Sự việc doping ở SEA Games 31: Làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan

Hoài Việt |

Trước khi thông tin cá nhân nào có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping) tại SEA Games 31 chính thức được công bố, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm rõ trách nhiệm với những cá nhân có liên quan.

Chưa công bố vận động viên dương tính với doping

Số vận động viên Việt Nam có mẫu thử dương tính với doping, trong đó có người đạt thành tích huy chương thi đấu SEA Games 31 vẫn đang là sự nghi ngờ. Đơn vị quản lý trực tiếp ngành thể thao là Tổng cục TDTT chưa có bất cứ văn bản và thông tin công bố chính xác về thông tin trên. Các kết quả được tổ chức phòng chống doping quốc tế - WADA đưa lại sau khi mẫu thử được gửi đến phòng xét nghiệm theo quy chuẩn của WADA (với SEA Games 31, mẫu thử được gửi đến một phòng xét nghiệm của WADA tại Thái Lan) đều có mã vạch.

Về quy định, Ủy ban Olympic và Trưởng Đoàn thể thao của quốc gia có vận động viên có mẫu thử dương tính với doping là nơi nhận được văn bản chính thức từ WADA. Tổng số 908 mẫu thử mà Ban tổ chức SEA Games 31 đã thực hiện kiểm tra là có trường hợp dương tính với doping, trong đó có trường hợp của thể thao Việt Nam. Giới chuyên môn đã chia sẻ, khi có thông báo chính thức của WADA, các thông báo chính thức chắc chắn được công bố. Rất nhiều trao đổi đã đưa ra để đoán định ở việc bao nhiêu vận động viên dính doping hay môn nào có vận động viên dính doping. Nhiều lý giải cho việc mẫu thử dương tính với doping. Nếu các nghi vấn là thật, có thể vận động viên bị gián tiếp từ thực phẩm, hoặc cũng có thể từ thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng và không loại trừ có thể là chủ đích dùng thuốc nhằm tăng cường sức khỏe khi thi đấu.

Thực tế rất rõ ràng, nhiều đội tuyển thể thao của Đoàn thể thao Việt Nam chủ yếu tập trung trong nước ở thời gian chuẩn bị SEA Games 31 do trước đó rất khó ra nước ngoài tập huấn, thi đấu vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, các đội tuyển thể thao được cấm trại, tập trung tối đa tại các điểm tập của Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Vì thế, tìm nguyên do để xác định vì sao mẫu thử của tuyển thủ dương tính với doping (nếu có) là cần thiết và cấp thiết.

Theo quy định, khi các trường hợp nghi vấn được đưa ra, tất cả phải làm báo cáo giải trình với cấp quản lý. Sự cấp thiết ở đây phải chỉ ra được trách nhiệm thuộc về ai bởi trong quá trình tập luyện thi đấu, vận động viên phải tuân thủ nghiêm ngặt nhất các chế độ về dinh dưỡng, thuốc men được cấp cũng như giáo án huấn luyện của ban huấn luyện đội tuyển quốc gia. Nếu mọi lời giải thích là... vô tình bị dính thì rất khó hài lòng mọi khúc mắc do ở bây giờ, việc kiểm tra doping của WADA rất nghiêm ngặt, có tính chính xác cao. Ngoài ra, huấn luyện viên của các đội tuyển thể thao đều có trang bị tri thức về phòng chống doping và luôn cảnh giác các tuyển thủ ý thức kỹ càng nhất khi sử dụng bất cứ thứ gì về thực phẩm cho cơ thể.

Cần làm rõ trách nhiệm

Tháng  3.2022, WADA đã ký bản hợp tác với ASEAN để qua đó thúc đẩy chương tình phóng chống doping trong thể thao tại cộng đồng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cùng chung tay nâng cao ý thức việc phòng tránh sử dụng chất cấm trong thi đấu thể thao. Đồng thời, ngay khi SEA Games 31 đang tranh tài, Tiểu ban Y tế và Kiểm tra doping của SEA Games 31 đã thực hiện buổi tuyên truyền phòng chống doping trong thể thao với thông điệp “Say no to doping - Nói không với chất cấm” và “Play true - thi đấu trung thực” tại khu thi đấu đua thuyền ở Hải Phòng. Ngoài ra, Tiểu ban Y tế và Kiểm tra doping của SEA Games 31 họp liên tục và đưa các giải pháp về đảm bảo an toàn y tế, sức khỏe cho các huấn luyện viên, vận động viên tham gia thi đấu. Tìm được nguyên nhân, đưa giải pháp khắc phục về câu chuyện doping sẽ cần trách nhiệm của nhiều phía, không chỉ mỗi riêng huấn luyện viên và vận động viên.

Tổng cục Thể dục Thể thao là đơn vị sẽ phát ngôn về các thông tin liên quan đến vấn đề doping của SEA Games 31 và các luồng ý kiến chưa cụ thể rất dễ xảy tới những võ đoán khác nhau. Chúng ta phải nhìn vào thực tế rằng, ngoài những nghi vấn được cho là có 6 mẫu thử của vận động viên Việt Nam dương tính với doping khi thi đấu SEA Games 31 thì việc 6 trường hợp của đội tuyển thể hình bị phát hiện dương tính doping ngay trước khi tranh tài SEA Games 31 là điều không chấp nhận được.

Đặt trường hợp nếu các vận động viên thể hình trên không bị kiểm tra và không bị phát hiện sớm thì khi thi đấu SEA Games 31 sẽ xảy ra hệ lụy như thế nào. Mỗi cá nhân và tập thể đều có lý do giải thích cho điều mình thực hiện nhưng khi đã là cơ quan quản lý cao nhất về thể thao, Tổng cục Thể dục Thể thao cần có trách nhiệm cao nhất ở sự quản lý của mình về câu chuyện có vận động viên dương tính với doping.

Tại Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao đã ghi rõ các trách nhiệm của Tổng cục Thể dục Thể thao; Trung tâm doping và Y học thể thao; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương; Ủy ban Olympic và các Liên đoàn; Hiệp hội thể thao Việt Nam; cơ sở đào tạo vận động viên; cán bộ y tế, huấn luyện viên; vận động viên... về công tác phòng chống doping. Khi xảy ra trường hợp có vận động viên dính doping thì sẽ thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping, qua đó: Xem xét, đánh giá các chứng cứ và thông tin có liên quan; Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping phải gửi Hồ sơ đánh giá mức độ vi phạm doping đến Trung tâm Doping và Y học thể thao hoặc Ban tổ chức giải (đối với trường hợp phát hiện doping trong giải đấu). Hồ sơ đánh giá mức độ vi phạm doping gồm: Chứng cứ về hành vi vi phạm; Các thông tin có liên quan (nếu có); Bản giải trình của vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên, liên đoàn thể thao quốc gia quản lý vận động viên (nếu có); Biên bản cuộc họp.

Hoài Việt
TIN LIÊN QUAN

Hệ lụy nào nếu có vận động viên dính doping?

Hoài Việt |

Thông tin đang được quan tâm là có hay không vận động viên thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping). Và với những tuyển thủ vi phạm điều này, họ phải đánh đổi nhiều thứ không chỉ là án phạt cấm thi đấu mà còn cả sự ảnh hưởng tâm lý suốt sự nghiệp.

Thể thao Việt Nam và doping: Không để “chết vì thiếu hiểu biết”

TAM NGUYÊN |

Phần nhiều những vụ doping của các vận động viên Việt Nam được lý giải là “thiếu hiểu biết”.

Quy trình lấy mẫu và kiểm tra doping tại SEA Games 31

MINH PHONG |

Quy trình lấy mẫu và kiểm tra doping tại SEA Games 31 được tiến hành một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng yêu cầu quy chuẩn của Tổ chức phòng chống doping thế giới (WADA).

Những vận động viên đỉnh cao của Việt Nam gián đoạn sự nghiệp vì doping

Thanh Vũ |

Trong quá khứ, nhiều vận động viên Việt Nam phải gián đoạn sự nghiệp vì dính đến bê bối doping.

Vận động viên điền kinh dính doping sẽ bị tước huy chương SEA Games

MINH PHONG - HOÀI VIỆT |

Có ít nhất 2 vận động viên điền kinh Việt Nam có kết quả dương tính với chất cấm (doping) tại SEA Games 31 hồi tháng 5 vừa qua.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Hệ lụy nào nếu có vận động viên dính doping?

Hoài Việt |

Thông tin đang được quan tâm là có hay không vận động viên thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping). Và với những tuyển thủ vi phạm điều này, họ phải đánh đổi nhiều thứ không chỉ là án phạt cấm thi đấu mà còn cả sự ảnh hưởng tâm lý suốt sự nghiệp.

Thể thao Việt Nam và doping: Không để “chết vì thiếu hiểu biết”

TAM NGUYÊN |

Phần nhiều những vụ doping của các vận động viên Việt Nam được lý giải là “thiếu hiểu biết”.

Quy trình lấy mẫu và kiểm tra doping tại SEA Games 31

MINH PHONG |

Quy trình lấy mẫu và kiểm tra doping tại SEA Games 31 được tiến hành một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng yêu cầu quy chuẩn của Tổ chức phòng chống doping thế giới (WADA).

Những vận động viên đỉnh cao của Việt Nam gián đoạn sự nghiệp vì doping

Thanh Vũ |

Trong quá khứ, nhiều vận động viên Việt Nam phải gián đoạn sự nghiệp vì dính đến bê bối doping.

Vận động viên điền kinh dính doping sẽ bị tước huy chương SEA Games

MINH PHONG - HOÀI VIỆT |

Có ít nhất 2 vận động viên điền kinh Việt Nam có kết quả dương tính với chất cấm (doping) tại SEA Games 31 hồi tháng 5 vừa qua.