Lời chia sẻ của công nhân sau vụ ngạt khí cống thoát nước

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Sau khi được cấp cứu kịp thời, hai công nhân may mắn thoát chết đã kể lại giây phút kinh hoàng khi suýt ngạt khí dưới cống thoát nước khi làm nhiệm vụ vệ sinh.

Vừa bước ra khỏi cửa tử, bệnh nhân BN T.T.B (sinh năm 1980) nhập khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh vẫn chưa hết bàng hoàng vì những gì vừa trải qua.

Theo anh B., như thường ngày, anh và đồng nghiệp nhận nhiệm vụ dọn vệ sinh ở các cống thoát nước. Khoảng 7 giờ sáng ngày 26.7, cả đội nhận nhiệm vụ làm sạch cống thoát rác sinh hoạt của khu công nghiêp Lê Minh Xuân và các khu xung quanh đường Trần Văn Giàu, huyện Bình Chánh. Trước khi xuống cống, 5 nắp cống đã được mở khoảng 20 phút cho thoát bớt khí ra bên ngoài.

“Đồng nghiệp của tôi bị mất hôm nay. Như thường ngày làm việc chia ca, mỗi người 1 ngày nhảy xuống cống 1 lần. Chúng tôi đã từng làm rất nhiều lần rồi nhưng không hiểu vì sao hôm nay lại xảy ra sự cố như vậy. Lúc phát hiện sự việc, chúng tôi đã nhanh chóng báo người và nhảy xuống cứu. Sự việc lần này cũng là bài học lớn để chúng tôi rút kinh nghiệm, phải tìm hiểu thực tế trước khi làm việc chứ không để xảy ra rồi mới hối hận đã muộn”, anh B. nghẹn lòng chia sẻ.

Hai bệnh nhân N.K.M ( sinh năm 2001) và bệnh nhân T.T.B (sinh năm 1980) lúc đầu nhập Khoa cấp cứu, sau đó được chuyển xuống khoa Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng tỉnh. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm hỗ trợ hô hấp có thiếu oxy trong máu và mô. Bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp 30 phút, sau đó đưa lên khoa Nhiệt đới nhưng vẫn cảm thấy chưa bớt nặng ngực, đang sợ sau đó còn diễn tiến gì nữa không?.

“Về xét nghiệm tại khoa, ghi nhận có tình trạng oxy máu, mô đã được cải thiện, không co giật, không yếu liệt… Thường trong các hầm cống, rác thải sinh hoạt, các trường hợp nhập viện có thể nghi ngờ ngộ độc khí, như các khí sunfurơ, khí metan… Hiện tại, khi ổn định sinh hiệu trong vòng 24-48 tiếng, bệnh nhân sẽ được theo dõi những tác động khí thường gặp như sunfua, metan ảnh hưởng lên đường hô hấp” - Bác sĩ CK1 Đỗ Thị Ngọc Khánh - Phó khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Hai trường hợp còn lại V.H.B.A ( sinh năm 1987) và D.B.C ( sinh năm 1990) nhập khoa Nội phổi.

Theo BS.CKII Đặng Vũ Thông - Trưởng khoa Nội phổi, hôm nay tại Khoa tiếp nhận hai bệnh nhân trong vụ tai nạn có thể hít phải khí và nước tại nơi làm việc ở huyện Bình Chánh. Hai bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp. Cả hai bệnh nhân đều được nội soi khí quản cấp cứu để hút sạch chất dơ có trong đường hô hấp.

Ghi nhận cả hai bệnh nhân có tình trạng viêm đường hô hấp, bệnh nhân 36 tuổi suy hô hấp nặng nên cần thở oxy, cả hai bệnh nhân này cũng đang được theo dõi diễn tiến bệnh.

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

Người đàn ông đứt lìa chân do tai nạn lao động với máy băm dăm gỗ

Hà Lê |

Trung tâm Cấp cứu 115 Hùng Vương - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 38 tuổi bị tai nạn hy hữu với máy băm dăm gỗ.

TPHCM: Nguy cơ tai nạn tiềm ẩn ở những nắp cống thoát nước

Như Thuỳ |

Nhiều nắp cống lồi lõm tiếm ẩn nguy cơ gây tai nạn đang tồn tại ở tuyến đường Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh, TPHCM).

"Mẹo" chống ngạt khí khi ngủ trong xe ôtô

K.Linh |

Việc ngủ trong xe ôtô tồn tại nhiều nguy hiểm, do không gian trong xe bị đóng kín, lượng oxy trong khoang xe giảm dần, dễ gây đến việc ngạt khí.

Người đàn ông đứt lìa chân do tai nạn lao động với máy băm dăm gỗ

Hà Lê |

Trung tâm Cấp cứu 115 Hùng Vương - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 38 tuổi bị tai nạn hy hữu với máy băm dăm gỗ.

TPHCM: Nguy cơ tai nạn tiềm ẩn ở những nắp cống thoát nước

Như Thuỳ |

Nhiều nắp cống lồi lõm tiếm ẩn nguy cơ gây tai nạn đang tồn tại ở tuyến đường Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh, TPHCM).

"Mẹo" chống ngạt khí khi ngủ trong xe ôtô

K.Linh |

Việc ngủ trong xe ôtô tồn tại nhiều nguy hiểm, do không gian trong xe bị đóng kín, lượng oxy trong khoang xe giảm dần, dễ gây đến việc ngạt khí.