Đường đê hàng chục tỉ đồng vừa làm xong đã nứt toác

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Tuyến đường đê được đầu tư với số vốn hàng chục tỉ đồng, tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng chưa lâu thì bị nứt toác.

Theo ghi nhận của Lao Động, hiện nay, tuyến đường đê qua xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang xảy ra tình trạng nứt nghiêm trọng, dù tuyến đường này (gồm 2 dự án) mới hoàn thành và đưa vào sử dụng cách đây chưa lâu.

Đoạn đường đê qua xã Đông Ninh (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) mới đưa vào sử dụng chưa lâu đã bị nứt toác. Ảnh: Quách Du
Đoạn đường đê qua xã Đông Ninh (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) mới đưa vào sử dụng chưa lâu đã bị nứt toác. Ảnh: Quách Du

Ngày 22.8.2022, UBND huyện Đông Sơn đã có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đường giao thông (đoạn từ đầu cầu Thành Huy đến bãi bóng Phù Bình, xã Đông Ninh).

Chiều dài đoàn tuyến này là 1,014km, có tổng mức đầu tư gần 10 tỉ đồng (theo tiêu chuẩn cấp IV). Dự án do UBND huyện Đông Sơn làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Sông Mã 2.

Thậm chí có nhiều đoạn bị nứt rất rộng và đã được đơn vị thi công trám xi măng lấp lại. Ảnh: Quách Du
Thậm chí có nhiều đoạn bị nứt rất rộng và đã được đơn vị thi công trám xi măng lấp lại. Ảnh: Quách Du

Tiếp đến, ngày 7.3.2023, UBND huyện Đông Sơn tiếp tục có quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đường giao thông từ thôn Phù Bình đến cầu Phù Chẩn, xã Đông Ninh.

Dự án này được nối tiếp với dự án trước đó, có tổng chiều dài là 834m, với số tiền đầu tư là 13,2 tỉ đồng. Dự án do UBND huyện Đông Sơn làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty TNHH Vận tải - Xây dựng Hoàng Anh.

Vết nứt sau khi được trám xi măng có chiều rộng hơn nửa gang tay. Ảnh: Quách Du
Vết nứt sau khi được trám xi măng có chiều rộng hơn nửa gang tay. Ảnh: Quách Du

Tổng chiều dài của cả 2 dự án đường đê trên là hơn 1,9km, với tổng vốn đầu tư là hơn 23 tỉ đồng.

Theo nhiều người dân tại xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn cho biết, tuyến đường đê trên mới được xây dựng và đưa vào sử dụng cách đây chưa lâu, tuy nhiên hiện đã xuất hiện rất nhiều vết nứt, thậm chí có những đoạn kéo dài cả trăm mét.

“Chúng tôi không hiểu họ xây dựng kiểu gì, mới làm xong một thời gian ngắn, đường đã lún và nứt toác” - một người dân tại thôn Phù Bình, xã Đông Ninh bức xúc.

Hiện, các vết nứt vẫn đang có chiều hướng tiếp diễn và kéo dài thêm. Ảnh: Quách Du
Hiện, các vết nứt vẫn đang có chiều hướng tiếp diễn và kéo dài thêm. Ảnh: Quách Du

Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Sơn cho biết, đối với 2 dự án trên, 1 dự án đã hết thời gian bảo hành, 1 dự án đang trong thời gian bảo hành. Nguyên nhân đường bị nứt là do điểm tiếp xúc giữa nền đường cũ và phần đắp mới không đồng bộ nên xảy ra đứt gãy.

“Sau khi nắm được sự việc trên, đơn vị đã trực tiếp xuống kiểm tra, yêu cầu nhà thầu có biện pháp xử lý triệt để đối với các đoạn đường bị nứt” - đại diện UBND huyện Đông Sơn thông tin.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Công trình xây dựng sai phép ở Hà Nội khiến nhà dân nứt toác

Nhóm PV |

Công trình xây dựng của ông Nguyễn Ngọc Quý (quận Hà Đông, Hà Nội) sai phép khiến nhà dân nứt vỡ nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để.

Sườn đồi nứt toác, người dân thị trấn nơm nớp lo sạt lở

Đinh Đại |

Lào Cai - Hàng chục hộ dân ở thị trấn Si Ma Cai sống dưới chân núi Dìn Phàng luôn bất an khi sườn đồi bị nứt toác, có thể sạt lở bất cứ lúc nào.

Sống gần mỏ đá ở Hà Giang, nhà người dân nứt toác, bụi bay mù mịt

Việt Bắc |

Hà Giang - Rung chấn do nổ mìn, khói bụi từ hoạt động của mỏ đá thuộc xã Hùng An (Bắc Quang) khiến đời sống hàng chục hộ dân vùng cao đảo lộn.

Nhà cửa nứt toác, người dân Bình Định mỏi mòn chờ đền bù để dọn đi nơi khác

Hoài Phương |

Bình Định - Sống thấp thỏm trong ngôi nhà bị sụt lún, nứt toác nghiêm trọng, nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án nâng cấp QL19 (đoạn qua huyện Tây Sơn) luôn mỏi mòn chờ nhận tiền đền bù, để sớm tìm được một chỗ "nương náu" ổn định.

"Thi đua thần tốc" - Kinh nghiệm cho những dự án trọng điểm quốc gia

Nhóm PV |

Có thể nói đường dây 500kV mạch 3 là một dự án trọng điểm ghi dấu ấn sâu sắc về quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của các đơn vị tham gia thi công. Trong bối cảnh thực hiện nước rút, nhiều sáng kiến giúp giảm thời gian, làm lợi hàng chục tỉ đồng cho ngân sách được nghiên cứu, phát hiện và áp dụng. Cũng chính từ những khó khăn, thách thức, những phương pháp mới, sáng tạo được áp dụng không chỉ có thể đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo kỹ thuật cho dự án hiện tại, mà còn có thể áp dụng cho nhiều dự án về sau.

Công nhân thi công dự án 500kV mạch 3 bật khóc vì nhớ nhà

Nhóm pv |

Để đưa dự án trọng điểm quốc gia - đường dây 500kV mạch 3 sớm về đích, những người công nhân có thể phải xa gia đình nhiều tháng trời.

Đánh giày qua app công nghệ, có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Khi tham gia vào ứng dụng đánh giày công nghệ, ngày cao điểm, thợ đánh giày có thể kiếm được từ 900.000 - 1.000.000 đồng.

Bão rời Philippines, mạnh lên dữ dội với gió giật 180km/h

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, cơn bão Shansha sau khi rời Philippines tiếp tục mạnh lên dữ dội, trở thành bão cuồng phong.

Công trình xây dựng sai phép ở Hà Nội khiến nhà dân nứt toác

Nhóm PV |

Công trình xây dựng của ông Nguyễn Ngọc Quý (quận Hà Đông, Hà Nội) sai phép khiến nhà dân nứt vỡ nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để.

Sườn đồi nứt toác, người dân thị trấn nơm nớp lo sạt lở

Đinh Đại |

Lào Cai - Hàng chục hộ dân ở thị trấn Si Ma Cai sống dưới chân núi Dìn Phàng luôn bất an khi sườn đồi bị nứt toác, có thể sạt lở bất cứ lúc nào.

Sống gần mỏ đá ở Hà Giang, nhà người dân nứt toác, bụi bay mù mịt

Việt Bắc |

Hà Giang - Rung chấn do nổ mìn, khói bụi từ hoạt động của mỏ đá thuộc xã Hùng An (Bắc Quang) khiến đời sống hàng chục hộ dân vùng cao đảo lộn.

Nhà cửa nứt toác, người dân Bình Định mỏi mòn chờ đền bù để dọn đi nơi khác

Hoài Phương |

Bình Định - Sống thấp thỏm trong ngôi nhà bị sụt lún, nứt toác nghiêm trọng, nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án nâng cấp QL19 (đoạn qua huyện Tây Sơn) luôn mỏi mòn chờ nhận tiền đền bù, để sớm tìm được một chỗ "nương náu" ổn định.