100 năm chữ Quốc ngữ - hội thảo quốc tế tổ chức qua… mạng xã hội

Hoàng Văn Minh |

Hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" diễn ra trong hai ngày 28 và 29.12 tại Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên, một hội thảo quốc tế được tổ chức chủ yếu qua mạng xã hội Facebook và thư điện tử.

Mọi thứ đều qua Facebook

TS Trần Đức Anh Sơn, Giám đốc nội dung của Tao Đàn Thư Quán, đơn vị tổ chức hội thảo quốc tế "100 năm chữ Quốc ngữ", khai mạc ngày 28.12 cho biết: Khác với những hội thảo truyền thống trước đây, hội thảo này được tổ chức theo cách thức riêng. Đó là một đoàn thể chính thống (Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng) đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức hội thảo; một công ty tư nhân (Tao Đàn Thư Quán) hỗ trợ về chuyên môn và tài trợ kinh phí tổ chức hội thảo. Ban Tổ chức hội thảo đã dùng mạng xã hội Facebook để loan tin về hội thảo và kêu gọi cộng đồng tham gia/ tham dự hội thảo".

Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” khai mạc ngày 28.12 tại Đà Nẵng. Ảnh: H.V.M
Hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam” khai mạc ngày 28.12 tại Đà Nẵng. Ảnh: H.V.M

Cụ thể, sau khi xây dựng đề cương nội dung, ấn định ngày giờ, địa điểm tổ chức và được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đồng ý cấp phép tổ chức hội thảo, Ban Tổ chức hội thảo đã đăng tải chương trình hội thảo bằng các ngôn ngữ: Việt - Pháp - Anh trên Facebook, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia/ tham dự hội thảo.

Sau đó, cũng thông qua Facebook, nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã quan tâm, hưởng ứng và ngỏ ý tham gia/ tham dự hội thảo gồm: Viện Tôn vinh chữ Quốc ngữ (ở Đà Nẵng, Việt Nam), Hội Hữu nghị Bồ Đào Nha - Việt Nam (ở Porto, Bồ Đào Nha), Hội Ái mộ Bác sĩ Yersin (ở Montpellier, Pháp), Hội Nhịp cầu Thái Bình và Trường Âu Lạc Việt (ở Genève, Thụy Sĩ).

Đặc biệt, đã có gần 40 học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học ở Việt Nam và từ các nước: Australia, Bồ Đào Nha, Canada, Hoa Kỳ, Rumani, Thụy Sĩ, Trung Quốc… gửi tham luận tham gia hội thảo. Có hơn 120 người từ nhiều tỉnh thành ở Việt Nam và từ các nước: Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha, Australia, Thụy Sĩ, Trung Quốc… đã thông qua Facebook và e-mail để đăng ký tham dự hội thảo với tư cách cử tọa.

100 năm bãi bỏ khoa cử Hán học

Ngày mồng 4 tháng 11 năm Khải Định thứ 3 (nhằm ngày 28.12.1918), vua Khải Định ban Dụ số 123 về việc bãi phép khoa cử Hán học. Dụ có 4 khoản chuẩn định rằng:

Khoản thứ nhất: Đình bãi phép khoa cử [Hán học].

Khoản thứ hai: Cho phép đến năm sau [1919] có khoa thi Hội cuối cùng.

Khoản thứ ba: Phàm những việc liên quan đến tuyển bổ quan lại thuộc ban văn và cách học cách thi sẽ có chương trình định lệ riêng.

Khoản thứ tư: Viện Cơ mật và Bộ Học theo quyền phận của mình, chiểu Dụ thi hành.

Theo đó, từ năm 1919 chữ Hán không còn giữ vị trí độc tôn ở nước ta. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp đã được công nhận và được sử dụng thay thế trong chế độ khoa cử và thể chế hành chính.

Đây là hội thảo không giống với những hội thảo truyền thống lâu nay về khâu tổ chức. Ảnh: H.V.M
Đây là hội thảo không giống với những hội thảo truyền thống lâu nay về khâu tổ chức. Ảnh: H.V.M

Trong thực tế, vào năm 1915, vua Duy Tân đã ban Dụ bãi bỏ thi Hương ở Bắc Kỳ. Còn ở Nam Kỳ, việc bỏ chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ trong hệ thống hành chính đã diễn ra từ ngày 1.1.1882, theo một Nghị định được ban hành vào ngày 6.4.1878 bởi Thống đốc Nam Kỳ Lafont.

Tuy nhiên, việc vua Khải Định ban Dụ số 123 bãi bỏ chế độ khoa cử Hán học (kể từ năm 1919) là một dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho chữ Quốc ngữ được thừa nhận ở nước ta, dẫn đến việc vua Bảo Đại ban Dụ số 67 ngày 30.7.1945, quy định việc dạy chữ Quốc ngữ trong hệ thống giáo dục Việt Nam kể từ bấy giờ.

Sau cùng, với Sắc lệnh số 20 ngày 8.9.1945 do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, quy định toàn dân phải học chữ Quốc ngữ, thì chữ Quốc ngữ đã hoàn toàn thay thế chữ Hán để trở thành văn tự chính thức của Việt Nam.

Theo TS Trần Đức Anh Sơn, hội thảo "100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam" lần này để tôn vinh chữ Quốc ngữ và những người có công sáng tạo, phát triển hoàn thiện chữ Quốc ngữ; nhìn lại quá trình tiếp nhận, truyền bá và sử dụng chữ Quốc ngữ của dân tộc Việt Nam trong một thế kỷ qua; đồng thời thảo luận những vấn đề học thuật liên quan đến chữ Quốc ngữ.

Các tham luận gửi đến hội thảo rất phong phú, đề cập nhiều nội dung: Lịch sử hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ ở Việt Nam. Vai trò của các nhà truyền giáo phương Tây và của người Việt trong việc khai sinh, hoàn thiện và truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam trong gần 400 năm qua. Những vấn đề học thuật liên quan đến chữ Quốc ngữ. Sự ra đời và phát triển văn học chữ Quốc ngữ. Báo chí với việc truyền bá chữ Quốc ngữ. Các phong trào xã hội liên quan đến chữ Quốc ngữ. Kinh nghiệm trong truyền bá tiếng Việt và chữ Quốc ngữ cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại...

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Bà Tân Vlog lần đầu chia sẻ về chồng và sóng gió cuộc đời trên truyền hình

HOÀI ANH |

Tuy không phải lần đầu lên sóng truyền hình, đối diện trước camera nhưng bà Tân Vlog vẫn ngại ngùng, bẽn lẽn khi kể về người chồng đã mất và những sóng gió trong cuộc đời.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải tiết lộ áp lực khi làm phim "Sinh tử"

Linh Chi |

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải thừa nhận làm những bộ phim chính luận như "Sinh tử" là một thử thách trong nghề nghiệp của anh và cả ekip.

Cha ruột của Jack tiết lộ tình hình sức khỏe hiện tại của con trai

Hải Minh |

Theo chia sẻ của cha ruột Jack, hiện tại anh đã ổn hơn nhưng cần phải hạn chế công việc để giữ gìn sức khỏe.

Hoa hậu Tiểu Vy - Á hậu Hoàng Thuỳ, đọ sắc vóc "một chín một mười"

Linh Chi |

Hoa hậu Tiểu Vy và Á hậu Hoàng Thuỳ đã cùng xuất hiện đầy ấn tượng tại Lễ trao giải Elle Style Awards 2019.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Bà Tân Vlog lần đầu chia sẻ về chồng và sóng gió cuộc đời trên truyền hình

HOÀI ANH |

Tuy không phải lần đầu lên sóng truyền hình, đối diện trước camera nhưng bà Tân Vlog vẫn ngại ngùng, bẽn lẽn khi kể về người chồng đã mất và những sóng gió trong cuộc đời.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải tiết lộ áp lực khi làm phim "Sinh tử"

Linh Chi |

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải thừa nhận làm những bộ phim chính luận như "Sinh tử" là một thử thách trong nghề nghiệp của anh và cả ekip.

Cha ruột của Jack tiết lộ tình hình sức khỏe hiện tại của con trai

Hải Minh |

Theo chia sẻ của cha ruột Jack, hiện tại anh đã ổn hơn nhưng cần phải hạn chế công việc để giữ gìn sức khỏe.

Hoa hậu Tiểu Vy - Á hậu Hoàng Thuỳ, đọ sắc vóc "một chín một mười"

Linh Chi |

Hoa hậu Tiểu Vy và Á hậu Hoàng Thuỳ đã cùng xuất hiện đầy ấn tượng tại Lễ trao giải Elle Style Awards 2019.