Long An: Nước lũ bắt đầu đổ về các huyện vùng Đồng Tháp Mười

An Long |

Long An - Trong mấy ngày qua, nước lũ bắt đầu đổ về các huyện đầu nguồn của tỉnh Long An (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường). Trung bình mực nước dâng lên từ 3 - 5cm/ngày đêm.

Vùng Đồng Tháp Mười trên địa bàn tỉnh Long An gồm các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, thị xã Kiến Tường. Liên tiếp nhiều năm qua, người dân vùng lũ Đồng Tháp Mười tại Long An thường xuyên đối mặt với nỗi lo lũ không về, hoặc lũ quá nhỏ làm ảnh hưởng đến sinh kế, sản xuất nông nghiệp.

Trong tâm trạng chung, năm nay những người dân mong ngóng lũ lớn hơn, mang lại lượng phù sa dồi dào bồi đắp cho đồng ruộng, sâu rầy được cuốn trôi.

Anh Lê Văn Hạnh (ngụ xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng) cho biết: “Gia đình có hơn 3ha lúa. Nếu như lũ năm nay không về thì sẽ gặp nhiều khó khăn cho vụ mùa tới”.

Còn ông Trần Văn Chiến (xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng) lo lắng: "Nếu lũ không về hoặc về nhỏ thì người dân sản xuất lúa phải đối mặt với thực trạng đồng ruộng không được vệ sinh, lượng phù sa bồi lắng giảm, chi phí đầu tư cho bơm, trục, thuốc diệt cỏ, sâu rầy, phân bón... nhiều hơn”.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hưng Phan Văn Nỉ cho hay, người dân cũng đang trông chờ lũ về để mang lại nhiều sinh kế giăng câu, đánh cá, người thì thu hoạch các sản vật mùa nước nổi như bông súng, bông điên điển, hẹ nước,... để có thêm thu nhập.

Trong mấy ngày qua, nước lũ bắt đầu đổ về các huyện đầu nguồn của tỉnh Long An (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường). Trung bình ngày đêm, mực nước dâng lên từ 3 - 5cm.

Đến ngày 16.8, mực nước đo được tại Tân Hưng là 1,49m, cao hơn ngày trước 4cm và cao hơn cùng kỳ 45cm; tại Vĩnh Hưng là 1,42m, cao hơn ngày trước 4cm và cao hơn cùng kỳ 11cm. Ghi nhận của phóng viên, hiện các xã vùng trũng thấp ở các huyện đầu nguồn của tỉnh, nước lũ đã tràn vào chân ruộng, người dân tập trung vệ sinh đồng ruộng, cày trục đất ngâm lũ đón nhận phù sa.

Dự báo trong mấy ngày tới, mực nước tiếp tục tăng trung bình từ 4 - 6cm ngày đêm, những ngày có mưa, mực nước có thể tăng nhanh hơn.

Hiện số diện tích lúa Hè Thu còn lại và lúa Thu Đông ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh, nông dân đã chủ động gia cố bờ bao để tránh thiệt hại.

Đồng Tháp Mười ở tỉnh Long An thực sự “trở mình” thức giấc và trở thành vựa lúa lớn sau khi Đảng, Nhà nước có chương trình khai phá vùng Đồng Tháp Mười từ năm 1985-1995. Từ năm 1996 trở đi, cùng với sự tiếp tục đầu tư phát triển, nhất là khoa học - kỹ thuật, Đồng Tháp Mười như được tiếp thêm sức mạnh, phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, toàn vùng không còn đất hoang hóa, năng suất cây trồng ngày càng tăng. Những năm gần đây, trung bình vụ Đông Xuân đạt 7-8 tấn/ha, Hè Thu 5-6 tấn/ha, trở thành vựa lúa lớn của cả nước.

Nếu như năm 1980, sản lượng lương thực của tỉnh khoảng 500.000-600.000 tấn/năm thì đến nay, con số này đạt khoảng 2,7-2,8 triệu tấn/năm. Trong đó, khu vực Đồng Tháp Mười chiếm 80%, trở thành vựa lúa lớn của tỉnh. Đây là kết quả của sự đầu tư đồng bộ từ kết cấu hạ tầng sản xuất, mở rộng diện tích gieo trồng các chủng loại lúa chất lượng và phẩm cấp cao, ứng dụng rộng cơ giới, khoa học - kỹ thuật vào sản xuất...

An Long
TIN LIÊN QUAN

Lũ ĐBSCL năm 2022 ở mức thấp nhưng nguy cơ ngập úng cao

Lục Tùng |

An Giang ĐBSCL năm 2022 sẽ ở mức thấp so đỉnh lũ trung bình nhiều năm, nhưng nguy cơ gây ngập úng cao.

Sinh kế mùa lũ cho người dân vùng Đồng Tháp Mười

AN LONG |

Các mô hình sinh kế mùa lũ cho người dân như trồng lúa mùa nổi, trồng sen và chuyển giao kỹ thuật rút tơ sen đã và đang triển khai thực hiện. Các mô hình này được đánh giá đạt hiệu quả khá tốt và có nhiều triển vọng nhân rộng trong thời gian tới tại vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An.

Vùng Đồng Tháp Mười thêm 1 mùa khó khăn vì “lũ kiệt”

Kỳ Quan |

Long An - Hàng năm, người dân vùng Đồng Tháp Mười chờ đón mùa lũ về mang theo nguồn lợi thủy sản, nước lũ làm sạch đồng ruộng, bồi bổ phù sa… Nước lũ càng cao, nguồn lợi cũng tăng theo. Nhưng năm nay lại thêm 1 mùa “lũ kiệt”, người dân vùng Đồng Tháp Mười thêm 1 mùa lũ “thất thu”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Lũ ĐBSCL năm 2022 ở mức thấp nhưng nguy cơ ngập úng cao

Lục Tùng |

An Giang ĐBSCL năm 2022 sẽ ở mức thấp so đỉnh lũ trung bình nhiều năm, nhưng nguy cơ gây ngập úng cao.

Sinh kế mùa lũ cho người dân vùng Đồng Tháp Mười

AN LONG |

Các mô hình sinh kế mùa lũ cho người dân như trồng lúa mùa nổi, trồng sen và chuyển giao kỹ thuật rút tơ sen đã và đang triển khai thực hiện. Các mô hình này được đánh giá đạt hiệu quả khá tốt và có nhiều triển vọng nhân rộng trong thời gian tới tại vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An.

Vùng Đồng Tháp Mười thêm 1 mùa khó khăn vì “lũ kiệt”

Kỳ Quan |

Long An - Hàng năm, người dân vùng Đồng Tháp Mười chờ đón mùa lũ về mang theo nguồn lợi thủy sản, nước lũ làm sạch đồng ruộng, bồi bổ phù sa… Nước lũ càng cao, nguồn lợi cũng tăng theo. Nhưng năm nay lại thêm 1 mùa “lũ kiệt”, người dân vùng Đồng Tháp Mười thêm 1 mùa lũ “thất thu”.