Phim Việt hóa đã bớt hút khán giả

NGỌC DỦ |

Dòng phim remake (phim Việt hóa) từng là lựa chọn hàng đầu của các nhà làm phim Việt. Tuy nhiên, việc mãi chạy theo việc vay mượn kịch bản nước ngoài, sẽ khó giúp điện ảnh trong nước phát triển.

Phim remake đã xuất hiện ở các rạp trong nước từ nhiều năm về trước. Đây được xem một trong những phương án tốt với các nhà làm phim Việt thiếu hụt kịch bản hay. Sau thành công vang dội của các  bộ phim trăm tỉ như “Tiệc trăng máu”, “Em là bà nội của anh”, điện ảnh Việt cũng có không ít nhà làm phim đi theo xu hướng này.

Phim remake vẫn còn được nhà làm phim Việt tận dụng

Còn nhớ cách đây không bao lâu, màn ảnh Việt chứng kiến cuộc tranh đua của những phim Việt hóa từ truyền hình đến điện ảnh. Trong đó phải kể đến “Bằng chứng vô hình” (đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh), “Tiệc trăng máu” (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng), “Cây táo nở hoa”… Các kịch bản được làm lại đều là những tác phẩm nổi tiếng, gây cơn sốt trên khắp Châu Á trong nhiều năm qua.

Chưa nói đến câu chuyện thành công về mặt doanh thu, chúng ta thấy dòng phim remake có “đất sống”, dù đã có giai đoạn chững lại, bởi điện ảnh Việt Nam đang khủng hoảng những kịch bản hay, trong khi nhu cầu thưởng thức của công chúng ngày một đa dạng. Vậy nên, việc làm lại những bộ phim của nước ngoài là hướng đi an toàn và luôn có một phân khúc riêng.

Việc các đạo diễn Việt khai thác kịch bản phim nổi tiếng nước ngoài luôn gây sự tò mò, háo hức cho khán giả. Họ sẽ đặt ra hàng trăm câu hỏi xoay quanh vấn đề này như việc: Nghệ sĩ Việt nào sẽ vào vai diễn chính của bộ phim mình từng yêu thích, hay kịch bản có được sửa đổi chi tiết nào hay không? Chỉ bao nhiêu đó cũng đủ để khán giả ra rạp và chờ đón.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, không phải phim nào cũng thành công, ngoài một vài phim như “Em là bà nội của anh”, “Tháng năm rực rỡ” hay phim truyền hình “Người phán xử”, “Gạo nếp gạo tẻ” hay “Tiệc trăng máu” thì không ít phim thất bại ê chề.

Trong đó, phim “Bằng chứng vô hình” (trước đó kịch bản phim này được từng được Trung Quốc, Hàn Quốc thực hiện) thua lỗ nặng (chỉ thu hơn 8 tỉ đồng). Nguyên nhân vì thiếu sự sáng tạo, phụ thuộc quá nhiều vào kịch bản gốc mà không có sự sáng tạo. “Em là của em” do Ngô Kiến Huy đóng chính cũng không khá khẩm hơn. Phim làm lại từ kịch bản Hàn Quốc và thu về 11 tỉ đồng. Con số này khá thấp so với mức đầu tư của nhà sản xuất.

Phim remake 2022 có gì?

Việc remake phim đã nổi tiếng tưởng vốn đã trở thành thương hiệu cho nhiều đạo diễn Việt. Tuy nhiên, trước áp lực đổi mới kịch bản gốc khiến dòng phim này trở thành “con dao hai lưỡi” với nhà làm phim.

Năm 2022, có không ít bộ phim mua kịch bản nước ngoài ra mắt. Trong đó phải kể đến “Chìa khóa trăm tỷ” và “Nghề siêu dễ”. Dù có sự tham gia của những cây hài như Thu Trang, Kiều Minh Tuấn nhưng phim  chỉ dừng lại ở mức doanh thu ổn, không có phim nào vượt trăm tỉ như kỳ vọng.

Có thể nói áp lực của việc làm lại phim nước ngoài là chuyện không hề dễ. Các đạo diễn và nhà làm phim phải đau đầu cho bài toán đổi mới tình tiết, câu chuyện, bối cảnh của bản gốc để phù hợp với văn hóa Việt, khiến khán giả xem thấy được nét riêng dù biết rằng nó là bộ phim được làm lại từ phim nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà làm phim giải quyết được câu chuyện này thì nó chỉ dừng ở mức trọn vẹn, còn câu chuyện doanh thu là điều khó ai đoán trước được. Bởi dòng phim remake xét cho cùng còn phụ thuộc rất lớn vào việc chọn lựa kịch bản của nhà làm phim và sự sáng tạo của đạo diễn.

“Chìa khóa trăm tỷ” và “Nghề siêu dễ” đều mang đến những miếng hài duyên cho khán giả dựa vào màn trình diễn ăn ý của Kiều Minh Tuấn, Thu Trang. Tuy nhiên, với dòng phim này, khán giả đã không còn mặn mà như trước. Bởi các tình tiết đã được phim Hàn, Nhật khai thác triệt để.

Xét riêng “Chìa khóa trăm tỷ”, dù đã rất nỗ lực nhưng vẫn có vài tình tiết chưa thật sự sát với thực tế. Ngoài ra, do phim tập trung phát triển mối quan hệ tình cảm của hai nhân vật chính Thu Trang - Kiều Minh Tuấn nên nhịp điệu câu chuyện của Anh Tú - Jun Vũ có vẻ hơi cấp tốc. Một số phân cảnh diễn xuất của các nhân vật vẫn tạo cảm giác chỉ tròn vai và hơi kịch.

Vậy nên, có thể thấy, với dòng phim remake, khán giả dễ dàng đặt lên bàn cân so sánh với bản gốc. Dù Thu Trang - Kiều Minh Tuấn thật sự làm tốt vai trò của mình trong phim. Tuy nhiên, điều này cũng không thể khiến cho “Chìa khóa trăm tỷ” tiến xa hơn ở phòng vé Việt. Phim dừng lại ở mức khoảng 70 tỉ đồng tiền vé. Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với những tác phẩm trăm tỉ mà Thu Trang từng đạt được trước đây.

Bước sang năm 2022, phim remake dường như đang có dấu hiệu bão hòa. Các phim ra rạp dù nhào nặn bởi nhà sản xuất nổi tiếng, cũng không còn hút khán giả như xưa. Đã đến lúc nhà làm phim Việt phải tìm hướng đi mới với các kịch bản thuần Việt, không thể mãi chạy theo việc vay mượn kịch bản nước ngoài mãi.

NGỌC DỦ
TIN LIÊN QUAN

Tăng kinh phí sản xuất, phim Việt vẫn “đội sổ” phòng vé

NGỌC DỦ |

Một điều nghịch lý đang xảy ra tại các phòng vé Việt, đó là không ít phim đầu tư kinh phí được xem là “khủng” so với mặt bằng thị trường phim Việt, nhưng doanh thu lại mang về chỉ vài tỉ đồng ít ỏi.

Mẹ chồng - Nàng dâu thời hiện đại có "không đội trời chung" như phim Việt?

Nhóm PV |

Gần đây bộ phim ăn khách Thương Ngày Nắng Về phần 2 tiếp tục khai thác chủ đề quan hệ mẹ chồng, chị chồng và gia đình nhà chồng với nàng dâu. Liệu mối quan hệ này thời hiện đại có quá quắt như trên màn ảnh và cách dung hoà mối quan hệ nhà chồng nàng dâu như thế nào?

Vì sao phim Việt đuối sức trước “Thiên sử vàng” Điện Biên Phủ?

Mi Lan |

Chiến dịch Điện Biên Phủ với tầm vóc và bước ngoặt lịch sử vĩ đại luôn được tri ân bằng nhiều cách. Mỗi dịp kỷ niệm 40 năm, 50 năm, 60 năm chiến thắng Điện Biên, nhà nước vẫn đặt hàng các hãng phim với chi phí kỷ lục, nhưng hầu hết tác phẩm đều thể hiện sự đuối sức.

Phim chiếu rạp dịp lễ 30.4 và 1.5: Bom tấn ít, phim Việt vẫn chưa khởi sắc

NGỌC DỦ |

Có thể nói, dịp lễ 30.4 và 1.5 năm nay, thị trường phim chiếu rạp không mấy sôi động khi mà bom tấn ngoại có tiềm năng doanh thu cao ít, trong khi đó phim trong nước lại ít ỏi, thiếu màu sắc mới.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Tăng kinh phí sản xuất, phim Việt vẫn “đội sổ” phòng vé

NGỌC DỦ |

Một điều nghịch lý đang xảy ra tại các phòng vé Việt, đó là không ít phim đầu tư kinh phí được xem là “khủng” so với mặt bằng thị trường phim Việt, nhưng doanh thu lại mang về chỉ vài tỉ đồng ít ỏi.

Mẹ chồng - Nàng dâu thời hiện đại có "không đội trời chung" như phim Việt?

Nhóm PV |

Gần đây bộ phim ăn khách Thương Ngày Nắng Về phần 2 tiếp tục khai thác chủ đề quan hệ mẹ chồng, chị chồng và gia đình nhà chồng với nàng dâu. Liệu mối quan hệ này thời hiện đại có quá quắt như trên màn ảnh và cách dung hoà mối quan hệ nhà chồng nàng dâu như thế nào?

Vì sao phim Việt đuối sức trước “Thiên sử vàng” Điện Biên Phủ?

Mi Lan |

Chiến dịch Điện Biên Phủ với tầm vóc và bước ngoặt lịch sử vĩ đại luôn được tri ân bằng nhiều cách. Mỗi dịp kỷ niệm 40 năm, 50 năm, 60 năm chiến thắng Điện Biên, nhà nước vẫn đặt hàng các hãng phim với chi phí kỷ lục, nhưng hầu hết tác phẩm đều thể hiện sự đuối sức.

Phim chiếu rạp dịp lễ 30.4 và 1.5: Bom tấn ít, phim Việt vẫn chưa khởi sắc

NGỌC DỦ |

Có thể nói, dịp lễ 30.4 và 1.5 năm nay, thị trường phim chiếu rạp không mấy sôi động khi mà bom tấn ngoại có tiềm năng doanh thu cao ít, trong khi đó phim trong nước lại ít ỏi, thiếu màu sắc mới.