Biến đổi khí hậu có thể khiến 1 triệu người lâm cảnh nghèo

YẾN PHƯƠNG |

Ngân hàng Thế giới đánh giá, kinh tế của Việt Nam có thể bị tổn thất và thiệt hại nặng do biến đổi khí hậu.Nếu mực nước biển dâng 1m, ước tính khoảng 5,3% diện tích tự nhiên bị ngập, 10,8% dân số bị ảnh hưởng...

Ngày 8.12, Hội thảo “Tình hình ban hành và thực hiện pháp luật ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2021 và giải pháp trong thời gian tới” được tổ chức tại TP. Cần ThơTại buổi Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Mậu - Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn - BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, với đặc điểm địa lý và khí hậu, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương và chịu tác động nghiêm trọng do BĐKH.

 

 
Quang cảnh buổi Hội thảo. Ảnh: Yến Phương 

Theo thống kê của Tổng cục Phòng, chống thiên tai, từ năm 2011 – 2020, khí hậu cực đoan đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, với tổng thiệt hại ước tính gần 230.000 tỉ đồng. Giai đoạn 2011 – 2016, tổng thiệt hại ước tính hơn 62.000 tỉ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là gần 162.000 tỉ đồng, gấp 3 lần giai đoạn 5 năm trước đó; tính trung bình mỗi năm thiệt hại khoảng 23.000 tỉ đồng.

Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế của Việt Nam có thể bị tổn thất và thiệt hại nặng nề từ BĐKH. Cụ thể, nếu mực nước biển dâng 1,0m, ước tính khoảng 5,3% diện tích tự nhiên bị ngập, 10,8% dân số bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị bị ngập, 7,2% diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng và 28,9% vùng đất thấp bị ngập.

Nếu không có các biện pháp thích ứng hiệu quả và giảm thiểu phù hợp, trong giai đoạn 2070 – 2100 sẽ có từ 6 đến 12 triệu người có thể chịu tác động tiêu cực từ lũ lụt ven biển. Ước tính, BĐKH có thể khiến tới 1 triệu người lâm vào tình trạng nghèo vào năm 2030 và khiến Việt Nam mất khoảng 12 - 14,5%  GDP mỗi năm từ năm 2050.

 
Hội thảo diễn ra vào ngày 8.12 tại TP. Cần Thơ. Ảnh: Yến Phương

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Mậu đã đề ra những kiến nghị cho việc hoàn thiện chính sách pháp luật và ứng phó với BĐKH. Trong đó, chú trọng rà soát đánh giá việc thực thi và hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH; Tăng cường triển khai nghiên cứu học tập kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về BĐKH,...

 
Ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - chia sẻ tại buổi Hội thảo. Ảnh: Yến Phương 

Ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - cho biết, ứng phó BĐKH đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19, đòi hỏi sự chung tay và nỗ lực của mọi quốc gia trong việc đề ra các hành động khẩn trương và mạnh mẽ để tăng khả năng chống chịu và ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường.

Những tác động của biến đổi khí hậu

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, BĐKH đang ngày càng tác động tới nền kinh tế Việt Nam và những khoản chi phí đang bắt đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng. Tính trong năm 2020, Việt Nam đã thiệt hại 10 tỉ USD, tương đương 3,2% GDP do tác động của BĐKH.

Giai đoạn 2011 – 2020, trong nông nghiệp có gần 3,4 triệu ha lúa và hoa màu, hơn 700 nghìn ha cây công nghiệp, gần 383 nghìn ha thuỷ sản bị phá huỷ, hư hại cùng hơn 10,8 triệu gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Về cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, có 217km đê, 92km kè và bờ biển, sông, suối bị sạt lở, vỡ, nứt; 2.390 cống và 2.305 hồ, đập bị vỡ, sạt lở; 140 trạm bơm bị hư hại và 1.915km kênh mương bị sạt trôi, hư hỏng.

Hơn 3,5 triệu ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó có 44.198 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hơn 1.7 triệu nhà bị hư hại, gần 1.800 bị ngập nước. Ước tính năm 2020, có 11,8 triệu người ở Việt Nam phải chịu rủi ro lũ lụt lớn và hơn 35% các khu định cư ven biển nằm trên các bờ biển bị xói mòn.

Về hạ tầng và dịch vụ nước sạch, vệ sinh môi trường: Tính trong 4 năm (2012, 2016, 2019, 2020) có gần 766.000 hộ với khoảng 2,8 triệu người bị thiếu nước sạch, hơn 519.000ha diện tích vùng dân cư bị ô nhiễm; giai đoạn 2011 – 2020 có gần 53.000km đường bị sạt lở, hơn 32.000km đường bị ngập, hơn 21.000 cầu, cống bị hư hại và 2.850 điểm giao thông bị ách tắc, đình trệ.

Dịch vụ giáo dục và y tế cũng đang đứng trước rủi ro cao khi mà 26% các bệnh viện công và trung tâm y tế, 11% các trường học phải đối mặt với rủi ro ngập lụt từ biển. Theo thống kê của các năm 2011, 2012, 2018 và 2020, có 5.929 phòng học và nhà chức năng đã bị phá huỷ và hư hại, có 2.723 điểm trường bị ảnh hưởng.

YẾN PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Tìm giải pháp phát triển đô thị Cần Thơ thích ứng biến đổi khí hậu

Thành Nhân |

Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Cần Thơ vừa phối hợp Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Phát triển đô thị bền vững thích ứng biến đổi khí hậu”. Hội thảo được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm, xác định những khuyến nghị, giải pháp tiềm năng trong việc phát triển đô thị thành phố Cần Thơ bền vững trước bối cảnh biến đổi khí hậu.

Bàn giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL

PHONG LINH - VĂN SĨ |

Cần Thơ - Chiều 30.10, trường Đại học Cần Thơ tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - Tầm nhìn 2045. Trong đó, vấn đề biến đổi khí hậu nhận được nhiều sự quan tâm từ đại biểu.

Biến đổi khí hậu: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Nhóm PV |

Mưa lũ, sạt lở xảy ra thời gian vừa qua tại dải đất miền Trung đã để lại nhiều hậu quả. Nguyên nhân chính của những đợt mưa lũ này là gì? Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu? Báo Lao Động có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Ngà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu về vấn đề này.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Tìm giải pháp phát triển đô thị Cần Thơ thích ứng biến đổi khí hậu

Thành Nhân |

Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Cần Thơ vừa phối hợp Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Phát triển đô thị bền vững thích ứng biến đổi khí hậu”. Hội thảo được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm, xác định những khuyến nghị, giải pháp tiềm năng trong việc phát triển đô thị thành phố Cần Thơ bền vững trước bối cảnh biến đổi khí hậu.

Bàn giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL

PHONG LINH - VĂN SĨ |

Cần Thơ - Chiều 30.10, trường Đại học Cần Thơ tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - Tầm nhìn 2045. Trong đó, vấn đề biến đổi khí hậu nhận được nhiều sự quan tâm từ đại biểu.

Biến đổi khí hậu: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Nhóm PV |

Mưa lũ, sạt lở xảy ra thời gian vừa qua tại dải đất miền Trung đã để lại nhiều hậu quả. Nguyên nhân chính của những đợt mưa lũ này là gì? Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu? Báo Lao Động có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Ngà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu về vấn đề này.