Cập nhật quy định về ADN để tạo thuận lợi cho người dân

Cẩm Hà |

Việc cập nhật, bổ sung các quy định về dữ liệu ADN trong cơ sở dữ liệu căn cước tại dự thảo Luật Căn cước (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 6 - khai mạc ngày 23.10 - đang tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.

Mất nhiều thời gian khi xét nghiệm ADN

Theo tìm hiểu của Lao Động trong ngày 19.10, mức giá xét nghiệm ADN đối với một cá nhân tại các trung tâm xét nghiệm lớn ở Hà Nội như Gen…, Viencongnghe…, Nova..., hay Genp… hiện đang phổ biến trong khoảng là 0,9-1,3 triệu đồng/mẫu.

Các trung tâm có khả năng xét nghiệm ADN hầu như cũng chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM mà ít thấy ở các tỉnh thành khác.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho hay, hiện nay kỹ thuật xét nghiệm ADN (Axit DeoxyriboNucleic) không chỉ được áp dụng trong việc xác định huyết thống mà còn có giá trị cung cấp thông tin cho các thủ tục hành chính pháp lý hay xác định một số bệnh di truyền.

Thường mỗi lần xét nghiệm ADN sẽ có giá trong khoảng từ 1,2 triệu - 3,9 triệu đồng. Ngoài chi phí khá đắt đỏ, việc xét nghiệm ADN cũng mất nhiều thời gian và tùy thuộc vào trang bị kỹ thuật của các đơn vị xét nghiệm.

Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho hay, thường kết quả xét nghiệm nhanh nhất chỉ có sau 2-4 ngày, nơi nào lâu hơn có thể kéo dài 5 ngày.

Linh hoạt để tạo thuận lợi cho người dân

Chính vì vậy, việc tích hợp thông tin ADN cá nhân vào cơ sở dữ liệu căn cước tại dự thảo Luật Căn cước (sửa đổi) đang thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận.

Nội dung trong Điều 16 quy định về cơ sở dữ liệu căn cước sẽ bao gồm cả thông tin sinh trắc học ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói và các thông tin sinh trắc học khác đang là vấn đề ghi nhận rất nhiều ý kiến của cử tri và đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Khi nói về nội dung này, ông Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, không nhất thiết và không bắt buộc người dân phải có những thông tin này mà từng bước cập nhật, đặc biệt là nhóm máu hay ADN.

Những thông tin này chỉ là tính tự giác, nếu người dân có những thông tin này cung cấp cho các cơ quan quản lý để lưu vào cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ hợp lý hơn.

Ông Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng - cho hay, có nhiều thông tin thiếu tính khả thi trong quá trình thực hiện, đặc biệt là thông tin ADN, bởi gần như đây là thông tin bí mật cuối cùng của mỗi cuộc đời con người.

Dẫn thực tế pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về tố tụng hình sự hiện chưa có quy định về việc thu thập thông tin này, ông Nguyễn Tạo cho biết, dự thảo luật cần quy định rõ những thông tin bắt buộc thu thập và những thông tin công dân tự nguyện cung cấp cho cơ sở dữ liệu căn cước cho thống nhất.

Góp ý vào quy định về sinh trắc học ADN, bà Vương Thị Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị xem xét hướng linh hoạt theo yêu cầu của công dân, không phải quy định bắt buộc hoặc có lộ trình cụ thể thực hiện, bởi chi phí làm xét nghiệm ADN tương đối lớn, không phải người dân nào cũng có điều kiện, nhu cầu thực hiện và không phải cơ sở y tế nào ở địa phương cũng thực hiện được việc xét nghiệm ADN.

Hơn nữa quy định thông tin sinh trắc học ADN bắt buộc sẽ tác động tới nhiều người dân, đặc biệt là người dân sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Sẽ chỉ thu thập ADN trên cơ sở tự nguyện của người dân

Theo tìm hiểu của Lao Động, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH tại Kỳ họp thứ 5, Bộ Công an vừa phối hợp với các cơ quan liên quan chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Căn cước và xây dựng báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước. Trong đó nội dung về thu thập, cập nhật, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước được chỉnh lý, bổ sung theo hướng quy định nguyên tắc việc thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thực hiện trên cơ sở được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp; Hoặc lưu trữ thông tin có sẵn trong quá trình giải quyết vụ việc hình sự, hành chính có trưng cầu giám định thông tin của đối tượng phục vụ cho công tác phòng, chống tội phạm và quy định rõ về việc chia sẻ, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước cho chặt chẽ, đầy đủ hơn.

Cẩm Hà
TIN LIÊN QUAN

Xét nghiệm ADN cá thể rùa mai mềm nghi rùa Hoàn Kiếm đã chết

Thùy Linh |

Một cá thể rùa được cho là rùa Hoàn Kiếm (rùa Hồ Gươm) được phát hiện đã chết tại hồ Đồng Mô (Hà Nội) vào ngày 23.4, đã làm hẹp dần hy vọng khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới này.

Sạt lở nghiêm trọng "uy hiếp" nhà cửa, vườn tược của người dân

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Nhiều khu vực ven sông Hương và sông Bạch Yến đoạn qua phường Hương Hồ (TP. Huế) xảy ra sạt lở nghiêm trọng sau mưa lũ. Người dân cho biết, tình trạng này diễn ra như cơm bữa, thấp thỏm lo sợ suốt nhiều năm nay.

Gần nửa triệu vé tàu hỏa “hạng sang” SE19/SE20 được bán sau 2 ngày

Hiếu Anh |

Trao đổi với Báo Lao Động, ngày 22.10, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, sau 2 ngày đưa vào khai thác tàu hỏa “hạng sang” SE19/SE20 Hà Nội đi Đà Nẵng, đơn vị bán được gần nửa triệu vé.

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân bị đề xuất kỷ luật

Linh Anh |

Theo thông tin từ Uỷ ban quản lý vốn tại doanh nghiệp, các cá nhân là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa bị đề xuất kỷ luật liên quan đến điều hành, cung ứng điện trong thời gian qua.

Tiến độ Sân bay Long Thành rất chậm, Kho bạc Nhà nước dừng giải ngân

PHẠM ĐÔNG |

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tiến độ triển khai thực hiện dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Sân bay Long Thành là “rất chậm”, không đáp ứng yêu cầu của Quốc hội. UBND tỉnh Đồng Nai đã tạm ứng ngân sách tỉnh để tiếp tục thực hiện dự án.

Bộ Công an sẽ định danh số nhà và căn hộ chung cư

Quang Việt |

Bộ Công an dự kiến định danh số nhà và căn hộ chung cư để xác định mỗi người đang sở hữu bao nhiêu bất động sản.

Bỏ phố về rừng để lấp đầy những mảng xanh đã mất

Quang Thiện |

Cầm trong tay 2 tấm bằng thạc sĩ châu Âu cùng với bảng thành tích khủng, chàng trai từng giành được học bổng thạc sĩ danh giá bậc nhất châu Âu vẫn chọn về với rừng cùng niềm trăn trở cho những mảng xanh “bị ăn mất”.

Câu hỏi đặt ra về trách nhiệm liên đới vụ Ngọc Trinh bị bắt tạm giam

Huyền Chi |

Vụ việc Ngọc Trinh bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Gây rối trật tự công cộng" theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Xét nghiệm ADN cá thể rùa mai mềm nghi rùa Hoàn Kiếm đã chết

Thùy Linh |

Một cá thể rùa được cho là rùa Hoàn Kiếm (rùa Hồ Gươm) được phát hiện đã chết tại hồ Đồng Mô (Hà Nội) vào ngày 23.4, đã làm hẹp dần hy vọng khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới này.