Giao các sở, ngành hỗ trợ quận đông dân nhất Hà Nội xây dựng trường học

PHẠM ĐÔNG |

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị các sở, ngành quan tâm, rà soát quy hoạch, kịp thời hỗ trợ quận Hoàng Mai triển khai xây dựng trường học, bệnh viện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Ngày 27.2, Đoàn giám sát số 1 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn, giám sát việc "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” tại Quận ủy Hoàng Mai.

Báo cáo đoàn giám sát, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Hoàng Mai Nguyễn Xuân Phong cho biết, công tác giáo dục và đào tạo được triển khai đồng bộ, hiệu quả, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên.

Năm học 2022-2023 là năm thứ 5 liên tiếp chất lượng thi vào lớp 10 THPT công lập của quận giữ vững tốp đầu toàn thành phố. Từ năm 2021-2023, Quận ủy, HĐND quận đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp số lượng học sinh mầm non, tiểu học, THCS để thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định.

Quận Hoàng Mai cũng thực hiện đúng, đủ các chính sách xã hội, quan tâm chăm lo đối tượng chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm nghèo đề ra từ đầu nhiệm kỳ. Công tác bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội được thực hiện đúng quy định.

Quận Hoàng Mai không có hộ nghèo. Hộ cận nghèo đến tháng 12.2023 là 75 hộ, trong đó 3 phường Đại Kim, Hoàng Liệt, Giáp Bát không còn hộ cận nghèo.

Phát biểu kết luận, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh: Việc triển khai các chính sách an sinh xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước nhằm hướng tới tạo dựng một mạng lưới an sinh phủ kín và rộng khắp, để mọi người dân đều được thụ hưởng chính sách và “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng đề nghị quận tiếp tục quan tâm, rà soát các tiêu chí an sinh xã hội, nhất là những tiêu chí chưa đạt.

Bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo việc làm, ổn định thu nhập, đời sống cho nhân dân. Đặc biệt, cần quan tâm thực hiện cải cách hành chính; thực hiện phân cấp, ủy quyền và siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính.

Đối với một số kiến nghị của quận liên quan việc xây dựng trường học, bệnh viện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các sở, ngành quan tâm, rà soát quy hoạch, kịp thời hỗ trợ quận Hoàng Mai triển khai theo đúng quy định.

Với dân số hơn 700.000 người, Hoàng Mai đang là quận đông dân nhất thành phố Hà Nội. Hiện, quận có trên 100 nghìn người trong độ tuổi đi học. Trước áp lực về trường, lớp, 3 năm qua, quận Hoàng Mai đã triển khai xây mới 23 trường học, cải tạo, sửa chữa 25 trường.

Tuy nhiên, đến nay quận mới có 99 trường học (trong đó có 62 trường công lập), vẫn thiếu tới 43 trường công lập. Hoàng Mai không chỉ là quận dẫn đầu về dân số mà còn là quận thiếu trường học nhất ở thành phố Hà Nội.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội chuyển thẩm quyền tổ chức thi, xét tuyển viên chức

PHẠM ĐÔNG |

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp được giao Sở Nội vụ thực hiện như thi, xét tuyển viên chức, tiếp nhận vào làm viên chức.

Hà Nội điểm tên những địa bàn nóng về thiếu trường học

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, các quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm là địa bàn có sức “nóng” về số lượng học sinh. Bên cạnh đó, những địa bàn tập trung nhiều khu dân cư mới, có “sức ép” do dân số đông.

Cử tri Hà Nội lo lắng việc thiếu trường học trong các quận nội thành

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Cử tri Thủ đô lo lắng về thị trường chứng khoán, lúng túng trong điều hành cung ứng xăng dầu đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Ngoài ra là việc thiếu trường học trong các quận nội thành; việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa không thống nhất trong các trường công lập.

Trực tiếp Thép Xanh Nam Định 0-0 Hà Nội FC: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Nam Định và Hà Nội FC tại vòng 11 Night Wolf V.League 2023-2024, diễn ra lúc 18h00 ngày 28.2.

Hệ sinh thái nghìn tỉ của Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn "Hậu Pháo"

Lục Giang |

Trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Hậu (tức "Hậu Pháo") từng là đại gia nắm khối tài sản nghìn tỉ. Đồng thời, Tập đoàn Phúc Sơn cũng gây nhiều chú ý trên thị trường địa ốc với quỹ đất lên đến hàng trăm héc ta và hàng loạt dự án “đình đám”.

Lên ngôi xu hướng cha mẹ cho con du lịch 'một kèm một'

Minh Anh |

“Chuyến đi gắn kết cha/mẹ - một con” đang là xu hướng hàng đầu, theo công ty dịch vụ du lịch cao cấp Scott Dunn.

Đà Nẵng ngừng cung cấp dịch vụ đối với 108 số điện thoại quảng cáo, rao vặt

Nguyễn Linh |

Ngày 28.2, Sở Giao thông vận tải TP Đà Nẵng cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và tháo dỡ ngay các tờ rơi quảng cáo, rao vặt trên địa bàn thành phố.

Nam Em nhập viện cấp cứu, vắng mặt tại buổi triệu tập của Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM

Anh Trang |

Nam Em vắng mặt còn bạn trai là doanh nhân Bùi Hữu Cường đồng thời là quản lý của cô có mặt tại Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM sáng 28.2.

Hà Nội chuyển thẩm quyền tổ chức thi, xét tuyển viên chức

PHẠM ĐÔNG |

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp được giao Sở Nội vụ thực hiện như thi, xét tuyển viên chức, tiếp nhận vào làm viên chức.

Hà Nội điểm tên những địa bàn nóng về thiếu trường học

PHẠM ĐÔNG |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, các quận Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm là địa bàn có sức “nóng” về số lượng học sinh. Bên cạnh đó, những địa bàn tập trung nhiều khu dân cư mới, có “sức ép” do dân số đông.

Cử tri Hà Nội lo lắng việc thiếu trường học trong các quận nội thành

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Cử tri Thủ đô lo lắng về thị trường chứng khoán, lúng túng trong điều hành cung ứng xăng dầu đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Ngoài ra là việc thiếu trường học trong các quận nội thành; việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa không thống nhất trong các trường công lập.