"Dự báo bão số 1 xảy ra sai số là điều bình thường"

MINH HÀ |

Các chuyên gia cho rằng, việc dự báo từ đầu của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia về đường đi của bão số 1 hoàn toàn hợp lý. Con số 80% - 20% chỉ là xác suất. Còn việc xảy ra hay không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tế.

Bão đi đúng kịch bản

Trong dự báo về cơn bão số 1 (bão Talim), Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia đã đưa ra 2 kịch bản dự báo khi bão đổ bộ vào đất liền.

Tuy nhiên, thực tế diễn biến ngày 18.7, bão số 1 đi giống với kịch bản có khả năng thấp mà cơ quan Khí tượng của Việt Nam đã nhận định trước đó một ngày. Tức bão không đổ bộ vào Quảng Ninh - Hải Phòng mà lệch lên phía Bắc, đi vào đất liền phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó chạy dọc biên giới Việt - Trung và suy yếu dần.

Chia sẻ với Lao Động về vấn đề này, Phó GS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cho rằng, việc dự báo bão số 1, cơ quan khí tượng đã theo sát đường đi của bão, bản tin được cập nhật liên tục từ lúc bão ở ngoài xa.

Theo bà Ngà, khi vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) đường đi và cường độ thay đổi, trở nên phức tạp vì có sự tương tác mạnh giữa địa hình, môi trường.

"Sự thay đổi của cơn bão số 1 khi vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) rất khó để dự báo và các mô hình dự báo cũng có nhiều sự khác biệt. Vì vậy, mới xảy ra hai kịch bản dự báo 80%-20% như cơ quan Khí tượng thủy văn Việt Nam đưa ra, xác suất 80% là nhiều khả năng xảy ra nhưng không có nghĩa là sẽ không xảy ra ở kịch bản 20%" - bà Phạm Thị Thanh Ngà nhận định.

"Dưới các diễn biến của biến đổi khí hậu, quy luật hoạt động của cơn bão có thể có sự thay đổi. Khi cơn bão mới hình thành mà đưa vào mô hình dự báo thì tỉ lệ sai số rất nhiều. Đó là khó khăn chung của việc dự báo bão" - bà Ngà chia sẻ.

Du khách vội vã rời đảo Cô Tô tránh bão số 1 sáng 17.7. Ảnh: Lương Hà
Du khách vội vã rời đảo Cô Tô tránh bão số 1 sáng 17.7. Ảnh: Lương Hà

Cần nâng cao dự báo thời tiết

Còn theo GS.TS Phan Văn Tân - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Khí tượng, khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), hiện nay trên thế giới sai số dự báo quỹ đạo bão vào khoảng 100 km với hạn dự báo 24 giờ là bình thường.

"Dự báo từ đầu của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia về đường đi của bão số 1 hoàn toàn hợp lý. Con số 80% - 20% chỉ là xác suất. Còn việc xảy ra hay không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thực tế" - ông Tân giải thích.

GS.TS Phan Văn Tân cho biết, phương án bão số 1 sẽ hướng thẳng vào khu vực giữa Quảng Ninh - Hải Phòng cũng là phương án dự báo của đại đa số trung tâm khí tượng trên thế giới. Còn phương án bão đi lệch lên phía Bắc bán đảo Lôi Châu và sau đó men dọc theo đất liền Trung Quốc là do Tổng cục Khí tượng đề xuất. Điều này giúp người dân chủ động đề phòng.

"Việc dự báo có thể xảy ra sai số. Xác suất sai bao nhiêu, người đưa ra thông tin phải cố gắng làm giảm cái sai đó đi" - ông Tân nói.

GS.TS Phan Văn Tân đề xuất, cần có các bản tin dự báo chính xác với thời hạn càng dài càng tốt, bởi nếu cơn bão mạnh đổ bộ mà hạn dự báo quá ngắn thì không đủ thời gian để ứng phó, có thể dẫn đến thiệt hại rất lớn. Theo ông Tân, trong mô hình dự báo khí tượng, dự báo mưa và dự báo bão vẫn là thách thức lớn đối với ngành khí tượng thế giới.

\Để nâng cao chất lượng dự báo thời tiết, một trong những vấn đề quan trọng nhất là nguồn nhân lực gồm con người và cơ sở vật chất. Đồng thời, phải từng bước nâng cao ý thức người dân trong việc tiếp nhận thông tin dự báo.

Hệ luỵ từ việc dự báo bão sai

Trước khi cơn bão số 1 (Talim) được dự báo sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh và Hải Phòng thì nhiều khách sạn lớn ở Hạ Long đã có khách đặt gần như hết phòng. Tuy nhiên, khi nhận được thông tin cơn bão nguy hiểm này dự báo sẽ vào Quảng Ninh thì phần lớn du khách, đoàn du khách hủy phòng.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các dịch vụ khác, như: Nhà hàng, tàu tham quan vịnh Hạ Long cũng bị hủy.

Giám đốc một khách sạn lớn tại Bãi Cháy, TP Hạ Long cho biết, hệ thống khách sạn của đơn vị có khoảng hơn 200 phòng. Khách đã đặt khoảng 170 phòng trong 2 ngày.

Như vậy, trong 2 ngày, đơn vị dự kiến thu về số tiền của khoảng 340 phòng. Tuy nhiên, khi nhận được thông tin bão dự kiến sẽ vào Quảng Ninh, rồi các lệnh cấm tàu ra biển… khách hủy gần hết, khoảng 300 phòng, chỉ còn lại 40 phòng.

Cũng theo vị giám đốc này, không chỉ có tiền thuê phòng, mà trong quá trình ở tại khách sạn, khách còn đặt ăn uống, thuê hội trường để tổ chức các sự kiện.

Các chủ tàu du lịch trên vịnh Hạ Long cũng trong tình trạng tương tự. Các tour tham quan, nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long của du khách trong và ngoài nước cũng bị hủy.

Toàn bộ số tiền du khách đã đặt cọc được trả lại cho du khách, do đây là trường hợp bất khả kháng và đã có các thông báo chính thức của các cơ quan chức năng.

Chia sẻ với Lao Động, một số chủ khách sạn, chủ tàu tại Quảng Ninh cho rằng, bão không về là may mắn, nhưng nếu dự báo chính xác hơn thì các doanh nghiệp, ngành nghề, nhất là ngành du lịch, dịch vụ không bị thiệt hại mà lẽ ra không phải gánh chịu.

Nguyễn Hùng

MINH HÀ
TIN LIÊN QUAN

Còn bao nhiêu cơn bão tác động đến Việt Nam sau bão số 1 Talim?

AN AN |

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sau bão số 1 Talim khả năng còn khoảng 5 - 7 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông từ cuối tháng 7 đến tháng 10 năm 2023.

Trung Quốc gồng mình chống lụt do bão số 1 Talim

Quý An (theo Xinhua) |

Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đề phòng lũ lụt và mưa lớn do cơn bão số 1 Talim gây ra ở miền nam nước này.

Tàu bè ở Móng Cái hoạt động cầm chừng sau bão số 1

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sau bão số 1, lưu lượng tham gia giao thông trên bến khách ngang sông Mũi Ngọc (phường Bình Ngọc, TP Móng Cái) có phần vắng vẻ, hoạt động cầm chừng. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn, đơn vị quản lý và các nhà tàu vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác an toàn giao thông (ATGT) đường thủy.

Trào lưu Flex: Hãy nghĩ về những điều tử tế, hãy sống cuộc đời rực rỡ

Nhóm PV |

Trào lưu "flex" hay "flexing" (khoe khoang trên mạng xã hội) hiện trở thành chủ đề "nóng" với nhiều góc cạnh thú vị. Trao đổi với Lao Động, nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng, thay vì nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực, hãy nghĩ trào lưu này như một điều tử tế, hãy sống một cuộc đời rực rỡ.

Chuyên gia quốc tế: Tuyển nữ Việt Nam hay hơn kì vọng

Thanh Vũ |

Các chuyên gia bóng đá quốc tế đã dành không ít lời khen cho màn trình diễn của đội tuyển nữ Việt Nam trước đương kim vô địch Mỹ trong trận ra quân World Cup nữ 2023.

Dịch bệnh tay chân miệng tăng, nguy cơ thiếu thuốc điều trị chực chờ

Thanh Chân - Ngọc Lê |

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có xu hướng gia tăng, kéo theo số ca nặng tăng. Về cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, Sở Y tế TP cho biết cơ số thuốc dự trữ của thành phố dự kiến không đủ đáp ứng.

Sự khuynh đảo của BTS, Blackpink và tranh cãi Kpop đang mất chất

DƯƠNG HƯƠNG |

Hệ thống đào tạo đặc thù của Kpop đã tạo ra một ngành công nghiệp tỉ USD với hai trong số những nhóm nhạc nổi tiếng nhất thế giới BTS và Blackpink. Nhưng sự thay đổi về phong cách và màu sắc âm nhạc hiện nay đang khiến nhiều người hoài nghi, liệu Kpop có đang mất chất?

Vụ phá rừng xảy ra gần 2 năm, gỗ bị đốn hạ vẫn nằm giữa rừng đợi điều tra

HƯNG THƠ |

Gần 2 năm kể từ lúc xảy ra vụ phá rừng nghiêm trọng trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt tại một khu bảo tồn ở tỉnh Quảng Trị, số cây rừng bị đốn hạ và các hộp gỗ vẫn còn nằm giữa rừng phơi mưa phơi nắng, đợi cơ quan chức năng điều tra vụ việc.

Còn bao nhiêu cơn bão tác động đến Việt Nam sau bão số 1 Talim?

AN AN |

Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sau bão số 1 Talim khả năng còn khoảng 5 - 7 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông từ cuối tháng 7 đến tháng 10 năm 2023.

Trung Quốc gồng mình chống lụt do bão số 1 Talim

Quý An (theo Xinhua) |

Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đề phòng lũ lụt và mưa lớn do cơn bão số 1 Talim gây ra ở miền nam nước này.

Tàu bè ở Móng Cái hoạt động cầm chừng sau bão số 1

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sau bão số 1, lưu lượng tham gia giao thông trên bến khách ngang sông Mũi Ngọc (phường Bình Ngọc, TP Móng Cái) có phần vắng vẻ, hoạt động cầm chừng. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn, đơn vị quản lý và các nhà tàu vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác an toàn giao thông (ATGT) đường thủy.