Chung tay chăm lo cho người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

KHÁNH AN |

Hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, các địa phương trên cả nước đã cụ thể hóa bằng những hoạt động thiết thực, huy động mọi nguồn lực chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Để chăm lo đời sống cho người nghèo, cấp ủy, chính quyền huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn tập trung triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách giảm nghèo, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế như: Hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất; hỗ trợ xây dựng nhà ở, xóa nhà tạm cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách; vận động các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia ủng hộ, giúp đỡ người nghèo thông qua Quỹ “Vì người nghèo” và thực hiện các chương trình an sinh xã hội.

Hàng năm, nguồn Quỹ “Vì người nghèo” của huyện thường xuyên duy trì trên 800 triệu đồng để thăm hỏi, tặng quà cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh nhân nghèo đang điều trị tại bệnh viện; mua áo ấm, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ có hoàn cảnh khó khăn...

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cũng thường xuyên rà soát, nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh của người dân ở các địa bàn dân cư, những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ bị thiên tai, hỏa hoạn để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Cùng với đó, công tác an sinh xã hội, chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình chính sách; hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh cũng được các cấp, các ngành, đoàn thể thực hiện đảm bảo hiệu quả, thiết thực, kịp thời, tạo sự tin tưởng, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân, tiếp thêm động lực cho người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì tặng quà cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Ảnh: MTTQ Việt Nam
Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) tặng quà cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Ảnh: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Tại huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã phối hợp với các ngành, các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên huyện, xã, thị trấn vận động tổ chức, cá nhân và nhân dân đóng góp tiền, hiện vật chăm lo cho người nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Thực hiện công tác chăm lo nhà ở cho người nghèo trên địa bàn, đến nay toàn huyện đã cất mới 269 căn nhà Đại đoàn kết (đạt 213% so với chỉ tiêu 126 căn năm 2023), sửa chữa 21 căn, tổng trị giá 13 tỉ đồng.

Nối tiếp niềm vui đó, trong tháng 10.2023, Ban Vận động Quỹ "Vì người nghèo" huyện Phú Tân vừa tiếp nhận kinh phí 350 triệu đồng, hỗ trợ cất 10 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn năm 2024 từ Ban Từ thiện - Xã hội (Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo).

Bên cạnh Quỹ "Vì người nghèo", đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động huyện Phú Tân còn thực hành tiết kiệm, góp phần chăm lo an sinh xã hội theo phát động của Ban Thường vụ Huyện ủy. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã tiếp nhận từ 139 đơn vị đóng góp số tiền tính đến quý II/2023 được trên 830 triệu đồng; duy trì qua 4 năm, tổng nguồn quỹ hơn 2 tỉ đồng. Nguồn đóng góp này đã hỗ trợ cho cán bộ, đoàn viên khó khăn về nhà ở (cất mới, sửa chữa), hỗ trợ các trường hợp bệnh nặng...

Tại huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định), những năm qua, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả đẩy mạnh các hoạt động chăm lo giúp đỡ người nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

9 tháng đầu năm 2023, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã trích quỹ “Vì người nghèo” của huyện, hỗ trợ trao tặng 180 suất quà trị giá 90 triệu đồng; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh trao 300 suất quà với tổng trị giá 150 triệu đồng.

Đồng thời, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện trao tặng 30 suất quà cho trẻ em mồ côi trên địa bàn huyện; tặng 111 suất quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có người nhiễm chất độc da cam tại xã Nam Thái.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Chìa khóa thoát nghèo cho lao động nông thôn

Anh Huy - Thành Đạt |

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo bền vững đang được nhân rộng trên nhiều tỉnh thành cả nước. Thông qua đây, nhiều lao động nông thôn vận dụng các kiến thức đã học, mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho bản thân...

Nậm Chà nỗ lực bảo vệ rừng, giúp người dân giảm nghèo bền vững

QUANG THUỴ |

Theo Trang thông tin điện tử huyện Nậm Nhùn, xã Nậm Chà thuộc huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) là một trong những xã có diện tích rừng lớn nhất huyện với hơn 11.000ha. Tính đến hết năm 2022 tỉ lệ che phủ rừng của xã đạt tới 62%. Bước vào mùa khô 2023-2024, công tác bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền. Từ đó, công tác này góp phần giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Phụ nữ huyện Kim Bôi với công tác giảm nghèo bền vững

BÙI THOA |

Để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững hiệu quả, hàng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình đã xây dựng kế hoạch giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và chỉ đạo cơ sở tổ chức thực hiện.

Công nhân Thái Bình mong có sân chơi để thư giãn sau giờ làm việc

Lương Hà |

Thái Bình - Nhiều đoàn viên, người lao động (NLĐ) làm việc trên địa bàn tỉnh Thái Bình mong muốn được đầu tư thiết chế văn hóa, để có sân chơi thư giãn sau giờ làm việc.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đồng hành cùng công đoàn cơ sở

Nghĩa Thanh |

Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động là một trong 3 khâu đột phá sẽ được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam cho ý kiến thảo luận. Trên thực tế, nhiệm vụ này đã được các cấp Công đoàn chú trọng triển khai, thực hiện trong nhiệm kỳ 2018 - 2023. Kết quả của hoạt động này là cơ sở để tổ chức Công đoàn tiếp tục phát huy trong nhiệm kỳ tới nhằm thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Bồi dưỡng nữ cán bộ Công đoàn tâm huyết, đáp ứng nhiệm vụ được giao

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Lãnh đạo Công đoàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk kỳ vọng trong giai đoạn tới, nữ cán bộ Công đoàn cấp cơ sở sẽ có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, chịu thương, chịu khó, có tâm huyết với công việc được giao.

Dùng hơn 19.000 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng

PHẠM ĐÔNG |

Quốc hội quyết nghị thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỉ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Gần 100.000 lượt thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Nghệ An

TRẦN VÂN |

Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Nghệ An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2023-2028" nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, công nhân viên chức, lao động, với hàng trăm nghìn lượt thi sau hơn 1 tuần triển khai.

Chìa khóa thoát nghèo cho lao động nông thôn

Anh Huy - Thành Đạt |

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo bền vững đang được nhân rộng trên nhiều tỉnh thành cả nước. Thông qua đây, nhiều lao động nông thôn vận dụng các kiến thức đã học, mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho bản thân...

Nậm Chà nỗ lực bảo vệ rừng, giúp người dân giảm nghèo bền vững

QUANG THUỴ |

Theo Trang thông tin điện tử huyện Nậm Nhùn, xã Nậm Chà thuộc huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) là một trong những xã có diện tích rừng lớn nhất huyện với hơn 11.000ha. Tính đến hết năm 2022 tỉ lệ che phủ rừng của xã đạt tới 62%. Bước vào mùa khô 2023-2024, công tác bảo vệ rừng (BVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền. Từ đó, công tác này góp phần giúp người dân giảm nghèo bền vững.

Phụ nữ huyện Kim Bôi với công tác giảm nghèo bền vững

BÙI THOA |

Để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững hiệu quả, hàng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình đã xây dựng kế hoạch giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và chỉ đạo cơ sở tổ chức thực hiện.