 1.9.2024, sau 3 hồi còi chào tạm biệt đất liền, tàu Trường Sa 16 chở theo đoàn công tác gồm các nhà báo, cán bộ chiến sĩ của Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân và các phần quà Tết từ đất liền đến các Nhà giàn DK1. Lần đầu tiên tác nghiệp tại Nhà giàn DK1, cảm giác háo hức len lỏi trong tôi. Tay cầm chắc máy ảnh, tôi nghĩ mình đã sẵn sàng để có thể ghi lại những hình ảnh, thước phim sống động nhất.

Thế nhưng, nụ cười vụt tắt của tôi vụt tắt khi rời cảng chưa bao lâu, những cơn những cơn sóng lớn không ngừng vỗ vào mạn tàu, tạo cảm giác chòng chành, lắc lư không ngừng. Tiếng nói, tiếng cười và tác nghiệp của cánh nhà báo thưa dần khi nhiều người chưa từng có kinh nghiệm đi biển phải vật lộn với cảm giác say sóng. Sau 3 ngày vần vũ với sóng lớn, đoàn công tác của chúng tôi đã có mặt tại khu vực biển thuộc cụm Ba Kè - khu vực bãi ngầm có các Nhà giàn DKI/9, DKI/20, DKI/21. Nhận được thông báo, tôi và các đồng nghiệp dường như quên hết những cơn say sóng, mệt mỏi, bật dậy với chiếc máy ảnh để chạy lên mũi tàu tác nghiệp.

Thế nhưng, thời tiết vẫn chưa ủng hộ khi gió mạnh và chúng tôi được lệnh phải dùng phương án "cẩu người lên nhà giàn". Đây cũng là một kỷ niệm khó quên và càng khiến chúng tôi cảm thấy khâm phục những người lính ngày ngày túc trực nơi đây. Có đi, có đến, có những khó khăn như vậy tôi mới càng thấu hiểu những nỗ lực vượt khó mà cán bộ chiến sĩ ngày đêm canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong khoảng thời gian trên nhà giàn, các nhà báo, phóng viên đã tham gia gói bánh chưng Tết, tham quan khu tăng gia sản xuất, khu vực cán bộ, chiến sĩ vững chãi ôm súng, ống nhòm gác biển… Từng hình ảnh, khoảnh khắc đó tôi đều muốn được ghi lại để có thể chia sẻ tới những người chưa có cơ duyên đặt chân tới nơi đây.

Nhà báo Trần Tuấn được tặng huy hiệu vì biển đảo quê hương trong chuyến đi Trường Sa. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhà báo Trần Tuấn được tặng huy hiệu vì biển đảo quê hương trong chuyến đi Trường Sa. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngày thứ 10 lênh đênh trên biển, vượt những cơn sóng lớn, chúng tôi có mặt tại nhà giàn DK1/18, cụm Phúc Tần. 7 giờ sáng, tiếng còi báo hiệu vang lên, chúng tôi tập trung trên boong tàu, ngay giữa biển khơi trùng trùng để cùng tham dự lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.

Giọng Trung tá Lê Xuân Tâm - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân - nghiêm trang và chân tình, như đang tâm sự cùng đồng đội: "Kính mong các anh yên nghỉ an lòng trong bóng hình sóng nước, phù độ cho thế hệ hôm nay và mai sau mãi giữ yên biển, trời Việt Nam; giữ vững biển đảo, thềm lục địa thân yêu của Tổ quốc ta…”.

Tiếng nhạc "Hồn tử sĩ" vang lên, chúng tôi nghiêng mình kính cẩn trước những anh linh của các chiến sĩ. Xa xa những người lính biển DK1 cũng nghiêm trang hướng về quốc kỳ phấp phới trên tàu Trường Sa 16. Đồng đội của họ đã hy sinh trên vùng biển này, và họ những người lính DK1, tiếp tục ở đó, đã qua những mùa dông bão, trên những nhà giàn hiên ngang, sừng sững giữa Biển Đông để bảo vệ thềm lục địa.

Nhiều người đã khóc, nước mắt đã rơi khi được nghe kể về sự hy sinh anh dũng nhưng thầm lặng của những người chiến sĩ. Và trong tôi, kể từ giây phút ấy luôn trực chờ suy nghĩ có quá nhiều điều chúng ta có thể làm để cùng chung tay, để khẳng định rằng không ai bị lãng quên, không ai cô đơn khi nơi đầu sóng ngọn gió - nơi những người chiến sĩ đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho đất nước.

Linh Chi
TIN LIÊN QUAN

Bảo tàng Trường Sa ở Khánh Hòa có "hình hài" ra sao?

Luân Long (Nguồn: Huni Architectes) |

Mới đây, Khánh Hòa đã phê duyệt đề án xây dựng Bảo tàng Trường Sa, đây sẽ là công trình hiện đại, độc đáo về biển đảo và chủ quyền biển đảo đầu tiên ở Việt Nam.

Bảo tàng Trường Sa là nơi hun đúc tình yêu biển đảo

Hữu Long |

Khánh Hòa - Bảo tàng Trường Sa sẽ là công trình hiện đại, xây dựng hướng tới một bảo tàng về biển đảo và chủ quyền biển đảo đầu tiên ở Việt Nam.

Bảo tàng Trường Sa - hành trình trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử biển đảo

Hữu Long |

Bảo tàng Trường Sa được xây dựng và khớp nối với Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma sẽ tạo nên một tổng thể thống nhất, là điểm tham quan tâm linh, nơi tìm hiểu văn hóa, lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho các thế hệ hôm nay.

Báo Lao Động đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất của Chủ tịch nước trong dịp kỷ niệm 95 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2024).

Bắt tạm giam tài xế xe tải gây tai nạn ở cầu Phú Mỹ

Minh Tâm |

TPHCM - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trịnh Tiến Dũng, người gây tai nạn liên hoàn ở cầu Phú Mỹ.

Nghệ sĩ Hữu Độ phim Cảnh sát hình sự qua đời ở tuổi 90

Anh Trang |

Đại diện gia đình cho biết, diễn viên Hữu Độ qua đời tối 13.8, do tắc nghẽn động mạch phổi, hưởng thọ 90 tuổi.

Xây dựng bảng giá đất nên nghĩ về quyền lợi của người dân

Bảo Chương |

Nên đặt mình vào hoàn cảnh của người dân để thấy rõ hơn vì sao tại thời điểm hiện nay chưa nên ban hành bảng giá đất mới.

Xe tải mất lái lao từ cao tốc Nội Bài - Lào Cai xuống cầu

Đinh Đại |

Đang lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, xe ôtô tải bất ngờ mất lái, lao xuống cầu Khe Sang.

Bảo tàng Trường Sa ở Khánh Hòa có "hình hài" ra sao?

Luân Long (Nguồn: Huni Architectes) |

Mới đây, Khánh Hòa đã phê duyệt đề án xây dựng Bảo tàng Trường Sa, đây sẽ là công trình hiện đại, độc đáo về biển đảo và chủ quyền biển đảo đầu tiên ở Việt Nam.

Bảo tàng Trường Sa là nơi hun đúc tình yêu biển đảo

Hữu Long |

Khánh Hòa - Bảo tàng Trường Sa sẽ là công trình hiện đại, xây dựng hướng tới một bảo tàng về biển đảo và chủ quyền biển đảo đầu tiên ở Việt Nam.

Bảo tàng Trường Sa - hành trình trải nghiệm các giá trị văn hóa, lịch sử biển đảo

Hữu Long |

Bảo tàng Trường Sa được xây dựng và khớp nối với Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma sẽ tạo nên một tổng thể thống nhất, là điểm tham quan tâm linh, nơi tìm hiểu văn hóa, lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo cho các thế hệ hôm nay.