Bộ trưởng phải là nhà quản lý giỏi, không nhất thiết phải là nhà chuyên môn

Vương Trần |

Vừa qua, bà Ðào Hồng Lan trở thành Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên trong lịch sử từ năm 1945 đến nay không phải là nhà chuyên môn đã mở ra những tranh luận sôi nổi về tiêu chuẩn lãnh đạo ngành Y. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) - Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc này.

Thưa đại biểu, ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc bộ trưởng không phải là chuyên môn có phổ biến không? Với những lĩnh vực đặc thù như y tế thì sao?

- Đại biểu Tạ Thị Yên: Việc bộ trưởng không có chuyên môn về lĩnh vực mình phụ trách là vấn đề không hiếm ở các nước trên thế giới, ví dụ như Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hiện tại có đến 4 Bộ trưởng không phải là nhà chuyên môn đó là Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Giao thông, Bộ trưởng Năng lượng, Bộ trưởng Nông nghiệp hay tại Singapore, Malaysia, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng là các nhà chính trị chuyên nghiệp không có bằng bác sĩ hay dược sĩ.

Ở các nước, bộ trưởng thường là chính khách, là người chịu trách nhiệm triển khai trong thực tế chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền trong lĩnh vực cụ thể mà mình phụ trách, không nhất thiết là người có chuyên môn sâu về ngành hay lĩnh vực đó, nhưng nhất thiết phải có năng lực, kỹ năng lãnh đạo vượt trội.

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) - Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: QH
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) - Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: QH

Việc Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế không phải nhà chuyên môn gây ra những tranh luận khác nhau. Có những ý kiến cho rằng bộ trưởng cần là những nhà chuyên môn giỏi, cũng có ý kiến cho rằng bộ trưởng cần là nhà quản lý giỏi thì phù hợp hơn. Quan điểm của đại biểu về việc này như thế nào?

- Từ năm 1945 đến nay, Bộ Y tế của Việt Nam đã có 14 đời Bộ trưởng. Trong đó 13 đời Bộ trưởng đều có chuyên môn về y tế, duy nhất chỉ có bà Đào Hồng Lan là không có chuyên môn về ngành y. Do đó, việc trao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho người không phải nhà chuyên môn gây ra những tranh luận khác nhau cũng là điều dễ hiểu, bởi trước đây chưa có tiền lệ này đối với ngành đặc thù như ngành Y tế.

Về quan điểm của cá nhân tôi, trước hết, tôi tin tưởng vào sự lựa chọn của Bộ Chính trị, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc quyết định giao cho bà Ðào Hồng Lan quyền Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tôi cho rằng, khi quyết định giao cho bà Đào Hồng Lan trọng trách là người đứng đầu Bộ Y tế, các đồng chí trong Bộ Chính trị, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã cân nhắc, xem xét rất thận trọng và kỹ lưỡng.

Bà Đào Hồng Lan, người đã từng kinh qua nhiều vị trí công tác từ Trung ương đến địa phương và đã từng giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ, một vị trí đòi hỏi rất nhiều các điều kiện tiêu chuẩn cũng như phẩm chất, năng lực nổi trội.

Nhìn vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong 02 năm qua, bà Đào Hồng Lan với vai trò, vị trí là Bí thư Tỉnh uỷ cho thấy đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi bật là năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, kinh tế Bắc Ninh vẫn tăng trưởng tốt, đạt 6,9%, đứng thứ 13 cả nước; là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp; thu nhập bình quân đầu người của Bắc Ninh thuộc top cao nhất cả nước; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng thứ 7 toàn quốc... 6 tháng đầu năm 2022, GRDP của Bắc Ninh tăng 14,7% so với cùng kỳ, đứng thứ hai cả nước.

Trong dịch bệnh COVID-19, bà Đào Hồng Lan đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Bắc Ninh đạt được nhiều kết quả nổi bật, bảo đảm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Từ những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình công tác, tôi tin tưởng bà Đào Hồng Lan có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị mới.

Trước những ý kiến cho rằng bộ trưởng cần là những nhà chuyên môn giỏi, hay bộ trưởng cần là nhà quản lý giỏi thì phù hợp hơn, cá nhân tôi cho rằng, trong điều kiện lý tưởng thì nhà lãnh đạo vừa giỏi quản lý, vừa giỏi chuyên môn là tốt nhất.

Tuy nhiên, ở vị trí bộ trưởng, là người lãnh đạo, quản lý thì cá nhân tôi cho rằng so với năng lực chuyên môn thì năng lực lãnh đạo, quản lý quan trọng hơn. Người lãnh đạo làm công tác quản lý giỏi, có thể không giỏi chuyên môn nhưng sẽ biết cách sử dụng đội ngũ tham mưu, giúp việc giỏi chuyên môn, “dùng đúng người, giao đúng việc”, qua đó phát huy được năng lực sở trường, kiến thức chuyên môn của mỗi người và sẽ tập hợp được sức mạnh đoàn kết của tập thể để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đó là lý do tại sao chúng ta thường hay nói đến trách nhiệm người đứng đầu.

Thời gian qua, không ít giám đốc bệnh viện là thầy thuốc giỏi, vướng lao lý vì liên quan đến kinh tế. Với tiền lệ “khác biệt” trong bổ nhiệm Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, theo đại biểu, thời gian tới có nên thay đổi mạnh mẽ tiêu chí lựa chọn cán bộ, để tách quản lý và chuyên môn, giúp các bác sĩ giỏi an tâm công tác, không vướng bận với việc mua sắm, đấu thầu?

- Tôi cho rằng, việc thay đổi tiêu chí lựa chọn cán bộ là cần thiết. Tuy nhiên cũng không nên cứng nhắc việc tách quản lý và chuyên môn, giúp các bác sĩ giỏi an tâm công tác, không vướng bận với việc mua sắm, đấu thầu mà nên áp dụng linh hoạt để làm sao đạt hiệu quả cao nhất.

Ví dụ, nếu như các bác sĩ vừa giỏi chuyên môn, lại có tố chất, có nguyện vọng được làm lãnh đạo, quản lý thì chúng ta nên khuyến khích, bởi vì thực chất những cán bộ y tế giỏi chuyên môn, trong sạch, lại thường có uy tín cao trong tập thể cán bộ nhân viên trong ngành hay tại từng đơn vị cụ thể, mà đây cũng là một trong những tiêu chí lựa chọn cán bộ.

Còn mua sắm, đấu thầu đã có các quy định chặt chẽ của pháp luật, nếu tuân thủ và thực hiện công khai, minh bạch với động cơ trong sáng tất cả vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân thì không có gì phải ngại cả.

Thực tế cho thấy, hầu hết vi phạm của cán bộ đều là do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không vượt qua được cám dỗ vật chất, dẫn đến sa ngã, sai phạm.

Do đó, việc giữ vững bản lĩnh chính trị, tuân thủ luật pháp, nguyên tắc, quy trình công tác là những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của người lãnh đạo.

Xin cảm ơn Đại biểu Tạ Thị Yên!

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Người dân kỳ vọng Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ngành Y qua "cơn bão"

AN AN - MINH HÀ |

Bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng đã nhận nhiệm vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế. Người dân bày tỏ vui mừng khi ngành Y - ngành trụ cột trong an sinh xã hội đã có "tư lệnh" mới. Điều mong mỏi của nhiều người là Quyền Bộ trưởng sẽ gánh vác và chèo lái ngành Y qua "cơn bão".

Tiểu sử bà Đào Hồng Lan - Tân Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế

Văn Thắng |

Đào Hồng Lan được Thủ tướng Chính phủ giao giữ chức vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế.

Thủ tướng giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà Đào Hồng Lan

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Đào Hồng Lan. 

Bất ngờ với khoản doanh thu tượng trưng tại Linh Quang Điện

NHÓM PV |

Sau 3 năm thành lập, Công ty Cổ phần Linh Quang Điện của người tự xưng mình là thầy Cao Anh đã tăng vốn từ 2,5 tỉ đồng lên 99 tỉ đồng, đi kèm với đó là sự tăng trưởng ấn tượng của tài sản. Thế nhưng, doanh thu trong năm 2020 tại doanh nghiệp chỉ khoảng 500 triệu đồng và hơn 1 tỉ đồng năm 2021.

Lập 7 công ty, thuê 119 người đòi nợ cho ngân hàng, tổ chức tín dụng

Quang Việt |

Nhân viên của Trần Hồng Tiến được giao chỉ tiêu đòi nợ thuê được 300 triệu đồng. Nếu không muốn bị đuổi việc, họ phải dùng mọi thủ đoạn từ khủng bố tinh thần, đến cắt ghép hình ảnh đồi truỵ...

Cảnh báo khẩn về nạn lừa đảo phụ huynh chuyển tiền gấp vì con bị cấp cứu

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Chỉ vài ngày qua, nhiều phụ huynh tại TPHCM đã chuyển hàng trăm triệu đồng cho những đối tượng lừa đảo với cùng 1 chiêu thức con đi cấp cứu, cần chuyển tiền gấp.

Dự kiến chi hơn 256 tỉ đồng bảo tồn, tôn tạo di tích nhà tù Côn Đảo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Chiều 6.3, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thống nhất thông qua Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Nhà tù Côn Đảo.

U20 Iran dè chừng sức mạnh của U20 Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Samad Marfavi của U20 Iran đánh giá rất cao sức mạnh của U20 Việt Nam.

Người dân kỳ vọng Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đưa ngành Y qua "cơn bão"

AN AN - MINH HÀ |

Bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng đã nhận nhiệm vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế. Người dân bày tỏ vui mừng khi ngành Y - ngành trụ cột trong an sinh xã hội đã có "tư lệnh" mới. Điều mong mỏi của nhiều người là Quyền Bộ trưởng sẽ gánh vác và chèo lái ngành Y qua "cơn bão".

Tiểu sử bà Đào Hồng Lan - Tân Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế

Văn Thắng |

Đào Hồng Lan được Thủ tướng Chính phủ giao giữ chức vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế.

Thủ tướng giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà Đào Hồng Lan

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký quyết định giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Đào Hồng Lan.