Đầu tư hơn nữa về nguồn lực, kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 6.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đánh giá cao ý nghĩa, sự cần thiết và kỳ vọng nhiều vào thành công của hội nghị.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, trong nhiệm kỳ này, công tác xây dựng pháp luật được Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và các cơ quan liên quan đặc biệt quan tâm và có nhiều đổi mới.

Về phía tổ chức Công đoàn, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quán triệt và tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện trong các cấp công đoàn.

Có 4 kết quả nổi bật đạt được, đó là: Đối với dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận thức đây là đạo luật quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội, nhưng trong bối cảnh Bộ luật Lao động 2019 quy định cho phép ra đời tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ngoài Công đoàn Việt Nam, đòi hỏi quá trình xây dựng dự án luật này cần có cách tiếp cận mới, phù hợp, thúc đẩy quá trình hội nhập.

Đạo luật này sau khi được sửa đổi phải vừa tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy tổ chức Công đoàn Việt Nam đổi mới và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, giúp đất nước ta hội nhập sâu rộng. Quá trình xây dựng luật vì vậy được thực hiện một cách khoa học, bài bản, thận trọng.

Đến nay Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức tốt các công việc trong giai đoạn đề nghị xây dựng luật như: Ban hành kế hoạch thực hiện hoạt động sửa đổi luật; tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Luật Công đoàn; xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. Hiện dự án luật này đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hải Nguyễn

Trong giai đoạn xây dựng dự án luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã gửi văn bản xin ý kiến các ban, bộ, ngành về giới thiệu nhân sự tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập; tập trung nguồn lực soạn thảo, xây dựng hồ sơ dự án luật, xin ý kiến các ban, bộ, ngành vào quý IV.2023. Trong quá trình xây dựng hồ sơ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn và các đối tượng tác động khác.

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức tham gia đóng góp ý kiến và phản biện xã hội đối với nhiều dự án luật liên quan đến đoàn viên, người lao động như: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật Thi đua, khen thưởng; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Nhà ở, Luật Đất đai...

Đặc biệt, từ việc xác định đoàn viên, người lao động là đối tượng liên quan đến nhiều chính sách, pháp luật và có vai trò to lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trong bối cảnh Nhà nước dự kiến ban hành nhiều đạo luật liên quan nên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp với các đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động, từ đó nhiều ý kiến của đoàn viên, người lao động liên quan đến hoàn thiện chính sách, pháp luật đã được chuyển tải tới Quốc hội.

Đáng chú ý, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Diễn đàn Người lao động năm 2023 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội và nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận...

Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị, Quốc hội, Chính phủ rà soát quy trình làm luật, đảm bảo cho hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, thống nhất, chất lượng, tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.

Ông Ngọ Duy Hiểu cũng đề nghị, đầu tư hơn nữa về nguồn lực, kinh phí cho công tác làm luật, bởi một dự án luật chất lượng đòi hỏi cần có nguồn kinh phí xứng đáng.

Bên cạnh đó, đổi mới, mở rộng việc lấy ý kiến đối tượng chịu tác động, đảm bảo đối tượng gốc, nhóm lớn, cách thức tiếp cận, đặt vấn đề chuẩn mực để họ có những góp ý đúng, trúng. Thực tiễn đời sống, việc làm của người lao động là sự mách bảo rất ý nghĩa cho quá trình hoàn thiện pháp luật - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong tham mưu xây dựng thể chế và đùn đẩy trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật ở một số đơn vị.

Xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023.

Đánh giá công tác triển khai đối với 52 luật, nghị quyết của Quốc hội

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Sáng 6.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.

Thiếu lối dành cho người đi bộ, dân phải đứng “rình” lúc vắng để băng qua đường

Tô Thế |

Hà Nội - Với quãng đường khoảng 1,5km, bề ngang mặt đường lớn, mật độ phương tiện lưu thông dày đặc, nhưng tuyệt nhiên không có một lối sang đường nào dành cho người đi bộ. Hàng ngày người dân vẫn bất chấp nguy hiểm để băng qua đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng).

Thầy cô giáo miền núi lương “ba cọc” vẫn tha thiết bám bản, dạy chữ

THÙY TRANG - MAI HƯƠNG |

Thầy cô giáo ở điểm trường Ông Bình, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam – một trong những điểm trường chưa có điện lưới, không có internet, sóng điện thoại chập chờn đều đang là giáo viên hợp đồng. Mức lương trên trên dưới 4 triệu đồng nhưng họ vẫn tha thiết bám bản làng, điểm trường

Hội chợ ITE HCMC 2023 kỳ vọng mở ra hơn 9.000 cuộc hẹn thương mại B2B

THANH CHÂN - NHƯ QUỲNH |

Hội chợ du lịch quốc tế TPHCM lần thứ 17 năm 2023 (ITE HCMC 2023) kỳ vọng mở ra hơn 9.000 cuộc hẹn thương mại B2B giữa người mua và các đơn vị triển lãm.

Nam sinh nghi bị điện giật tử vong ở trường học tại TPHCM

Chân Phúc |

Nam sinh lớp 10 (ở trường nội trú tại TPHCM) nghi bị điện giật dẫn đến tử vong khi đến lấy nước uống ở máy nước nóng lạnh trong trường.

Tường trình của cô giáo đánh liên tiếp vào mặt bé gái 2 tuổi ở Hà Nội

Khánh Linh |

Liên quan đến vụ bé gái 2 tuổi bị cô giáo đánh liên tiếp vào mặt ở huyện Quốc Oai, Hà Nội, Công an huyện này cho biết, đơn vị đang vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.

Có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong tham mưu xây dựng thể chế và đùn đẩy trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật ở một số đơn vị.

Xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2023.

Đánh giá công tác triển khai đối với 52 luật, nghị quyết của Quốc hội

PHẠM ĐÔNG - HẢI NGUYỄN |

Sáng 6.9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.