5 giải pháp phát triển kinh tế, giảm nghèo vùng Trung du và miền núi Bắc bộ

KHÁNH AN |

Ngày 8.12, tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ", ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ - đề xuất 5 giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng, giảm tỉ lệ hộ nghèo.

Vùng trung du và miền núi Bắc bộ là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước. Tỉ lệ hộ nghèo của vùng còn rất lớn (12,29%), cao gấp 4,6 lần so với mức trung bình toàn quốc (2,75%) do quy mô kinh tế còn nhỏ so với các vùng khác; một số lợi thế chưa được khai thác hiệu quả; tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chuyển biến chậm.

Để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ - đề nghị các Bộ, ngành, địa phương vùng Trung du và miền núi Bắc bộ quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng.

Thứ nhất, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, phấn đấu đến năm 2030 có 85% số xã, thôn trong vùng có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Thứ hai, cần triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn để tăng thu nhập, hỗ trợ lao động tại chỗ tiếp cận việc làm phi nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030 có tối thiểu 40% lao động người dân tộc thiểu số biết làm các ngành, nghề: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ; có 80% số hộ nông dân người dân tộc thiểu số làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hóa; giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.

Thứ ba, cần chú trọng phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện tốt chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở; thực hiện tốt quy chế dân chủ, tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát Đảng, chính quyền; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang mà nòng cốt là bộ đội biên phòng, công an và dân quân tự vệ trong việc giúp đỡ nhân dân, vận động nhân dân bảo vệ biên giới, chủ quyền quốc gia, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu .

Cuối cùng, cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các chính sách hiện hành để hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

Tổ chức thực hiện tốt chính sách theo hướng giảm dần cơ chế "cho không", tăng chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện, đầu tư kết cấu hạ tầng cho cộng đồng để phát triển kinh tế; gắn giảm nghèo với các chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo dục, y tế...; tạo cơ hội cho người dân tiếp cận các nguồn lực; phát huy tinh thần tự lực tự cường và quyền làm chủ của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Bàn giao bò giống hỗ trợ người dân giảm nghèo tại Thái Nguyên

TRÍ MINH |

Xã Bá Xuyên thuộc TP Sông Công (Thái Nguyên) vừa tổ chức bàn giao bò giống cho 16 hộ dân là các hộ nghèo, cận nghèo tham gia Dự án sản xuất cộng đồng phát triển sản xuất chăn nuôi bò sinh sản, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Trao quyền tự chủ để người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

LÊ TÂM |

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nhanh chóng xây dựng hàng loạt mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm tạo việc làm, trao quyền tự chủ để người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Hà Nội triển khai linh hoạt nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững

THU PHƯƠNG |

Ngoài hỗ trợ tạo việc làm, nguồn vốn tín dụng chính sách giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội cũng giúp hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thay đổi thói quen, nhận thức trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho gia đình để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thời điểm 150 cảnh sát Bình Thuận ập vào lán trại của vàng tặc giữa rừng

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Chiều ngày 9.12, Công an tỉnh Bình Thuận mới hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường và kiểm đếm, đưa tang vật, di lí 28 đối tượng "vàng tặc" bị bắt quả tang trong vụ tuyển rửa kim loại trái phép, nghi là vàng tại xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, Bình Thuận giáp ranh tỉnh Lâm Đồng về trụ sở công an để tiếp tục mở rộng điều tra.

Nhà thờ dát vàng ở Nam Định thu hút người dân đến chụp ảnh dịp giáng sinh

Lương Hà |

Nam Định - Nhà thờ Giáo xứ Xương Điền (ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) nổi tiếng với tên Nhà thờ dát vàng, được thiết kế theo phong cách Gothic, phía bên trong làm hoàn toàn bằng gỗ thu hút nhiều người đến tham quan dịp giáng sinh.

Những yếu tố giúp Quang Hải lấy lại phong độ cao ở giải vô địch quốc gia

HOÀNG HUÊ |

Trao đổi với Lao Động, bình luận viên Quang Tùng nhận định, sự đồng bộ trong lối chơi của đội Công an Hà Nội và may mắn là những yếu tố có thể giúp tiền vệ Quang Hải sớm trở lại với phong độ cao tại giải bóng đá vô địch quốc gia.

Thị trường phim Việt tăng tốc dịp cuối năm nhưng chưa đủ đột phá

NGỌC DỦ |

Tính đến ngày 8.12, bộ phim “Đất rừng phương Nam” ra rạp giữa tháng 10, có doanh thu gần 140 tỉ đồng và “Người vợ cuối cùng” ra rạp đầu tháng 11, doanh thu hơn 96 tỉ đồng. Tháng 12 này, cuộc đua phim Việt tại rạp sôi động hơn khi có thêm “Người mặt trời” (khởi chiếu ngày 8.12) và “Trên bàn nhậu, dưới bàn mưu” (khởi chiếu ngày 29.12).

Học sinh nhốt, ném dép cô giáo: Đâu rồi tôn sư trọng đạo?

Nhóm PV |

Vụ học sinh dồn ép cô giáo vào góc lớp, ném dép vào cô giáo tại một trường THCS ở tỉnh Tuyên Quang hiện đang được các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh. Ai đúng, ai sai sẽ được làm rõ, nhưng vụ việc trên cũng lộ ra lỗ hổng nghiêm trọng về tinh thần tôn sư trọng đạo, "tiên học lễ, hậu học văn".

Bàn giao bò giống hỗ trợ người dân giảm nghèo tại Thái Nguyên

TRÍ MINH |

Xã Bá Xuyên thuộc TP Sông Công (Thái Nguyên) vừa tổ chức bàn giao bò giống cho 16 hộ dân là các hộ nghèo, cận nghèo tham gia Dự án sản xuất cộng đồng phát triển sản xuất chăn nuôi bò sinh sản, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Trao quyền tự chủ để người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

LÊ TÂM |

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nhanh chóng xây dựng hàng loạt mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm tạo việc làm, trao quyền tự chủ để người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Hà Nội triển khai linh hoạt nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững

THU PHƯƠNG |

Ngoài hỗ trợ tạo việc làm, nguồn vốn tín dụng chính sách giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội cũng giúp hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thay đổi thói quen, nhận thức trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho gia đình để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.