Hôm nay, Chính phủ trình 44 chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ trình Quốc hội 4 nhóm gồm 44 chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, dự kiến sẽ được Quốc hội quyết định thông qua tại kì họp 5.

Tiếp tục kì họp thứ 5, sáng nay (26.5), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh (TPHCM).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.

Trong báo cáo mới đây, Chính phủ cho hay, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết đã có đủ căn cứ chính trị theo Nghị quyết 31 ngày 30.12.2022 của Bộ Chính trị về phát triển TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cùng với đó, tại Nghị quyết 76 ngày 15.11.2022, Quốc hội đã giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, trình Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 trong thời gian sớm nhất.

Về mục tiêu, Chính phủ cho biết, Nghị quyết nhằm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM, góp phần xây dựng và phát triển TPHCM như mục tiêu đã đặt ra tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội nêu trên.

Chính phủ cho biết, dự thảo nghị quyết có 44 chính sách đặc thù. Xét về tính mới và kế thừa, dự thảo Nghị quyết gồm 4 nhóm cơ chế, chính sách.

Nhóm 1 có 7 cơ chế chính sách được kế thừa từ Nghị quyết số 54. Trong đó có cơ chế, thành phố được sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách và chi thu nhập tăng thêm.

HĐND thành phố quyết định bố trí ngân sách để chi thu nhập bình quân tăng thêm với mức không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ; bảo đảm không vượt mức tối đa 0,8 lần quỹ lương cơ bản theo quy định Nghị quyết số 27/2018 của Ban Chấp hành Trung ương.

Nhóm 2 có 4 cơ chế, chính sách được quy định tại các Nghị quyết đặc thù của những địa phương khác.

Trong đó, quy định thành phố chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phân cấp thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.

Nhóm 3 có 6 cơ chế, chính sách được quy định tại các dự thảo Luật đang trình Quốc hội cho ý kiến.

Trong đó, dự thảo nghị quyết đưa ra nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến đất đai. Chẳng hạn như thành phố được xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Nhóm 4 có 27 cơ chế, chính sách mới, đột phá, có tác động lan tỏa. Trong đó có nhiều cơ chế chính sách liên quan đến tổ chức, bộ máy.

Dự thảo nghị quyết này sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ vào chiều 30.5, thảo luận tại hội trường vào sáng 8.6 và dự kiến biểu quyết thông qua vào sáng 24.6. 

Sáng cùng ngày, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4. Thành viên Chính phủ và các cơ quan, cá nhân có liên quan giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chính sách đặc thù ở TPHCM phải rõ thời gian, có quản lý và kiểm soát

TIẾN NGUYỄN |

Về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đã thí điểm sẽ khác với luật định ở chỗ phải có không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, thử nghiệm phải có kiểm soát và có quản lý.

Tránh nhiều về số lượng nhưng ít sức nặng trong chính sách đặc thù TPHCM

PHẠM ĐÔNG |

"Xét về số lượng chính sách là tương đối rộng. Do vậy, đề nghị có sự lựa chọn, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải để bảo đảm chính sách thực sự có thể đi vào cuộc sống", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai lưu ý.

Chính sách đặc thù cho TPHCM cần mang tính đột phá, khắc phục sức ỳ

PHẠM ĐÔNG |

Các thành viên Đảng đoàn Quốc hội đề nghị cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh cần mang tính đột phá mạnh mẽ, vượt trội; góp phần tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, các điểm nghẽn, khắc phục sức ỳ trong phát triển thời gian qua.

Phòng khám nha khoa Lucia đã dỡ biển sau phản ánh của Báo Lao Động

Nhóm phóng viên |

Báo Lao Động vừa phản ánh thông tin phòng khám nha khoa Lucia hoạt động rầm rộ không phép. Sau phản ánh, phòng khám này đã dỡ biển quảng cáo, ngừng hoạt động.

Loạn Tiktoker làm nội dung bẩn, nhận quảng cáo trục lợi bất chấp

VIỆT PHONG - NGỌC DỦ |

Nhiều nhà sáng tạo nội dung TikTok liên tục khiến dư luận bức xúc về việc làm nội dung xấu, độc hại và quảng cáo tràn lan. Trước thực trạng trên, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cho biết không chỉ TikTok, các nền tảng xuyên biên giới không hợp tác với cơ quan quản lí sẽ bị xử lý nghiêm.

Xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam ở đâu hợp lý?

Trần Việt (thực hiện) |

Việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất lấy đất phía sau Nhà hát Lớn (TP Hà Nội) để xây dựng Nhà hát các dân tộc Việt Nam trở thành vấn đề “nóng” mấy ngày qua. Ở đây có hai câu hỏi đặt ra: Việc xây dựng một Nhà hát các dân tộc Việt Nam có thực sự cần thiết không? Và vị trí khu đất phía sau Nhà hát Lớn có thuận tiện và phù hợp?

Phá đường dây đánh bạc liên tỉnh ở Quảng Nam, Đà Nẵng 180 tỉ đồng

Khánh Ngọc |

Sáng 30.5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, vừa phối hợp với Cục nghiệp vụ của Bộ Công an, huy động 40 cán bộ, chiến sĩ, phá thành công Chuyên án, bắt giữ 3 đối tượng về hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc bằng hình thức số đề trên địa bàn Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Đi tìm công trình thuỷ điện được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam

An Trịnh |

Cao Bằng là địa phương có nhiều công trình mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, trong đó có cặp thuỷ điện Tà Sa - Nà Ngàn (xã Bắc Hợp, Nguyên Bình) - nhà máy thuỷ điện được xây dựng sớm nhất tại Việt Nam.

Chính sách đặc thù ở TPHCM phải rõ thời gian, có quản lý và kiểm soát

TIẾN NGUYỄN |

Về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đã thí điểm sẽ khác với luật định ở chỗ phải có không gian, thời gian, địa điểm cụ thể, thử nghiệm phải có kiểm soát và có quản lý.

Tránh nhiều về số lượng nhưng ít sức nặng trong chính sách đặc thù TPHCM

PHẠM ĐÔNG |

"Xét về số lượng chính sách là tương đối rộng. Do vậy, đề nghị có sự lựa chọn, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải để bảo đảm chính sách thực sự có thể đi vào cuộc sống", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Vũ Thị Lưu Mai lưu ý.

Chính sách đặc thù cho TPHCM cần mang tính đột phá, khắc phục sức ỳ

PHẠM ĐÔNG |

Các thành viên Đảng đoàn Quốc hội đề nghị cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh cần mang tính đột phá mạnh mẽ, vượt trội; góp phần tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, các điểm nghẽn, khắc phục sức ỳ trong phát triển thời gian qua.