Thủ tướng gặp mặt các kỹ sư chế tạo vệ tinh MicroDragon

Đặng Tiến |

Chiều 21.1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương các kỹ sư trẻ chế tạo vệ tinh MicroDragon của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Tham dự buổi gặp mặt có ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Giáo sư Viện sĩ Châu Văn Minh - Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh; PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và các kỹ sư trẻ trực tiếp tham gia chế tạo vệ tinh MicroDragon.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, việc vệ tinh MicroDragon do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo được phóng vào vũ trụ và phát tín hiệu thành công là tin vui trong những ngày đầu năm 2019. Điều này cũng khẳng định các kỹ sư trẻ của Việt Nam đã làm chủ và sẵn sàng chế tạo, phát triển vệ tinh dưới 50kg. Đây cũng là tiền đề cho việc sẵn sàng tiếp nhận công nghệ phát triển vệ tinh quan sát trái đất phục vụ thương mại trong tương lai.

Việc các bạn trẻ chế tạo thành công vệ tinh MicroDragon 50kg đã minh chứng cho việc tiếp bước truyền thống của người Việt Nam, không chỉ trong việc khám phá các vùng đất mới, làm chủ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất 50kg mà còn giúp Việt Nam sánh vai cùng các nước hàng đầu ASEAN về khả năng tự chế taọ vệ tinh.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương, chúc mừng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã đạt được thành công bước đầu nhưng rất quan trọng này. Đồng thời, Thủ tướng cũng bày tỏ sự cảm ơn, hợp tác hỗ trợ có hiệu quả từ phía Nhật Bản, của cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia nhà khoa học của Nhật Bản đối với Việt Nam trong lĩnh vực khoa học còn mới mẻ này.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh nên xác định những thành công ấy chỉ là bước đầu quan trọng cho việc tiến tới làm chủ hoàn toàn công nghệ chế tạo vệ tinh, phát triển các ứng dụng vệ tinh phục vụ hiệu quả cho kinh tế xã hội.

Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và duy trì ngọn lửa đam mê khát vọng nghiên cứu sáng tạo và cống hiến của các nhà khoa học công nghệ vệ tinh trẻ để chúng ta có bước phát triển mới hơn nữa trong công nghệ vũ trụ của Việt Nam.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh đây mới là bước đầu quan trọng vì chúng ta đã thành công, có tín hiệu từ vệ tinh, nhưng hạ tầng của chúng ta chưa phát triển, đội ngũ còn mỏng. Việc phóng hay đưa tư liệu, dữ liệu đều về Nhật Bản nên tất cả điều đó chúng ta cần suy nghĩ làm sao phát triển công nghệ vũ trụ, trước hết là phóng được vệ tinh, phục vụ cho quốc kế dân sinh, thương mại, phục vụ cho biến đổi khí hậu phải được Việt Nam làm chủ.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Sau MicroDragon, Việt Nam sẽ chế tạo vệ tinh Lotusat-1 và Lotusa

Minh Hạnh |

Trong khuôn khổ “Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 1 – Innovative Satellite Technology Demonstration-1” của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cùng với MicroDragon, đã có 6 vệ tinh khác của Nhật Bản cùng trong lần phóng này, đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy.

Ngoài vệ tinh "made by Việt Nam", ta còn cần thêm vệ tinh nào?

Thành Trung |

Thời gian vì xin, mua ảnh vệ tinh của nước ngoài mất khoảng 2 ngày, nhưng nếu Việt Nam có vệ tinh của mình, sẽ chỉ mất khoảng 6 tới 12 tiếng để có ảnh vệ tinh.

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã thu được tín hiệu đầu tiên

Đặng Tiến |

Vào lúc 10h55 phút (giờ Nhật Bản) ngày 18.1.2019, vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.

Cận cảnh phóng tên lửa đưa vệ tinh "Made in Việt Nam" bay vào vũ trụ

T.K (Nguồn: JAXA) |

Vệ tinh MicroDragon do các nhà khoa học, kỹ sư Việt Nam chế tạo đã tách khỏi tên lửa bay vào quỹ đạo. Dự kiến sau 24h nữa, trạm mặt đất tại Tokyo bắt đầu nhận được tín hiệu vệ tinh này gửi về.

Ghé thăm thiên đường độc đáo dành cho mèo tại Malaysia

Tuấn Đạt |

Thiên đường của loài mèo ở thành phố Kuching (Malaysia) được dự kiến sẽ là điểm đến ưa chuộng của du khách vào dịp Tết Nguyên đán.

Để sống lại những phế tích ở vương quốc những lò gạch cũ Mang Thít

Thanh Hải |

Giữ di tích để bảo tồn văn hóa và tính đến việc phát triển du lịch - đó là "con đường" mà chính quyền, ngành Văn hóa tỉnh Vĩnh Long đã lựa chọn để làm "sống lại" vương quốc những lò gạch cũ - Mang Thít...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.

Cuộc chiến phòng vé dịp Tết: Trấn Thành - Vũ Ngọc Đãng, ai sẽ lên ngôi?

ĐÔNG DU |

Khi tác phẩm "Siêu lừa gặp siêu lầy" đột ngột rút khỏi rạp chiếu, phim Tết Việt chỉ còn 2 tác phẩm đối đầu nhau là "Nhà bà Nữ" của Trấn Thành và "Chị chị em em 2" của Ngọc Trinh.

Sau MicroDragon, Việt Nam sẽ chế tạo vệ tinh Lotusat-1 và Lotusa

Minh Hạnh |

Trong khuôn khổ “Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 1 – Innovative Satellite Technology Demonstration-1” của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cùng với MicroDragon, đã có 6 vệ tinh khác của Nhật Bản cùng trong lần phóng này, đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy.

Ngoài vệ tinh "made by Việt Nam", ta còn cần thêm vệ tinh nào?

Thành Trung |

Thời gian vì xin, mua ảnh vệ tinh của nước ngoài mất khoảng 2 ngày, nhưng nếu Việt Nam có vệ tinh của mình, sẽ chỉ mất khoảng 6 tới 12 tiếng để có ảnh vệ tinh.

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã thu được tín hiệu đầu tiên

Đặng Tiến |

Vào lúc 10h55 phút (giờ Nhật Bản) ngày 18.1.2019, vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.

Cận cảnh phóng tên lửa đưa vệ tinh "Made in Việt Nam" bay vào vũ trụ

T.K (Nguồn: JAXA) |

Vệ tinh MicroDragon do các nhà khoa học, kỹ sư Việt Nam chế tạo đã tách khỏi tên lửa bay vào quỹ đạo. Dự kiến sau 24h nữa, trạm mặt đất tại Tokyo bắt đầu nhận được tín hiệu vệ tinh này gửi về.