Khi "Tàng Kinh Các" mở cửa đón khách

Tường Minh |

Tại Huế, có một "Tàng Kinh Các" luôn mở cửa đón khách tham quan là Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế, được thành lập và ra mắt vào tháng 9.2022.

Quy mô và bài bản nhất từ trước tới nay

Theo Hòa thượng Thích Hải Ấn - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Giám đốc Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế, những năm qua, song song với sứ mệnh giáo dục và đào tạo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đặc biệt quan tâm tới công tác sưu khảo và phát huy giá trị các nguồn di sản tư liệu, văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc.

Không gian trưng bày kho mộc bản Phật giáo lớn nhất xứ Huế được lưu trữ và trưng bày tại Trung tâm. Ảnh: Phúc Đạt
Không gian trưng bày kho mộc bản Phật giáo lớn nhất xứ Huế được lưu trữ và trưng bày tại Trung tâm. Ảnh: Phúc Đạt

Trao đổi với phóng viên Lao Động, Hoà thượng Thích Hải Ấn cho biết: "Với sự quan tâm đó, một số lượng lớn Mộc bản Phật giáo, điển tịch Phật giáo, văn bản Hán Nôm tại các Tổ đình, Tự viện có giá trị lịch sử quan trọng đã được quy tập và sưu khảo.

Nhằm bảo tồn và lưu trữ các mộc bản một cách khoa học, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và học giả quan tâm nguồn tư liệu quý giá này, chúng tôi quyết định thành lập Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế (có thể hiểu là một Tàng Kinh Các như trong phim ảnh), đóng tại cơ sở 1 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, số 109 Minh Mạng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế".

Theo quyết định, Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế - hiểu hình tượng là một "Tàng Kinh Các" như trong phim ảnh có chức năng quy tập, lưu trữ, nghiên cứu và phát huy giá trị di sản, tư liệu văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của tăng ni và toàn xã hội.

Đây là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo quy mô và bài bản nhất từ trước đến nay được thành lập, theo tiêu chuẩn của một thư viện quốc gia.

Bao gồm các phòng lưu trữ với kho mộc bản, phòng lưu trữ thư viện và tủ sách gia đình cùng các phòng lưu trữ văn liệu, tranh, tượng, pháp khí, tư liệu âm thành, hình ảnh, tư liệu số hóa... phục vụ tra cứu, nghiên cứu cho tăng ni phật tử, giới nghiên cứu, học thuật trong nước và quốc tế.

Những mộc bản quý hiếm

Trung tâm Nghiên cứu và Lưu trữ vừa ra mắt với hai không gian ban đầu, nhưng tư liệu được xếp vào hạng vô cùng quý hiếm liên quan đến Phật giáo Huế. Đó là không gian lưu trữ mộc bản Phật giáo và tủ sách thư viện gia đình.

Một bản khắc gỗ kinh sách Phật giáo lưu trữ tại Trung tâm. Ảnh: Phúc Đạt
Một bản khắc gỗ kinh sách Phật giáo lưu trữ tại Trung tâm. Ảnh: Phúc Đạt

Được bày biện một cách khoa học và bài bản, không gian lưu trữ mộc bản Phật giáo khiến nhiều người khi bước vào đây không khỏi trầm trồ. Không gian mộc bản này vốn được lưu trữ tại chùa Từ Đàm trước đây với hơn 800 tấm và hơn 1.300 mặt khắc, đa dạng chủng loại như kinh, luật, luận, trước tác, phái điệp, quy y - thế độ, tranh đồ họa cổ…

Đây được xem kho mộc bản lớn nhất của phật giáo xứ Huế, được tích hợp đa niên đại trải dài từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX và được sưu tầm từ các tổ đình và cổ tự danh tiếng xứ Huế như chùa Kỳ Viên, Đức Sơn, Thiền Lâm, Viên Thông, Thuyền Tôn, Báo Quốc, Bảo Lâm, Ba La Mật...

Đáng chú ý trong số đó, có ván khắc Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật kinh (thời chúa Nguyễn Phúc Chu) – ván khắc có niên đại xưa của Phật giáo xứ Huế và miền Trung được tìm thấy tính tới thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, không gian tủ sách thư viện gia đình là nơi đặt tủ sách do các gia đình phát tâm hiến tặng với hàng ngàn đầu sách, tạp chí quý liên quan đến triết học, Phật học, văn học và các ngành xã hội nhân văn trước năm 1975. Ngoài sách, các gia đình còn hiến tặng các tư liệu ghi âm về các sự kiện Phật giáo, thuyết giảng, âm nhạc Phật giáo (tân nhạc và lễ nhạc truyền thống Phật giáo Huế)…

Trao đổi với phóng viên Lao Động, Thượng tọa – Tiến sĩ Thích Không Nhiên, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu và Lưu trữ cho biết, hiện đã có 5 gia đình phát tâm hiến tặng tủ sách cho trung tâm. Những tủ sách vô cùng quý hiếm, được các gia đình gìn giữ một cách cẩn trọng trong một thời gian dài.

Cũng theo Thượng tọa Thích Không Nhiên, không dừng lại ở hai không gian này, sắp tới trung tâm tiếp tục cho mở thêm các không gian trưng bày, lưu trữ về pháp tượng – pháp khí, điển tịch, văn liệu cổ Phật giáo, lưu trữ tư liệu số hóa…

Đặc biệt, sẽ chuyển toàn bộ tư liệu số hóa của tập san Liễu Quán được sưu khảo trong 10 năm qua để lưu trữ tại không gian này.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Đến Huế chèo SUP, vẽ tranh bên sông Hương dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5

Quảng An |

Chương trình “Tri ân dòng Hương” trong khuôn khổ  Festival nghề truyền thống Huế 2023 có nhiều hoạt động thú vị dành cho du khách như đạp xe, chèo SUP, vẽ tranh, trưng bày tranh...

Đề án Áo dài Huế: Gần 500 tỉ đồng chờ xã hội hoá

Tường Minh |

Huế - Ngân sách địa phương sẽ chi 2% (11/ hơn 500 tỉ đồng) để thực hiện đề án "Huế kinh đô Áo dài Việt Nam".

Huế sẽ có trung tâm trưng bày, may đo áo dài phục vụ du khách

Quảng An |

Đến năm 2030, Huế sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch.

Giải nhất 30 triệu dành cho ý tưởng thiết kế cầu vượt Hộ Thành hào ở Huế

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế treo thưởng giải nhất trị giá 30 triệu đồng cho cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”.

Hội chợ ITE HCMC 2023 tăng cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế

Thanh Hương |

Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM lần thứ 17 (ITE HCMC 2023) hứa hẹn là giải pháp hiệu quả nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ, xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5

Thanh Chân |

Tại TP Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 3.2023 đến nay, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận dưới 3 ca/ngày. Thành phố cũng phát hiện biến thể phụ XBB.1.5.

Đã đến lúc coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn, bệnh viện Bạch Mai, các nước trên thế giới đã dần coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường. Thời gian qua, dù số ca bật tăng trở lại nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi thời tiết. Bộ Y tế cũng chưa ghi nhận các biến chủng mới của COVID-19, số ca tử vong thấp, gần như bằng 0. Vì vậy, đã đến lúc coi COVID-19 như dịch bệnh thông thường.

Góc nhìn thể thao 106: Những điểm chú ý trong danh sách U22 Việt Nam

NHÓM PV |

Huấn luyện viên Troussier vừa công bố danh sách hội quân đợt 1 của U22 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 32. Góc nhìn thể thao 106 sẽ cùng bình luận viên Hoàng Hải tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Đến Huế chèo SUP, vẽ tranh bên sông Hương dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5

Quảng An |

Chương trình “Tri ân dòng Hương” trong khuôn khổ  Festival nghề truyền thống Huế 2023 có nhiều hoạt động thú vị dành cho du khách như đạp xe, chèo SUP, vẽ tranh, trưng bày tranh...

Đề án Áo dài Huế: Gần 500 tỉ đồng chờ xã hội hoá

Tường Minh |

Huế - Ngân sách địa phương sẽ chi 2% (11/ hơn 500 tỉ đồng) để thực hiện đề án "Huế kinh đô Áo dài Việt Nam".

Huế sẽ có trung tâm trưng bày, may đo áo dài phục vụ du khách

Quảng An |

Đến năm 2030, Huế sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch.

Giải nhất 30 triệu dành cho ý tưởng thiết kế cầu vượt Hộ Thành hào ở Huế

Tường Minh |

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế treo thưởng giải nhất trị giá 30 triệu đồng cho cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”.