Nghệ thuật truyền thông trong bước đường chinh phục của Thành Cát Tư Hãn

lê tiên long |

Rất nhiều học giả đã đi tìm lời giải cho việc vì sao quân Mông Cổ ít ỏi của Thành Cát Tư Hãn lại có thể chinh phục được một vùng đất rộng lớn xuyên suốt từ Châu Á đến Châu Âu. Jack Weatherford đã tìm ra được một nguyên nhân: Vị Khắc Hãn này là một bậc thầy về truyền thông.

Tượng Thành Cát Tư Hãn.
Tượng Thành Cát Tư Hãn.
Jack Mciver Weatherford là Giáo sư nhân học tại Đại học Macalester, Sanint Paul, bang Minnesota, Hoa Kỳ. Ông bắt đầu nghiên cứu sâu về văn hóa và lịch sử Mông Cổ từ cuối những năm 1990 và đạt được nhiều thành tựu ở tầm quốc tế.

Trong cuốn “Genghis Khan and the Marking of The Mordern World”, xuất bản lần đầu năm 2004 (bản dịch của NXB Khoa học Xã hội theo bản quyền của Omega Book có tên gọi “Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại” vừa ra mắt tại Việt Nam), Giáo sư Jack Weatherford đã tìm và lý giải những nguyên nhân khiến Thành Cát Tư Hãn và đội quân của ông trở nên hùng mạnh và có thể thống trị thế giới trong một thời gian dài như vậy.

Câu chuyện về vết thương ở cổ

Với sự hợp tác của các học giả Mông Cổ và nước ngoài, Giáo sư Jack Weatherford đã cùng dịch bộ tài liệu “Bí sử của người Mông Cổ” và tìm ra những thông tin quan trọng, nhiều thông tin trong đó được lưu truyền trong lịch sử Mông Cổ như những giai thoại độc đáo.

Điển hình trong đó là câu chuyện về vết thương ở cổ thủ lĩnh Thiết Mộc Chân, người sau này trở thành Thành Cát Tư Hãn, và lòng trung thành của người hộ vệ thân tín Jelme đã được ông đền đáp như thế nào.

Câu chuyện xảy ra những năm đầu thế kỷ XIII, khi thủ lĩnh Thiết Mộc Chân đang giao tranh với bộ tộc Thái Xích Ô. Trận đó, Thiết Mộc Chân bị trúng một mũi tên vào cổ, khiến ông bất tỉnh vào lúc mặt trời lặn. Jelme, thân tín trung thành, cũng là phó chỉ huy của ông, đã trực tiếp hút máu từ vết thương của ông, rồi lẻn sang trại đối phương tìm sữa lên men cho ông uống.

Sử sách Mông Cổ kể rằng, sau này khi lên ngôi Hãn, Thành Cát Tư Hãn không bao giờ quên ơn của Jelme đã cứu mạng và ông đã tin tưởng phó thác cho Jelme những trận chiến quan trọng nhất trong các cuộc chinh phục của quân Mông Cổ.

Từ câu chuyện này, Jack Weatherford đánh giá Thành Cát Tư Hãn là bậc thầy về việc gây dựng lòng trung thành ở cấp dưới. Điều đó khiến không hề có một vị tướng nào bỏ rơi ông trong suốt sáu thập niên ông chinh chiến. Ngoài ra, vị Khắc Hãn này cũng không bao giờ trừng phạt hay làm hại tướng của mình. “Trong số các vị vua và nhà chinh phục vĩ đại nhất trong lịch sử, lòng tận trung như vậy là có một không hai”, Jack Weatherford nhận xét.

Nghệ thuật tung tin đồn

Tuyên truyền và điều khiển dư luận là vũ khí ưa thích của Thiết Mộc Chân. Khi chuẩn bị tấn công bộ tộc Nãi Man, quân của ông tung nhiều tin đồn bôi xấu đối phương, đồng thời củng cố sự tự tin của mình. “Bí sử của người Mông Cổ” kể lại lời miêu tả đáng sợ về người Mông Cổ một cách chi tiết và đầy tự hào: “Mũi của họ được làm bằng lưỡi đục và lưỡi làm từ mũi dùi. Họ có thể ăn sương và cưỡi gió mà sống”. Họ so sánh Thiết Mộc Chân với một con chim cắt đói mồi, nhưng cũng nói rằng “cả thân mình ông làm từ đồng và sắt, được xếp chắc tới nỗi không lưỡi dùi nào xuyên qua được”.

Để làm quân địch hoảng sợ, trong các trận chiến, ban đêm Thiết Mộc Chân sai mỗi người lính đốt năm đám lửa trại trên các ngọn đồi nơi cắm trại. Hình ảnh này khiến quân địch nhìn quân của ông thấy như quân số lớn gấp nhiều lần.

Trước khi tấn công một thành phố, quân Mông Cổ tấn công các làng mạc xung quanh, bắt những người dân địa phương khỏe mạnh làm lao dịch phục vụ họ, đồng thời đuổi những người dân còn lại vào thành phố. Những người tị nạn này gây áp lực khiến thành phố nhanh chóng hao hụt lương thực, gây ra nạn dịch, đồng thời gieo rắc tâm lý hoang mang cho người dân trong thành.

Những tin đồn về sự thiện chiến, tàn bạo của quân xâm lược làm nản lòng binh lính phòng thủ và gây nỗi sợ hãi với nhân dân. Với áp lực như vậy kéo dài, cùng với những đợt tấn công được tổ chức rất bài bản, các thành phố nối nhau thất thủ, rồi chịu cảnh tàn sát, nếu không chịu đầu hàng.

Quân Mông Cổ cũng đe dọa đối phương bằng âm thanh, với cách trong đêm phi ngựa tiến đến sát thành bị vây từ mọi hướng, tạo âm thanh hỗn loạn “như thể bầu trời đổ sập”, sau đó đột ngột biến mất. Cách làm này khiến những kẻ phòng thủ hoang mang đến tột độ.

Trong cuộc chinh phục vùng Trung Á, Thành Cát Tư Hãn đã tổ chức một bộ máy tuyên truyền ảo, liên tục thổi phồng số người chết trong chiến trận ở các thành phố họ đã đi qua và gây ra nỗi khiếp sợ đối với mọi nơi mà tin tức được lan tới. Và sau khi một tòa thành thất thủ, quân Mông Cổ lại gửi các đoàn sứ giả tới các thành phố khác để báo cho họ những điều kinh khủng chưa từng thấy mà chiến binh Mông Cổ gây ra với các khả năng gần như phi phàm của họ.

Thành Cát Tư Hãn không quan tâm tới việc ghi lại các chiến tích hay thơ ca tán tụng tài năng của mình; thay vào đó, ông cho phép người dân tự do lan truyền các câu chuyện tệ hại và phi lý nhất về ông và quân Mông Cổ.

Hệ thống truyền tin

Để cai trị đế quốc, và cụ thể là để ghi lại các đạo luật mới ban bố, như cấm trộm gia súc, cấm ngoại tình, cấm bắt cóc và nô lệ hóa người Mông Cổ... Thành Cát Tư Hãn ban hành hệ thống chữ viết. Trong bộ máy hành chính của ông, chữ viết và việc duy trì luật pháp có quan hệ rất gần gũi với nhau.

Điều này giải thích vì sao chữ “sách” trong tiếng Mông Cổ (đọc là nom) có nguồn gốc từ từ “nomos” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Luật pháp”. “Trong thế giới Mông Cổ ở thế kỷ XIII, pháp luật và chữ viết là một và như nhau”, Jack Weatherford khẳng định.

Trong quân đội của Thành Cát Tư Hãn, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng tuy binh lính đều không biết chữ, nhưng luôn nhận lệnh một cách chuẩn xác nhờ vào hệ thống chuẩn hóa mệnh lệnh thành văn vần. Quân đội Mông Cổ có một bộ các giai điệu và phong cách thơ cố định để sáng tác từ ngữ dựa theo nghĩa của thông điệp. Với binh lính, nghe các lời nhắn giống như học thêm một lời mới của một bài hát mà họ đã thuộc giai điệu.

Cùng với chinh phục là cướp bóc, Thành Cát Tư Hãn đã lập ra mạng lưới vận tải khổng lồ để vận chuyển các của cải châu báu cướp bóc được từ khắp các nước Á, Âu về Mông Cổ.

Với đế chế trải dài từ bờ biển Đen ở phía Tây tới Thái Bình Dương ở phía Đông, Mông Cổ cần một hệ thống truyền tin tức và gửi thư tín dày đặc. Nhờ hệ thống truyền tin này, mà các Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo có thể liên lạc với các nhóm truyền giáo ở tận Trung Hoa. Khi hệ thống truyền tin này ngừng hoạt động, các liên lạc này cũng chấm dứt, buôn bán ngừng trệ và người Châu Âu bắt đầu tìm đường để đến Trung Hoa bằng đường biển, qua các chuyến đi của các nhà du hành hàng hải.

Hệ thống truyền tin đặc sắc của quân đội Mông Cổ được hình thành trên lưng ngựa, được thành lập thành một chuỗi các trạm bưu chính, mỗi trạm có hàng chục ngựa cùng nhân viên. Mỗi người cưỡi ngựa này có thể đi xa tới 300km mỗi ngày. Các quan chức được cấp những loại thẻ đặc biệt khi sử dụng hệ thống bưu chính này đều nhận được sự hỗ trợ chu đáo nhất.

Nhờ hệ thống này, việc vận chuyển hàng hóa và thông tin của quân đội Mông Cổ diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có tiền lệ. Khi quân Mông Cổ từ Trung Hoa chinh phục Tây Tạng, hệ thống thư tín của họ cũng nối dài tới tận đây.

Ngoài ra hệ thống đó còn đóng vai trò tai mắt cho Đại Hãn, giúp Thành Cát Tư Hãn có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và duy trì liên lạc với mạng lưới do thám. Đồng thời hệ thống này cũng có vai trò bảo vệ các nhà buôn nước ngoài được chính quyền bảo trợ trong quá trình buôn bán hàng hóa từ Tây sang Đông.

Các nhà nghiên cứu đánh giá những dấu ấn của Thành Cát Tư Hãn như tạo ra hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên, khả năng tung tin đồn, việc thiết lập một bộ luật quốc tế, tạo tự do buôn bán và bình đẳng tôn giáo, đã khiến ông trở thành một nhà chinh phục biết sử dụng các phương tiện truyền thông một cách hiệu quả bậc nhất trong số các nhà chinh phục lừng danh trên thế giới.

lê tiên long
TIN LIÊN QUAN

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.