Doanh nghiệp nhà nước và tư nhân bình đẳng trong đấu thầu

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng “sân chơi” của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân phải bình đẳng và hoạt động theo cơ chế thị trường.

Không để doanh nghiệp lỡ cơ hội phát triển

Ngày 23.6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Đánh giá về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho biết, luật được thông qua lần này có nhiều tiến bộ để gỡ khó cho các hoạt động trong đấu thầu, đặc biệt là giải ngân vốn đầu tư công và phù hợp với các luật khác.

Theo đại biểu, luật sửa đổi lần này cũng đã quy định rõ hơn phạm vi, đối tượng, thẩm quyền của các cấp để rút ngắn thời gian đấu thầu, giải phóng các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng bày tỏ băn khoăn về việc các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước phải đấu thầu.

Chưa đồng tình với phương án này, đại biểu cho rằng “sân chơi” của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân phải bình đẳng và hoạt động theo cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp tự quản lý và bảo toàn vốn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có sự kiểm tra, giám sát của kiểm toán và các cơ quan liên quan.

Tuy nhiên, việc luật quy định các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (hay còn gọi là F0), 50% vốn nhà nước (F1), công ty con (F2)… phải tuân thủ đấu thầu sẽ làm mất cơ hội kinh doanh, không bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Đại biểu lấy dẫn chứng, có doanh nghiệp cùng một ngành nghề sản xuất thì doanh nghiệp tư nhân không phải đấu thầu, tự thống nhất và thỏa thuận, hợp đồng mua máy về sản xuất, còn doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước phải đấu thầu sẽ khiến lỡ mất cơ hội, chậm trễ trong kinh doanh.

“Việc đưa phương án công ty “con”, công ty “cháu” có vốn nhà nước phải đấu thầu chưa phù hợp với xu thế, định hướng thị trường hiện nay”, đại biểu Hà Sỹ Đồng bày tỏ quan điểm và cho rằng có nhiều cách để quản lý, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chứ không phải cứ có vốn nhà nước là bắt đấu thầu.

Đại biểu đề xuất với doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước thì quy định đấu thầu, còn với những công ty chỉ có một phần vốn nhà nước thì nên để họ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Cùng nói về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết, với những công ty con không phải 100% vốn do doanh nghiệp nhà nước lập ra, có tỉ lệ do tư nhân góp vốn vào thì không phải là đối tượng áp dụng đấu thầu của luật này.

Con số thống kê của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chỉ ra tỉ lệ bao nhiêu % đấu thầu tại công ty mẹ, bao nhiêu % đấu thầu tại công ty con - trong phần của công ty con cũng chiếm tỉ trọng chủ yếu là tại công ty con có 100% sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước.

Góp phần tháo gỡ vướng mắc liên quan đấu thầu

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) bày tỏ quan tâm đến các văn bản hướng dẫn. Đại biểu cho rằng việc chỉ định thầu khi sử dụng tiền nhà nước chỉ nên trong trường hợp cấp bách, hay phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, và điều này phải được làm rõ trong văn bản hướng dẫn.

Đại biểu Trịnh Xuân An. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Trịnh Xuân An. Ảnh: Phạm Đông

Đại biểu nêu quan điểm, luật được thông qua, nhưng không thể kỳ vọng giải quyết được mọi vấn đề trong đấu thầu. Tuy nhiên, luật tạo nên một hành lang pháp lý an toàn, minh bạch, để qua đó làm tốt việc huy động, xử lý những tồn tại lâu nay trong hoạt động đấu thầu.

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, với luật này, những vấn đề khúc mắc nhất, nhất là trong lĩnh vực y tế, khu vực doanh nghiệp nhà nước đã được tiếp thu tương đối cụ thể.

Một vấn đề nữa đại biểu cho rằng cần quan tâm đó là về chỉ định thầu, dù trong luật đã quy định rất rõ nhưng vẫn phải rất cẩn trọng để tránh việc lạm dụng, vận dụng không đúng tinh thần của luật.

Đại biểu khẳng định, đấu thầu phải làm sao minh bạch, công khai, hiệu quả trong việc sử dụng tiền, tài sản nhà nước để mua sắm, chi cho nguồn lực phải đúng.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, luật đã tiếp thu một số ý kiến tích cực của đại biểu Quốc hội. Ví dụ như quy định về đối tượng chỉ định thầu ngoài việc quy định về cấp cứu còn đưa vào luật những tình thế cấp bách như trong thực tế có nhiều trường hợp mua thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ những tình huống cấp bách, qua đó mở rộng thêm và quy định cụ thể những trường hợp cần phải chỉ định thầu.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan. Ảnh: Phạm Đông

Theo đại biểu, việc chỉ định thầu sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, tức sẽ gần như có ngay kết quả, tuy nhiên sẽ tiềm ẩn những nguy cơ về “bắt tay”, tiêu cực trong chỉ định thầu, đòi hỏi phải có những quy định rõ ràng về các trường hợp được chỉ định thầu. Đại biểu cho rằng, các nội dung này đã được tiếp thu tích cực trong luật vừa thông qua.

Ngoài ra, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cũng lưu ý vấn đề các văn bản dưới luật, các nghị định và thông tư, cho rằng đây mới vấn đề có tác động lớn nhất đến quá trình mua sắm ở các đơn vị.

“Trên thực tế, các đơn vị quan tâm nhiều đến nghị định và thông tư chứ không phải luật, luật chỉ là khung”, đại biểu nêu rõ, đồng thời đặt kỳ vọng những thông tư mới được xây dựng trên nền của Luật Đấu thầu (sửa đổi) lần này sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc liên quan đấu thầu trong thời gian qua.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Thông qua Luật Đấu thầu với nhiều quy định mới về đấu thầu thuốc, y tế

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, sáng nay (23.6), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) với số phiếu tán thành cao.

Chỉ định thầu là nguyên nhân phát sinh cơ chế xin-cho

Phạm Đông |

"Nếu tăng cường áp dụng chỉ định thầu thì trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng “xin - cho”, làm giảm tính cạnh tranh do nhà thầu không thân quen với chủ đầu tư sẽ không có cơ hội được tham dự thầu, doanh nghiệp nhỏ sẽ khó có cơ hội cạnh tranh", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho hay.

Đấu thầu phải công khai, đảm bảo lợi ích tối đa của người được mời thầu

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần làm rõ hai nội dung của dự án Luật Đầu thầu là đấu thầu phải đảm bảo lợi ích tối đa của người được mời thầu và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng, công khai minh bạch.

Bóng chuyền nữ Việt Nam giành vé vào chung kết AVC Challenge Cup 2023

MINH PHONG |

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam dễ dàng đánh bại đối thủ Ấn Độ tại bán kết với tỉ số chung cuộc 3-0 để giành vé chơi trận chung kết giải AVC Challenge Cup 2023.

Diễn biến Revital Việt Nam nợ 1.155 tỉ đồng trái phiếu làm thủ tục giải thể

Quang Dân |

Thông tin Công ty cổ phần Đầu tư Revital Việt Nam (Revital Việt Nam) có dư nợ trái phiếu 1.155 tỉ đồng đang làm thủ tục giải thể nhận được sự quan tâm của dư luận.

Việt Nam sẵn sàng phương án bảo hộ công dân ở Nga

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các phương án bảo hộ, hỗ trợ công dân, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam ở thành phố Rostov on Don và một số khu vực phía nam của Liên bang Nga.

Yêu người đàn ông đã có 2 con riêng và cái kết nghẹn ngào (Phần 2)

Nhóm PV |

Cô gái trong câu chuyện của chúng ta giống như cô tiên đi ra từ truyện cổ tích, chăm sóc hết mình cho 2 người con riêng của một người đàn ông. Liệu cô ứng xử thế nào với tình cảm của ông bố của 2 đứa trẻ. Mời các bạn cùng theo dõi tiếp câu chuyện.

Chương trình "Giờ thứ 9" do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV nhiều đổi mới sáng tạo, thành công tốt đẹp

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Sau 23 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, chiều 24.6, Quốc hội khóa XV bế mạc kỳ họp thứ 5. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã kịp thời có nhiều quyết sách quan trọng để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Thông qua Luật Đấu thầu với nhiều quy định mới về đấu thầu thuốc, y tế

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, sáng nay (23.6), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi) với số phiếu tán thành cao.

Chỉ định thầu là nguyên nhân phát sinh cơ chế xin-cho

Phạm Đông |

"Nếu tăng cường áp dụng chỉ định thầu thì trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng “xin - cho”, làm giảm tính cạnh tranh do nhà thầu không thân quen với chủ đầu tư sẽ không có cơ hội được tham dự thầu, doanh nghiệp nhỏ sẽ khó có cơ hội cạnh tranh", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho hay.

Đấu thầu phải công khai, đảm bảo lợi ích tối đa của người được mời thầu

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần làm rõ hai nội dung của dự án Luật Đầu thầu là đấu thầu phải đảm bảo lợi ích tối đa của người được mời thầu và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng, công khai minh bạch.