Cách nào hiện thực hóa mục tiêu nhiệt điện khí theo Quy hoạch Điện VIII

Hưng Hoàng |

Quy hoạch điện VIII xác định đến năm 2030 sẽ xây mới 13 nhà máy nhiệt điện khí LNG có tổng công suất 22.400 MW, đến năm 2035 có thêm 2 nhà máy với công suất 3.000 MW. Việc xác định địa điểm xây dựng các nhà máy này căn cứ theo nhu cầu, cân đối nội vùng ở khu vực phía Bắc, Bắc Trung Bộ và khu vực phía Nam.

Thúc đẩy phát triển thị trường khí LNG hiệu quả và cạnh tranh

Tuy nhiên, quy định hiện nay về xây dựng, đầu tư yêu cầu phải đáp ứng tính khả thi của phương án cấp khí cho nhà máy điện khí LNG. Điều này dẫn đến việc các nhà đầu tư nhà máy điện khí LNG sẽ đầu tư kho cảng nhập LNG riêng lẻ, phân tán theo cấu hình: “1 trung tâm điện lực (nhà máy điện) + 1 kho cảng nhập LNG và tái hóa khí (hoặc FSRU)”. Đồng nghĩa với việc có bao nhiêu nhà máy điện thì sẽ xuất hiện bấy nhiêu kho cảng nhập LNG và tái hóa khí xuất hiện phủ kín dọc theo suốt chiều dài bờ biển Việt Nam.

Theo đại diện Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), trên cơ sở quy hoạch địa điểm các nhà máy điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII và nhu cầu nhập khẩu LNG (dự báo đến năm 2030 sẽ nhập khẩu 14,46 triệu tấn LNG/năm, đến năm 2035 nhập khẩu tăng thêm 1,92 triệu tấn LNG/năm), PV GAS đã nghiên cứu và cho rằng, để thúc đẩy sự phát triển bền vững thì hệ thống hạ tầng điện khí LNG của Việt Nam cần được phát triển theo mô hình kho LNG trung tâm (LNG Hub).

Nghĩa là các kho LNG trung tâm công suất lớn cung cấp nguồn khí tái hóa cho các nhà máy nhiệt điện khí, kết nối đồng bộ với hệ thống đường ống trục vận chuyển khí tái hóa/hệ thống vận chuyển và phân phối LNG đường biển (đường biển/sông, đường bộ, đường sắt) đến các hộ tiêu thụ. Các nhà máy điện khí LNG sẽ đấu nối đường ống để nhận khí từ đường ống trục.

Với mô hình này dự kiến chỉ cần 3 kho cảng LNG trung tâm (LNG Hub) công suất từ 3-6 triệu tấn/năm/kho (có khả năng nâng công suất lên 10 triệu tấn/năm để dự phòng mở rộng), đặt tại 3 khu vực chính là: Khu vực Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Khu vực Sơn Mỹ tỉnh Bình Thuận và Khu vực phía Bắc/Bắc Trung Bộ.

Hiện nay dự án kho cảng LNG Thị Vải và kho cảng LNG Sơn Mỹ đã được xác định chủ đầu tư. Trong đó kho cảng LNG Thị Vải đã sẵn sàng cho công tác chạy thử để đưa vào vận hành chính thức. Kho cảng LNG Sơn Mỹ đang trong giai đoạn hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị để triển khai đầu tư.

​Hệ thống kho cảng PV GAS Vũng Tàu có khả năng tiếp nhận tàu LNG trọng tải đến 100.000 DWT. Ảnh: PV GAS
​Hệ thống kho cảng PV GAS Vũng Tàu có khả năng tiếp nhận tàu LNG trọng tải đến 100.000 DWT. Ảnh: PV GAS

Nhà nước cần giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp Nhà nước hoặc Nhà nước nắm cổ phần chi phối như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp khí cũng như những am hiểu nhất định về thị trường. Việc giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp như PVN và PV GAS có thể giúp tận dụng năng lực tài chính, kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng hiện có trong lĩnh vực công nghiệp khí để phát triển hệ thống hạ tầng nhập khẩu và phân phối LNG của quốc gia.

Hiện nay, PVN và PV GAS đang sở hữu và vận hành một loạt cơ sở hạ tầng ngành năng lượng cũng như công nghiệp khí. PV GAS là doanh nghiệp khí đầu ngành, hiện đang sở hữu và vận hành hơn 1.500 km đường ống dẫn khí cùng hệ thống kho chứa, cảng xuất nhập, các trung tâm phân phối và nhà máy chế biến khí.

Theo tính toán, triển khai đầu tư kho LNG trung tâm (LNG Hub) khu vực phía Bắc/Bắc Trung Bộ để phát triển đồng bộ hạ tầng nhập khẩu và phân phối LNG của quốc gia, có tính đến việc kết nối, tận dụng cơ sở hạ tầng hiện hữu để tối ưu hóa chi phí đầu tư hạ tầng LNG nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo hiệu quả và duy trì sự ổn định hệ thống hạ tầng kỹ thuật cung cấp khí trên toàn quốc.

Thực tế, việc phát triển hệ thống hạ tầng điện khí LNG cho Việt Nam theo mô hình kho cảng LNG trung tâm (LNG Hub) như đề xuất nêu trên đã và đang được các nước trong khu vực và trên thế giới triển khai thành công và đảm bảo hiệu quả tổng thể.

Về mô hình các quốc gia có xu hướng phát triển các cụm nhà máy điện sử dụng LNG với cảng tiếp nhận LNG có công suất lớn theo mô hình kho cảng LNG trung tâm (LNG Hub) để tối ưu chi phí phát triển hạ tầng đường ống dẫn khí giữa kho cảng tiếp nhận và các nhà máy điện.

Về cách thức triển khai, Nhà nước thường giao cho công ty dầu khí quốc gia hoặc một công ty, tổ chức mà Nhà nước nắm giữ quyền chi phối để triển khai thực hiện đồng bộ các hạ tầng kỹ thuật về LNG. Ví dụ: Tập đoàn PTT- Thái Lan, Công ty Singapore LNG (SLNG) - Singapore, Công ty KOGAS - Hàn Quốc, các tập đoàn lớn của Nhật như: Tokyo Gas, Osaka Gas...

Hóa giải khó khăn về giá khí

Theo các chuyên gia năng lượng, giá LNG tại thị trường Việt Nam được định giá dưới tác động ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính. Thứ nhất là giá nhập khẩu LNG từ thị trường thế giới về đến Việt Nam và chi phí tiếp nhận, tồn trữ, tái hóa, phân phối LNG trên thị trường Việt Nam.

Thứ 2 là giá nhiên liệu cạnh tranh hoặc tổng giá trị cạnh tranh tương đương. Cụ thể với nguồn LNG cung cấp cho các khách hàng công nghiệp thì giá nhiên liệu cạnh tranh như FO, DO, LPG, xăng, điện năng, sinh khối, nhiên liệu sinh học... sẽ ảnh hưởng đến giá LNG cung cấp cho các khách hàng.

Đối với LNG cung cấp cho các nhà máy điện thì giá điện từ các nguồn nhiên liệu sơ cấp khác, cân đối hệ thống điện, sản lượng điện tối thiểu được phát trên hệ thống, cơ chế chấp nhận giá điện trên thị trường phát điện cạnh tranh (cost based, price based), giá điện tiêu thụ bình quân ... sẽ ảnh hưởng đến giá LNG cung cấp cho nhà máy điện.

Đối với nguồn LNG cung cấp cho khách hàng công nghiệp trên thế giới đã khẳng định LNG cạnh tranh tốt với các dạng nhiên liệu lỏng như xăng, dầu diesel.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, khí tái hóa từ LNG là nguồn nhiên liệu mới nên việc hỗ trợ quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng LNG nhập khẩu đầu tiên tại Thị Vải ở Việt Nam sẽ giúp giảm chi phí phân phối giúp giá LNG đạt lợi thế cạnh tranh sòng phẳng.

Đối với LNG cung cấp cho khách hàng điện cần có hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá phát điện từ nguồn LNG bao gồm cả giá nhiên liệu và giá vận chuyển nhiên liệu cũng như phương thức chào giá và phát điện lên hệ thống điện quốc gia nhằm bảo đảm việc bao tiêu LNG theo chuyến (spot) hoặc theo nhiều hợp đồng định hạn (term) để có thể vừa tận dụng được giá LNG trong ngắn hạn và dài hạn, vừa đảm bảo ổn định được nguồn cung LNG cho ngành điện.

Hưng Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Sửa chữa xong tổ máy bị hỏng cả năm của Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả trong tháng 7

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả tại phường Cẩm Thịnh, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có 2 tổ máy thì tổ máy số 2 hỏng và dừng hoạt động gần một năm nay. Trong đó, tua-bin của tổ máy đã phải vượt sâu vào nội địa Trung Quốc khoảng 4.000 km để sửa chữa.

Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phấn đấu là điểm sáng trong khối phát điện EVN

Vĩnh Tân |

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) với công suất 3x600MW đang đóng góp một phần không nhỏ công sức giúp đảm bảo nguồn điện cho các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt trong đợt cao điểm nắng nóng.

Giải tỏa nỗi lo thiếu 1 triệu tấn than cho nhiệt điện

Khương Duy |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa lên tiếng về thông tin thiếu 1 triệu tấn than cho nhiệt điện. Đơn vị này cho biết EVN sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với TKV và Tổng công ty Đông Bắc tìm giải pháp cấp đủ than phục vụ sản xuất điện.

Vận động viên dính doping tại SEA Games 31 bị tước huy chương

HOÀNG HUÊ |

5 vận động viên điền kinh Việt Nam dính doping ở SEA Games 31 đã chính thức bị hủy bỏ thành tích thi đấu, tước huy chương và bị cấm thi đấu dài hạn.

Thừa Thiên Huế và Quảng Trị lập trạm cân, xử phạt các xe ôtô tải "đột biến" sau phản ánh của Báo Lao Động

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Trong vòng 1 tháng kể từ khi Lao Động có loạt bài viết về các đoàn xe ôtô tải "đột biến" gắn logo tung hoành trên các cung đường ở Huế và tỉnh Quảng Trị, cơ quan chức năng 2 tỉnh đã ra đường lập các trạm cân, tăng cường tuần tra kiểm soát, từ đó đã phát hiện và mạnh tay xử lý nhiều trường hợp phương tiện vi phạm.

Tin 20h: Bộ GDĐT thông tin độ khó của đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Nhóm PV |

Tin 20h: Xe bồn lao vào dòng phương tiện đang dừng đèn đỏ, 3 người bị thương; Cẩn trọng "tiền mất, tật mang" khi sử dụng viên uống chống nắng; Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Bộ GDĐT thông tin về độ khó đề thi...

Bị cáo vụ 5 cựu tướng cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng không thừa nhận hành vi

Việt Dũng |

Bùi Văn Hoè bị cơ quan công tố xác định không thừa nhận hành vi trong vụ án 5 cựu tướng cảnh sát biển tham ô 50 tỉ đồng ngân sách.

Dân phản đối nhà máy nước ở Hải Phòng vì nước sạch liên tục chuyển màu

Băng Tâm |

Nhiều ngày qua, người dân xã Đông Phương (huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) bức xúc trước tình trạng nước từ Nhà máy nước Đông Phương (hay còn gọi là Nhà máy nước Đại Thái) cung cấp cho nhân dân nhiều thời điểm không bảo đảm vệ sinh.

Sửa chữa xong tổ máy bị hỏng cả năm của Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả trong tháng 7

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả tại phường Cẩm Thịnh, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có 2 tổ máy thì tổ máy số 2 hỏng và dừng hoạt động gần một năm nay. Trong đó, tua-bin của tổ máy đã phải vượt sâu vào nội địa Trung Quốc khoảng 4.000 km để sửa chữa.

Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 phấn đấu là điểm sáng trong khối phát điện EVN

Vĩnh Tân |

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) với công suất 3x600MW đang đóng góp một phần không nhỏ công sức giúp đảm bảo nguồn điện cho các tỉnh thành phía Nam, đặc biệt trong đợt cao điểm nắng nóng.

Giải tỏa nỗi lo thiếu 1 triệu tấn than cho nhiệt điện

Khương Duy |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa lên tiếng về thông tin thiếu 1 triệu tấn than cho nhiệt điện. Đơn vị này cho biết EVN sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với TKV và Tổng công ty Đông Bắc tìm giải pháp cấp đủ than phục vụ sản xuất điện.