Ấm lòng tình quân dân, triệu trái tim cùng hướng về “Điện Biên Phủ không ngủ"

PHẠM ĐÔNG - HOÀNG HUÊ |

Ký ức của các chiến sĩ, người dân địa phương và du khách góp mặt tại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đó là những ngày tháng 5 lịch sử, “Điện Biên Phủ không ngủ” và ấm áp tình quân dân.

Sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là một sự kiện trọng đại, không chỉ có ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đó là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công".

Đại lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những sự kiện lớn, trọng đại của đất nước ta trong năm 2024. Đây là dịp để mỗi người dân Việt Nam, kiều bào ở nước ngoài xúc động, tự hào, hướng về mảnh đất nơi cực Tây của Tổ quốc để nhớ về cội nguồn, tìm lại ký ức về “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm” để tạo nên chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Người dân ở cửa ngõ Điện Biên vui mừng đón hơn 3.000 người thuộc lực lượng diễu binh, diễu hành về tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Quang Đạt
Người dân ở cửa ngõ Điện Biên vui mừng đón hơn 3.000 chiến sĩ thuộc lực lượng diễu binh, diễu hành về tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Quang Đạt

Trước, trong và sau lễ kỷ niệm, tình quân dân, tình đoàn kết dân tộc được thắt chặt, thể hiện qua từng hành động cụ thể. Trên khắp các cung đường trở về Điện Biên luôn rợp cờ hoa, khẩu hiệu và băng rôn.

Trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 nắng nóng gay gắt, hàng ngày, các cán bộ, chiến sĩ vẫn tích cực tập luyện, đi vòng quanh các tuyến phố gần khu vực sân vận động tỉnh Điện Biên chuẩn bị cho lễ kỷ niệm.

Để đồng hành và tiếp sức cho khối diễu binh, diễu hành, nhiều người dân đã tình nguyện phát nước, hoa quả phục vụ miễn phí. Hàng trăm trạm cấp nước uống miễn phí đã được lập nên giúp cán bộ chiến sĩ tham gia hợp luyện diễu binh cũng như người dân đi xem vơi bớt nắng nóng.

Nhiều gia đình đã chủ động chuẩn bị các loại nước uống, hoa quả phục vụ miễn phí cho các lực lượng tham gia luyện tập diễu binh, diễu hành.
Nhiều gia đình đã chủ động chuẩn bị các loại nước uống, hoa quả phục vụ miễn phí cho các lực lượng tham gia luyện tập diễu binh, diễu hành. Ảnh: Phùng Anh

Không chỉ phát nước miễn phí, để đóng góp công sức vào lễ kỷ niệm, nhiều người dân Điện Biên Phủ, bất kể trong thành phố hay ở các huyện lân cận đã chủ động mời du khách về nhà ở miễn phí.

Do lượng người đổ về Điện Biên trong những ngày đó rất đông nên người dân cũng chủ động đăng bài trên mạng xã hội, hướng dẫn cho du khách tìm thông tin nhà nghỉ, nhà ở để liên hệ.

Tất cả đều đồng lòng để rồi lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra hoành tráng, thành công tốt đẹp. Hàng ngàn người dân đã cầm cờ, mặc áo cờ đỏ sao vàng trong ngày diễn ra đại lễ, đứng dọc các tuyến phố ở trung tâm TP Điện Biên Phủ, chờ các đoàn diễu binh, diễu hành đi qua.

Xúc động, lòng tự hào về quê hương

Xúc động, tự hào là cảm xúc không chỉ của bà con các dân tộc tỉnh Điện Biên mà của cả người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc khi theo dõi lễ kỷ niệm qua sóng truyền hình.

Không khí hào hùng và phấn khởi lan tỏa khắp nơi. Nhiều người dân Điện Biên không giấu nổi sự xúc động, lòng tự hào về quê hương, về chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Chị Vương Ý Nhi (phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ) bày tỏ: “Dù lễ kỷ niệm đã trôi qua hơn 1 tháng nhưng mọi cảm xúc vẫn như ngày đầu. Mỗi khi xem lại những video, hình ảnh thì cảm xúc của tôi vẫn cảm thấy xúc động, tự hào. Tôi còn nhớ, khi các đoàn lên để tập luyện diễu hành, tôi và người dân địa phương đã huy động lẫn nhau để ủng hộ nước lọc, các vật phẩm cần thiết cho các cán bộ, chiến sĩ, giúp cho mọi người bớt mệt mỏi.

Khoảng thời gian đó, “Điện Biên Phủ không ngủ” có lẽ là cụm từ mô tả chính xác nhất. Các cung đường luôn tràn ngập ánh sáng dù buổi đêm muộn. Người dân nô nức ra đường xem cảnh tập luyện, trò chuyện, giao lưu, múa hát với các khối diễu binh, diễu hành trong thời gian nghỉ ngơi. Lòng ai cũng rộn ràng, háo hức”.

Bé Vy Trâm – con gái chị Vương Ý Nhi được chọn làm “em bé Điện Biên” tại Lễ Kỹ niệm. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bé Vy Trâm – con gái chị Vương Ý Nhi được chọn làm “em bé Điện Biên” tại Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Vương Ý Nhi cũng là mẹ của em Trần Vy Trâm - người vào vai em bé tượng đài trong màn xếp hình nghệ thuật chủ đề "Bản hùng ca Điện Biên", mô phỏng tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ do các nghệ sĩ, chiến sĩ Đoàn nghi lễ Quân đội biểu diễn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ở sân vận động tỉnh Điện Biên.

“Trong suốt thời gian tập luyện, được đồng hành cùng con và đoàn tập luyện, tôi hiểu mọi người vất vả như thế nào trong thời tiết nắng nóng ở Điện Biên. Dẫu vậy, các chú chiến sĩ vẫn luôn yêu thương, chăm sóc kỹ cho Vy Trâm. Các chú xem Trâm như con, em trong nhà của mình.

Nhờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gia đình tôi có thêm những mối quan hệ mới, gắn kết thêm tình cảm với các chiến sĩ. Mọi người vẫn thường gọi điện hỏi thăm sức khỏe con gái tôi và gia đình. Có dịp ra Hà Nội, tôi cũng cho con gái gặp lại chú Long, chú Linh và chú Toàn. Cháu vẫn nhớ và yêu mến các chú” – chị Ý Nhi chia sẻ.

Hình ảnh đẹp và vô cùng ý nghĩa trong buổi tập luyện trên đường phố Điện Biên.
Hình ảnh đẹp và ý nghĩa trong buổi tập luyện trên đường phố Điện Biên. Ảnh: Phùng Anh

Trao đổi với Lao Động, Thiếu tá Nguyễn Công Long, hiện đang công tác tại Đoàn Văn công Quân khu 4, cũng là chiến sĩ đã bế bé Vy Trâm trên tay ở màn mô phỏng tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ xúc động chia sẻ, anh tới Điện Biên Phủ từ ngày 4.5.

Một tháng ở Điện Biên Phủ là thời gian không quá dài nhưng cũng không hề ngắn. Anh rất vinh dự và tự hào khi được đóng góp công sức vào đại lễ của dân tộc. Bà con và người dân địa phương ủng hộ các đoàn rất nhiều, góp công, góp của, góp sức, đồng lòng hướng về đại lễ.

Dù trong thời gian tập luyện cũng như ngày diễn ra buổi lễ, thời tiết không thuận lợi, có ngày nắng 39-40 độ hoặc đại lễ chính thức thì mưa to nhưng đúng với bản chất của bộ đội, có câu “vượt nắng thắng mưa”, anh và các đồng đội khác đều cảm thấy trân trọng và tự hào.

“Xong buổi lễ, chúng tôi phải rút quân về luôn nhưng bức ảnh hóa thân vào tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, đứng nghiêm trang khi bầu trời Điện Biên đổ mưa khiến tôi và đồng đội rưng rưng nước mắt”, Thiếu tá Nguyễn Công Long nói.

Thiếu tá Nguyễn Công Long (ở giữa).
Thiếu tá Nguyễn Công Long (ở giữa) tự hào khi được đóng góp công sức vào đại lễ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cũng trở về Điện Biên những ngày đầu hè, đó là những người cựu chiến binh từ nhiều tỉnh thành trên cả nước, trên ngực đeo những tấm huân chương. Họ trở lại những địa điểm, di tích gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ để ôn lại kỷ niệm, nhớ về quá khứ hào hùng, nhớ về những người đồng đội năm xưa.

Bên cạnh đó, những người cựu chiến binh, không trực tiếp tham gia chiến dịch nhưng qua lời kể của thế hệ ông cha và tới thăm Điện Biên dịp này cũng cảm thấy rất đỗi tự hào.

Ông Nguyễn Văn Quang xúc động khi tham gia lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Hoàng Huê
Ông Nguyễn Văn Quang xúc động khi tham gia lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Hoàng Huê

Ông Nguyễn Văn Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội) xúc động sau khi chứng kiến màn diễu binh, diễu hành: “Lúc Điện Biên được giải phóng, khi ấy tôi mới 10 tuổi. Năm nay tôi đã 80 tuổi và được lên dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bản thân hết sức xúc động. Nhìn lực lượng diễu binh, diễu hành hôm nay, tôi không cầm được nước mắt. Đất nước Việt Nam đang có lực lượng trẻ trung, mạnh mẽ.

Nhờ Đảng và Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm này để bản thân tôi cũng như những thế hệ về sau có thể noi theo, tiếp bước và phát huy những tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.

Đất nước hòa bình và những âm vang của chiến thắng lịch sử năm xưa sẽ mãi còn vang vọng. Sự đồng lòng, đoàn kết của đồng bào, luôn nhớ về quá khứ hào hùng năm xưa đã giúp kết nối triệu triệu trái tim người Việt Nam, hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau để xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp.

PHẠM ĐÔNG - HOÀNG HUÊ
TIN LIÊN QUAN

Diễn văn của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

. |

Sáng 7.5, tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đọc diễn văn kỷ niệm. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn:

Viết tiếp bản hùng ca chiến thắng từ tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện trọng đại không chỉ có ý nghĩa với cách mạng Việt Nam mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NHÓM PV |

Sáng 7.5, tại sân vận động Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Giảm lệ phí trước bạ, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa khả quan

Minh Ánh |

Giảm mức thu lệ phí trước bạ là chính sách nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, kích cầu thị trường ôtô trong nước. Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối ôtô vẫn chưa khả quan, cho thấy việc giảm lệ phí trước bạ cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

Dừng đỗ trên cao tốc gây tai nạn bị xử lý như thế nào?

Minh Hạnh |

Vụ tai nạn giao thông trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ngày 11.7 khiến 2 người chết, 6 người bị thương, nguyên nhân do dừng xe tranh cãi trên đường và bị một xe khác đâm vào. Vậy trách nhiệm sẽ thuộc về ai và xử lý như thế nào?

Tiểu thương vào chợ họp ở Nam Định sau phản ánh của Lao Động

Hà Vi |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, UBND phường Trần Quang Khải (TP. Nam Định) đã tuyên truyền, vận động tiểu thương vào buôn bán tại chợ mà trước đó bị bỏ không.

Ông Biden lỡ miệng gọi nhầm ông Zelensky là Tổng thống Putin

Song Minh |

Tổng thống Mỹ Joe Biden lỡ miệng gọi Tổng thống Ukraina Zelensky là Tổng thống Putin.

Chứng khoán điều chỉnh nhưng vẫn còn cơ hội chinh phục mốc 1.300 điểm

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán lại tiếp tục gặp trở ngại khi tiếp cận gần vùng đỉnh 1.300 điểm sau chuỗi 8 phiên tăng điểm liên tiếp.