Mùa xuân chốn địa đầu

Ngô Quang Minh |

Một năm mới lại về, được đánh dấu bằng mùa hoa đang rạng rỡ thêm mỗi ngày trên cao nguyên đá. Nơi xa xôi miền biên viễn bỗng trở nên thật gần, thật nồng nàn vào thời khắc giao mùa. Hẳn nếu bạn đã trót mến yêu những cung đường, say đắm những gì “yêu dấu Việt Nam” thì sẽ có ấn tượng sâu đậm với một Hà Giang mùa nào cũng đẹp, khoảnh khắc nào cũng gợi nhớ gợi thương.

Ảnh: NGÔ QUANG MINH
Ảnh: NGÔ QUANG MINH

1. Trong tiết trời quang đãng đẹp nhất năm, Hà Giang vào xuân khoác lên mình tấm áo tươi mới trẻ trung với hoa đào thắm sắc và cải vàng nở rộ khắp thung lũng, bản làng. Đâu đó lại điểm xuyết những cành mơ trắng như tuyết dệt trên nền lớp nhà trình tường và khói lam chiều ấm áp.

Điểm dừng chân đầu tiên mà không ai bỏ lỡ chính là Cao nguyên đá Đồng Văn - công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận, không chỉ độc đáo về cảnh trí mà còn ấn tượng về văn hóa và con người.

Phiên chợ Đồng Văn sôi động bởi không khí tấp nập bán mua, người ta cùng nhau diện đồ đôi áo mới, hối hả hòa vào một tinh thần “xuống chợ” vùng cao dường như đã đợi cả năm để hội ngộ!

Thị trấn Đồng Văn nằm lọt xinh xắn giữa thung lũng với bốn bề đá núi bao bọc, sương phủ lững lờ mỗi sớm mai. Khu phố cổ nơi này chỉ còn trên dưới 50 nóc nhà, luyến lưu một nét kinh kỳ đô hội từng ghé ngang qua; tuy chưa thể tề danh với Hà Nội hay Hội An nhưng được thưởng ngoạn nét cổ - kim giữa lưỡng tông vàng-xám của không gian Đồng Văn vẫn là trải nghiệm vô cùng đáng nhớ! Một số ngôi nhà ở đây bởi thế đã chuyển dịch thành điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng và quán cà phê tinh tế như một cách níu chân khách du lịch.

Và nếu ai đó từng nói, hành trình luôn đáng nhớ hơn điểm đến, hẳn họ đã từng chạy suốt 300km đường đèo ngoạn mục, kết nối thành phố Hà Giang với Quản Bạ, Yên Minh, Phố Cáo cho tới Đồng Văn, trước khi chinh phục một trong tứ đại đỉnh đèo phía Bắc - Mã Pí Lèng - rồi chậm rãi xuôi theo Mèo Vạc, Mậu Duệ, Du Già trước khi men lối Đường Thượng về lại trung tâm Hà Giang.

Ảnh: NGÔ QUANG MINH
Ảnh: NGÔ QUANG MINH

“Cung đường hạnh phúc” đó nối dài những gì đã trở thành di sản vùng cao Đông Bắc, mà mỗi lần khám phá lại đem đến những trải nghiệm đầy cảm xúc vẹn nguyên như lần đầu tiên!

Người ta truyền tai nhau rằng, cặp đôi nào đi hết con dốc Chín Khoanh - một phần của dốc Bắc Sum - sẽ bên nhau trọn đời! Cảnh sắc hùng vĩ nhưng yên bình sau khi chinh phục được cung đường khó khăn đó khiến người ta thấy thêm trân trọng những gì tạo hóa đã ban tặng cho Hà Giang và sự hòa quyện thiên nhiên đồng điệu nơi miền sơn cước.

Người ta cũng kể rằng, tới Sủng Là nhớ ghé ngang “Nhà của Pao” và tới Sà Phìn phải dừng thăm quan Dinh họ Vương; là sẽ được chạm vào quá khứ trăm năm có lẻ trong dòng chảy thời gian của xứ này.

Vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình có hay, dinh thự các ông tiêu tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương thủa đó để xây dựng bằng sức người không dùng bất kỳ máy móc hiện đại nào, trải bao hưng phế thời cuộc vẫn đứng vững! Nay đã trở thành một bảo tàng thu nhỏ nơi rẻo cao, một công trình không cần bàn cãi về giá trị lịch sử liên thành và kết tinh văn hóa giữa người Mông, người Pháp và người Trung Quốc hiếm hoi duy nhất bảo tồn được ở Việt Nam!

Phía sau dinh họ Vương có những gốc đào muôn tuổi, thân đã xám màu thời gian như những lớp ngói mảng tường của dinh, nhưng mỗi dịp xuân về lại đua chen khoe sắc, bền chặt và đầy nhớ nhung.

Ảnh: NGÔ QUANG MINH
Ảnh: NGÔ QUANG MINH
Ảnh: NGÔ QUANG MINH
Ảnh: NGÔ QUANG MINH

Với tuổi đời ít hơn dinh họ Vương, nhưng đáng nhắc đến, còn có khu di tích “Đồn Pháp” nằm trên Đường Thượng cách thành phố Hà Giang hơn 100km. Ở vị trí độc đạo nối giữa Lũng Hồ và Yên Minh, tuy ngắn nhưng vô cùng trọng yếu, đồn và tường thành được xây trên triền núi án ngữ theo hướng Đông-Tây như khắc ghi một dấu ấn chiếm đóng thời Pháp thuộc đã từng tới tận nơi xa xôi hẻo lánh nhường này! Chứng tích quân sự buổi ban sơ giờ chỉ còn là hoài niệm trên nền đổ nát, trở thành di tích cấp tỉnh cần được bảo vệ và là điểm dừng chân độc đáo cho những ai ưa thích trải nghiệm không đụng hàng.

Ảnh: NGÔ QUANG MINH
Ảnh: NGÔ QUANG MINH

2. Không thể không nhắc đến nét dung dị trữ tình trong nụ cười của mỗi khuôn mặt Hà Giang dù ở nơi đâu trên cao nguyên đá.

Cuộc sống giữa đại ngàn tuy còn nhiều khó khăn, nhưng sự bền bỉ lạc quan, chân tình mến khách của người Hà Giang như sợi dây vô hình kết nối những con tim mọi miền đất nước.

Người ta có thể tới một nơi vì mê cảnh vật, nhưng chắc chắn quay trở lại nhiều lần chính vì sự ấm nồng của những người con xứ bản.

Trong cái bao la rộng dài của cao nguyên đá, vạt áo sắc màu ẩn hiện đôi khi xuất hiện như nét tinh tế điểm tô vào không gian vốn đã đẹp như cổ tích.

Hòa trong mùa xuân đang chín, Hà Giang lại náo nức cho những hẹn hò mùa lễ hội: Lễ hội Gầu Tào của người Mông, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội Lập Tịnh (Cấp Sắc) cho con trai người Dao, hay phong tục Tết cổ truyền của người thiểu số Lô Lô… lắp ghép thành một bức tranh văn hóa đa sắc của 19 dân tộc anh em đậm đà phong vị núi Bắc.

Được gặp những chủ nhân mảnh đất Cao nguyên như thế, nhất là dịp Xuân sang hòa trong không khí truyền thống và đón Tết hân hoan cùng họ, sẽ càng thấy thêm yêu quý mảnh đất cực Bắc Tổ quốc, thêm lần nữa được “thương nhớ vùng cao”.

Ngô Quang Minh
TIN LIÊN QUAN

Ấm áp mùa xuân nơi biên giới

Hoàng Bin |

Cận Tết, những cơn mưa phùn làm cho tiết trời ở huyện miền núi cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam se lạnh. Khi những món quà xuân từ đồng bằng chuyển tận tay bà con bản làng, giá rét của vùng biên cương xa xôi dường như được sưởi ấm.

Lễ hội mùa xuân ở Tĩnh Gia - Nghi Sơn

Hà Đình Thành |

Tĩnh Gia - Nghi Sơn một “dải biên cương” nối liền hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An về mặt địa lý, đồng thời cũng là vùng văn hóa dân gian giáp ranh điển hình giữa hai xứ Thanh - Nghệ. Văn hóa dân gian Tĩnh Gia - Nghi Sơn vừa mang những đặc điểm, sắc thái, thể loại của riêng nó; vừa tái hiện một phần nào diện mạo văn hóa dân gian xứ Thanh và thấp thoáng dáng hình, âm hưởng của văn hóa dân gian xứ Nghệ.

Ước vọng mùa Xuân

LÊ VINH |

Những ngày cuối cùng của năm 2023 Âm lịch, nhiều tâm trạng trong mỗi người, nhưng tâm lý chung là người ta dễ xuề xòa, bỏ qua những điều không vui để hướng đến những ngày nghỉ của cái Tết sum vầy. Nhưng bỏ qua không có nghĩa là “ném vào kho và vứt chìa khóa”.

Công khai mua bán tiền lẻ ăn chênh lệch giá cao tại Phủ Tây Hồ

Hiệp Dương |

Nắm bắt được nhu cầu của người dân, dù là hành vi bị cấm, tuy nhiên bằng nhiều cách dịch vụ đổi tiền lẻ mới ăn chênh lệch vẫn diễn ra tại hầu hết các gian hàng tại Phủ Tây Hồ dịp đầu năm.

Gần 3.000 lái đò Tràng An làm việc hết công suất, người dân xếp hàng 2 giờ để lên thuyền

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Tại khu du lịch sinh thái Tràng An, hàng vạn du khách thập phương đã đổ về đây để tham quan khiến khu du lịch này rơi vào tình trạng quá tải.

Công thức tạo phim trăm tỉ, xô đổ mọi kỷ lục doanh thu của Trấn Thành

Mi Lan |

Trấn Thành bám sát hiện thực, kể những câu chuyện đậm tính đời sống, đặt nhân vật chính trong bối cảnh đầy va đập, xung đột điển hình.

Xếp hàng 30 phút để xin chữ ở Văn Miếu trong ngày nghỉ Tết cuối cùng

hồng diệp |

Sáng mùng 5 Tết, rất đông người dân xếp hàng chờ mua vé vào tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ ông đồ trong ngày nghỉ Tết cuối cùng.

Sắp hết Tết, nhiều người vẫn dính phạt nồng độ cồn ở mức cực cao

Tô Thế |

Nhiều người vẫn tỏ ra chủ quan khi nghĩ trong những ngày Tết lực lượng chức năng không kiểm tra nồng độ cồn, từ đó điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã uống nhiều rượu bia.

Ấm áp mùa xuân nơi biên giới

Hoàng Bin |

Cận Tết, những cơn mưa phùn làm cho tiết trời ở huyện miền núi cao Nam Giang, tỉnh Quảng Nam se lạnh. Khi những món quà xuân từ đồng bằng chuyển tận tay bà con bản làng, giá rét của vùng biên cương xa xôi dường như được sưởi ấm.

Lễ hội mùa xuân ở Tĩnh Gia - Nghi Sơn

Hà Đình Thành |

Tĩnh Gia - Nghi Sơn một “dải biên cương” nối liền hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An về mặt địa lý, đồng thời cũng là vùng văn hóa dân gian giáp ranh điển hình giữa hai xứ Thanh - Nghệ. Văn hóa dân gian Tĩnh Gia - Nghi Sơn vừa mang những đặc điểm, sắc thái, thể loại của riêng nó; vừa tái hiện một phần nào diện mạo văn hóa dân gian xứ Thanh và thấp thoáng dáng hình, âm hưởng của văn hóa dân gian xứ Nghệ.

Ước vọng mùa Xuân

LÊ VINH |

Những ngày cuối cùng của năm 2023 Âm lịch, nhiều tâm trạng trong mỗi người, nhưng tâm lý chung là người ta dễ xuề xòa, bỏ qua những điều không vui để hướng đến những ngày nghỉ của cái Tết sum vầy. Nhưng bỏ qua không có nghĩa là “ném vào kho và vứt chìa khóa”.