Kinh tế - xã hội Việt Nam như một ngôi sao ngược gió, là điểm sáng tích cực

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH |

Đại biểu Quốc hội đánh giá, nhìn tổng quát, kinh tế - xã hội Việt Nam như một ngôi sao ngược gió có xu hướng tích cực so với thế giới. Nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng của nền kinh tế toàn cầu.

Cần có kịch bản ứng phó kịp thời cho các vấn đề phát sinh

Thảo luận về kinh tế - xã hội chiều 31.10, đại biểu Phạm Hùng Thắng (Đoàn Hà Nam) nhấn mạnh, nhìn tổng quát, "kinh tế - xã hội Việt Nam như một ngôi sao ngược gió có xu hướng tích cực so với thế giới".

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước; hoạt động của doanh nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài đã có chiều hướng thuận lợi hơn đời sống nhân dân, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo.

Trong thời gian tới, đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị Chính phủ chủ động có kịch bản ứng phó và những chính sách điều hành linh hoạt, kịp thời với những vấn đề phát sinh.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là các điều kiện thủ tục hành chính cho vay để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý, tập trung thực hiện các giải pháp để xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản.

Quan tâm và có cơ chế, chính sách hỗ trợ để thúc đẩy các doanh nghiệp của Việt Nam phát triển để hướng tới một nền kinh tế tự chủ, phát triển ổn định và bền vững.

Đại biểu Lý Anh Thư - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Phạm Thắng
Đại biểu Lý Anh Thư - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Phạm Thắng

Tạo xung lực cho nền kinh tế cất cánh

Cùng quan điểm, đại biểu Lý Anh Thư (Đoàn Kiên Giang) cho rằng, trước tình hình khó khăn chung của cả thế giới nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục là "điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng của nền kinh tế toàn cầu".

Trong thời gian tới, đại biểu Lý Anh Thư đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có lộ trình thực hiện việc dừng/không cấp giấy cho cải hoán đối với các tàu đang hoạt động làm nghề lưới kéo, lưới rê nhằm giảm bớt khó khăn cho ngư dân.

Bên cạnh đó, sớm ban hành các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề theo định hướng cắt giảm tàu, chuyển đổi các nghề xâm hại sang các nghề thân thiện với môi trường đảm bảo cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi nguồn lợi thủy sản theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Quyết định số 208/QĐ-TTg.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ theo thẩm quyền ban hành hoặc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về chính sách khoanh nợ, giãn nợ cho các chủ tàu gặp khó khăn. Đồng thời có cam kết không vi phạm pháp luật về IUU nhằm chia sẻ khó khăn cho các chủ tàu trong thời gian chờ ban hành và áp dụng các chính sách chuyển đổi nghề khai thác sang nghề khác.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn Vĩnh Phúc) đánh giá cao công tác triển khai các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt là tạo đột phá về hạ tầng giao thông. Các dự án này hoàn thành đúng tiến độ sẽ tạo diện mạo mới về giao thông cho đất nước, tạo xung lực cho nền kinh tế để cất cánh trong điều kiện khó khăn.

Tuy nhiên, đại biểu Mạnh cho rằng, còn một số tồn tại, hạn chế, đặc biệt là trong hoàn thiện thể chế. Cụ thể, một số dự luật, đề nghị xây dựng luật chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, vướng mắc, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Qua rà soát, nhiều văn bản pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, đấu giá, tài sản công, tài chính…

Đại biểu đoàn Vĩnh Phúc đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật còn chồng chéo, vướng mắc, bất cập, chủ động đề xuất xem xét, điều chỉnh, bổ sung, thay thế kịp thời để tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, khai thông nguồn lực, tạo điều kiện đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

PHẠM ĐÔNG - THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn phù hợp để hoàn thành các mục tiêu kinh tế

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp, có những chính sách, biện pháp đủ mạnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, Luật Kinh doanh bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc ngày 31.10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam - Mông Cổ ký hiệp định miễn thị thực cho người dân 2 nước

Thanh Hà |

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành Việt Nam - Mông Cổ, trong đó có hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông.

Từ tin báo của bạn đọc, phóng viên Báo Lao Động phối hợp truy ra nghi phạm vụ trộm xe máy

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Từ đoạn clip camera ghi lại cảnh trộm xe máy do chủ xe cung cấp để đăng Báo Lao Động, phóng viên nhận được tin báo của người dân về địa chỉ, lai lịch tên trộm và giúp chủ xe tìm lại được xe máy, đồng thời báo cho công an đưa đối tượng lên làm việc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính viếng nguyên Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trân trọng những tâm huyết, tình cảm và đóng góp tích cực của nguyên Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Tin 20h: Lý do nên loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Mở lại lối rẽ trên Vành đai 2,5 sau khi bị ngăn cách bởi hàng rào bê tông; Nhiều tỉnh, thành ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của kế toán trường học; Loại tiếng Anh ra khỏi môn bắt buộc kỳ thi tốt nghiệp THPT, chuyên gia nói gì?...

Nghịch lý doanh nghiệp muốn vay không đủ điều kiện, được vay lại không vay

Cường Ngô - Phạm Đông |

Nói về một số chính sách kinh tế chưa đạt được kết quả như mong muốn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lý giải nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện vay lại không vay vì không có đơn hàng, tình hình sản xuất khó khăn; một số doanh nghiệp muốn vay nhưng lại không đủ điều kiện.

Bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn phù hợp để hoàn thành các mục tiêu kinh tế

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá toàn diện tình hình kinh tế - xã hội, “bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn” phù hợp, có những chính sách, biện pháp đủ mạnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Đề nghị tăng lương tối thiểu, giảm giờ làm việc cho người lao động

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1.7.2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, Luật Kinh doanh bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc ngày 31.10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội.