Nhiều tuyến phố Hà Nội 4 làn xe thành sân tập thể dục

Nguyễn Thúy |

Nhiều tuyến đường tại quận Long Biên (Hà Nội) dù đã được cắm biển gắn tên từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thông tuyến, chưa có điểm kết nối, gây lãng phí và bất tiện cho người dân.

Thời gian qua, hạ tầng giao thông tại quận Long Biên được xây dựng đồng bộ, nhiều tuyến phố to, rộng, khang trang liên tục được hoàn thiện. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Lao Động cho thấy, hiện vẫn còn một số tuyến đường không có điểm kết nối, chưa thể thông xe toàn tuyến.

Được đặt tên biển vào năm 2018, tuyến phố Mai Chí Thọ (phường Giang Biên), có 8 làn xe, rộng 48m, dài gần 2km đến nay vẫn chưa có điểm kết nối.

Phố Mai Chí Thọ (màu đỏ) bị đứt quãng do vướng mặt bằng. Ảnh: Google Map
Phố Mai Chí Thọ (màu đỏ) bị đứt quãng do vướng mặt bằng. Ảnh: Google Map

Theo quan sát, ô tô, xe máy theo hướng Phúc Lợi - Đức Giang đến cuối phố Mai Chí Thọ hầu hết phải quay lại để tìm đường khác hoặc buộc phải rẽ vào đường bê tông. Tuy nhiên, con đường này cũng đã xuống cấp nên các phương tiện lưu thông khó khăn.

Tương tự, cuối phố Vạn Hạnh tiếp giáp với ngõ 638/1 Ngô Gia Tự (phường Đức Giang) cũng chưa có điểm kết nối với tuyến đường nào trong khu vực.

Tuyến phố trở thành địa điểm tập lái xe ô tô, tập thể dục của người dân. Ảnh: Nguyễn Thúy
Tuyến phố trở thành địa điểm tập lái xe ô tô, tập thể dục của người dân. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tuyến phố rộng khoảng 4 làn xe, đã hoàn thiện vỉa hè hai bên, dải phân cách cứng ở giữa. Hiện nơi đây là bãi đỗ xe và sân tập thể dục cho người dân.

Người dân di chuyển vào ngõ 638/1 để ra đường Ngô Gia Tự. Ảnh: Nguyễn Thúy
Người dân di chuyển vào ngõ 638/1 để ra đường Ngô Gia Tự. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tuyến đường dài gần 1 km kết nối giữa phố Đức Giang - Đặng Vũ Hỷ đi qua Trường Tiểu học Đức Giang (phường Đức Giang) cũng trong tình trạng tương tự. Tuyến đường trên rộng khoảng 24 m, 4 làn xe, dải phân cách cứng ở. Mặc dù đã xây dựng nhiều năm nhưng tuyến đường vẫn chưa thể hoàn thiện.

Tuyến đường xây dựng nhiều năm nhưng chưa thể hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Thúy
Tuyến đường xây dựng nhiều năm nhưng chưa thể hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Thúy

Người dân tại đây cho biết, ban đầu cơ quan chức năng đặt ống cống giữa đường, đặt biển cảnh báo “Khu vực công trường không nhiệm vụ miễn vào” và cấm các phương tiện lưu thông.

Tuy nhiên, khi có chợ Thượng Thanh, ống cống được dỡ bỏ để người dân di chuyển. Dù vậy, tuyến phố gây nguy hiểm cho người đi đường vào ban đêm vì chưa có hệ thống chiếu sáng.

Phần kết nối với phố Đức Giang đang bị “thắt cổ chai“, gây nguy hiểm cho người đi đường. Ảnh: Nguyễn Thúy
Những ống cống được đặt nằm ngay giữa đường, gây khó khăn cho các phương tiện đi lại. Ảnh: Nguyễn Thúy

Bên cạnh đó, việc phải sống trong khu vực giải tỏa khiến các hộ dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn, bất tiện khi nhà cửa xuống cấp không được sửa chữa. Một số gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống trong không gian nhỏ hẹp do không thể mở rộng hay xây thêm.

Người dân chưa đồng thuận với việc di dời do vướng mắc về giá đền bù và chỗ tái định cư. Ảnh: Nguyễn Thúy
Người dân chưa đồng thuận với việc di dời do vướng mắc về giá đền bù và chỗ tái định cư. Ảnh: Nguyễn Thúy

Bà Nguyễn Thị Thu Hương - cư dân sinh sống tại phường Đức Giang - nói, các hộ không được cải tạo, không xây dựng thêm vì đang trong khu vực giải toả. Nhà cửa xuống cấp xập xệ nhưng cũng không làm được gì.

Hệ thống nước sạch không có để sử dụng, phải dùng nước giếng khoan. Mấy lần chính quyền họp nhưng vẫn chưa thỏa thuận được.

Nhiều tuyến đường cụt dang dở ở Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhiều tuyến đường cụt dang dở ở Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thúy

Thông tin với báo chí về những dự án đường nghìn tỉ bị cụt, chưa kết nối giao thông trong nhiều năm qua, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Long Biên giải thích do gặp phải nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Người dân ở những khu di dời vẫn chưa đồng thuận về giá đền bù và chỗ tái định cư. Trong 6 tháng đầu năm 2023, ban quản lý sẽ cố gắng giải quyết những tồn tại này. Nếu vận động, thuyết phục mà người dân vẫn không chịu di dời sẽ thực hiện các biện pháp hành chính cứng rắn.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Thiếu bản sắc, phố đi bộ Hà Nội sẽ không “hút” được du khách

Phạm Đông |

Thời gian qua, nhiều tuyến phố đi bộ ở Hà Nội thường xuyên ở trong tình trạng vắng vẻ, ít khách đến vào dịp cuối tuần. Nhiều chuyên gia quy hoạch đô thị đánh giá không gian đi bộ ở Thủ đô chưa đáp ứng thị hiếu, không đặc sắc, mang màu sắc hội chợ hơn tuyến phố đi bộ văn minh...  Để tạo cho không gian này có những đặc trưng, giá trị riêng, tránh tình trạng chạy theo trào lưu, số lượng - cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hà Nội bỏ quy định trái luật, người dân được phân lô, tách thửa trở lại

ANH HUY |

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bãi bỏ quy định trái luật, yêu cầu các địa phương tiếp nhận, giải quyết thủ tục tách, hợp thửa theo quy định. Để tránh tình trạng phân lô, tách thửa diễn ra rầm rộ nhưng lại bỏ hoang như trước đây, các chuyên gia cho rằng, cần phải đảm bảo đủ điều kiện và quản lý chặt.

Hà Nội tăng số lượng và chất lượng xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30.4-1.5

PHẠM ĐÔNG |

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi lại của người dân trong kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5, Công ty Cổ phần bến xe Hà Nội đưa ra kế hoạch tăng cường 626 lượt xe trên các tuyến có đông hành khách. Các bến xe tại Hà Nội đã lên kế hoạch, sẵn sàng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Khách du lịch hài lòng với nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm

Thu Hiền |

Khác với hình ảnh nhếch nhác, xuống cấp của một số nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội hiện nay, nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm lại nhận được nhiều đánh giá tích cực của du khách trong và ngoài nước về sự sạch sẽ, chất lượng phục vụ. 

Vốn đầu tư công giải ngân ì ạch, cần chế tài xử lí nghiêm khắc

ĐÌNH TRƯỜNG |

Để giải ngân hơn 700.000 tỉ đồng vốn đầu tư công trong năm 2023 là một bài toán nan giải. Đặc biệt trong bối cảnh hết quý I, các bộ, ngành địa phương mới giải ngân được khoảng 10% con số trên. Giới chuyên gia nhận định, cần thiết có tính toán kĩ lưỡng về khả năng hấp thụ vốn đầu tư công.

Hiến kế “tái trưng tập” thợ giỏi, nghề thủ công truyền thống Huế

Tường Minh |

Mục đích của Huế khi tổ chức Festival Nghề truyền thống vào các năm lẻ, bắt đầu từ năm 2005, ngoài phục vụ du lịch còn là những cuộc “tái trưng tập” thợ giỏi trong cả nước nhằm mục đích phát triển nghề thủ công truyền thống Huế.

Bao phủ ngay vaccine COVID-19, vaccine tiêm chủng tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát

Thùy Linh |

Để phòng tránh nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh việc bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước COVID-19 như người già, trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu vô địch giải các câu lạc bộ châu Á 2023

AN NGUYÊN |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tạo nên kỳ tích khi lần đầu tiên đăng quang giải vô địch các câu lạc bộ nữ châu Á 2023.

Thiếu bản sắc, phố đi bộ Hà Nội sẽ không “hút” được du khách

Phạm Đông |

Thời gian qua, nhiều tuyến phố đi bộ ở Hà Nội thường xuyên ở trong tình trạng vắng vẻ, ít khách đến vào dịp cuối tuần. Nhiều chuyên gia quy hoạch đô thị đánh giá không gian đi bộ ở Thủ đô chưa đáp ứng thị hiếu, không đặc sắc, mang màu sắc hội chợ hơn tuyến phố đi bộ văn minh...  Để tạo cho không gian này có những đặc trưng, giá trị riêng, tránh tình trạng chạy theo trào lưu, số lượng - cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hà Nội bỏ quy định trái luật, người dân được phân lô, tách thửa trở lại

ANH HUY |

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bãi bỏ quy định trái luật, yêu cầu các địa phương tiếp nhận, giải quyết thủ tục tách, hợp thửa theo quy định. Để tránh tình trạng phân lô, tách thửa diễn ra rầm rộ nhưng lại bỏ hoang như trước đây, các chuyên gia cho rằng, cần phải đảm bảo đủ điều kiện và quản lý chặt.

Hà Nội tăng số lượng và chất lượng xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30.4-1.5

PHẠM ĐÔNG |

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu đi lại của người dân trong kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5, Công ty Cổ phần bến xe Hà Nội đưa ra kế hoạch tăng cường 626 lượt xe trên các tuyến có đông hành khách. Các bến xe tại Hà Nội đã lên kế hoạch, sẵn sàng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.