Nghề huấn luyện viên bóng đá nhìn từ chuyện của ông Troussier

TAM NGUYÊN |

Chuyện xảy ra với huấn luyện viên Philippe Troussier không phải bởi ông kém về chuyên môn, mà là không phù hợp...

Từ Wenger đến Troussier

Không phải đến khi Đội tuyển Việt Nam thất bại 0 - 3 trên sân Mỹ Đình tối 26.3, người hâm mộ Việt Nam mới kêu gọi Liên đoàn bóng đá Việt Nam sa thải hoặc huấn luyện viên Philippe Troussier từ chức. Đó chỉ là thời điểm sự ức chế lên đến đỉnh điểm và bùng nổ bởi kết quả trận đấu.

Lùi lại 1 năm trước, ngay cả trong 3 trận thắng liên tiếp của Đội tuyển Việt Nam ở các trận giao hữu đầu tiên dưới thời ông Troussier, nhiều người đã thấy những điều không ổn. Nhưng đó là khi mới đi những bước đi đầu tiên trong giai đoạn “triết lý mới” và “nâng tầm trình độ”, họ tạm coi đó là những vấp váp khi mới làm quen.

Nhưng dần dần, sự không ổn đó kéo dài quá lâu, mà dấu hiệu tích cực ngày càng xa xỉ, những phản ứng bắt đầu mạnh hơn qua từng trận đấu. Giữa 20% và 80% - tỉ lệ người ủng hộ và phản đối mà ông

Troussier tự mình nói ra, đâu đó người ta vẫn tìm lý do để bào chữa, giải thích, biện hộ cho chiến lược gia người Pháp. Để rồi cuối cùng, người ta không còn một lý do nào khả dĩ để đề cập nữa, phần nhiều trong số 20% cũng “quay xe”.

Với cơn thịnh nộ mà người hâm mộ Việt Nam trút lên huấn luyện viên mới bước sang tuổi 69 được hơn 1 tuần, hẳn nhiều người nhớ những gì xảy ra với Arsene Wenger trong những năm cuối dẫn dắt Arsenal. Wenger có một giai đoạn rất dài làm thuyền trưởng của “Pháo thủ”, nhưng khác với cách Sir Alex Ferguson kết thúc tại Manchester United, dấu chấm hết của chiến lược gia người Pháp buồn hơn.

Người hâm mộ hoàn toàn quay lưng với ông, đòi ông từ chức kéo dài trong vài năm. Trong mùa giải 2017 - 2018 Arsenal thi đấu bết bát, sức nóng dồn về Wenger càng lớn hơn, nhưng ông muốn ở lại câu lạc bộ cho đến khi hết hạn hợp đồng. Tuy nhiên, phía lãnh đạo Arsenal nghĩ tốt hơn là ông nên rời đi, và họ đã thông báo cho ông vào tháng 1.2018 về quyết định chấm dứt hợp đồng vào cuối mùa giải.

Wenger sau đó mô tả sự thù địch mà ông phải đối mặt với hội đồng quản trị và người hâm mộ là "vô lý" và việc ông rời đi là "rất khó khăn" và "rất tàn khốc".

Đến ngày chiến lược gia người Pháp chính thức chia tay, người hâm mộ The Gunners vui mừng như thể thoát khỏi tảng đá đè lên họ trong nhiều năm. Sự hả hê lộ rõ trong nhiều người khi đạt mục đích. Nhưng, cũng rất nhanh sau cảm giác đó, người ta lại cảm thấy thương cho ông với tình cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”. Điều đó cũng có thể đến với trường hợp của ông Troussier, sau ít ngày nữa, khi người ta phân tích nhiều hơn, sâu hơn về những gì ông đã làm với bóng đá Việt Nam.

Bài học về sự phù hợp trong công việc

Wenger và Troussier là những người bạn thân... Và người ta vẫn nhớ rằng, chính Wenger là người giới thiệu Troussier cho Liên đoàn bóng đá Nhật Bản vào năm 1998. “Giáo sư” Wenger từng ví Troussier “như một khẩu súng bazooka”, để nói về cá tính, sự mạnh mẽ, quyết liệt và cảm xúc bùng nổ trong phong cách huấn luyện.

Trong một giải thích khác từ Patrice Leroy, người từng phỏng vấn Troussier, ông “nghiêm khắc với các cầu thủ vì rất quý mến họ”. Đó là một kiểu mà ở Việt Nam gọi là “thương cho roi, cho vọt”. Nhưng đó là sự quyết liệt của những ngày ông còn ở độ tuổi ngoài 40, còn sung sức, khát khao. Giờ đây, ở tuổi 69, dù ông đã cố gắng thể hiện và truyền đạt sự mạnh mẽ cho các cầu thủ thì trên sân lại là một câu chuyện khác. Người ta nhìn vào dáng đi của ông nhiều hơn là quan tâm đến chuyện chuyên môn.

Rất nhiều người muốn thấy sự mạnh mẽ ở ông Troussier trong cách chỉ đạo, nhất là trong những thời điểm đội tuyển gặp khó khăn. Điều đó phần nào có thể kéo chậm lại sự thất vọng đang tăng vùn vụt. Nhưng rốt cuộc, “sự lặng lẽ” ở ông chỉ càng làm cho mọi chuyện tệ hơn, bên cạnh câu chuyện chọn cách đối đầu với truyền thông và người hâm mộ.

Không may cho ông Troussier khi mọi sự so sánh đều hướng về người tiền nhiệm Park Hang-seo, người luôn truyền được ngọn lửa tinh thần để thúc đẩy cầu thủ. Không chỉ vậy, ông truyền cảm hứng cho người hâm mộ, để nhận lại sự cổ vũ nhiệt thành và từ đó đội tuyển cũng như U23 đi đến thành công. Tất nhiên, trong giai đoạn cuối dẫn dắt đội, kết quả cũng không tốt nhưng với những thành công trước đó, Park Hang-seo trở thành một tượng đài gắn chặt trong nhiều người hâm mộ Việt Nam.

Về cơ bản, thầy Park biết thích ứng, biết làm những gì cần thiết để phù hợp với công việc, với bóng đá Việt Nam. Kết thúc chỉ là khi bản thân ông thừa nhận rằng, “không đủ trình độ đưa đội lên tầm cao mới”.

Với Troussier, ông có chịu áp lực không? Có, nhưng không hẳn là thành tích. Khi mục đích là xây dựng lối chơi mới, việc ông trung thành với đường đi của mình là đúng. Nhưng vấn đề ở chỗ, chất lượng cầu thủ của bóng đá Việt Nam hiện tại phần lớn không đáp ứng được yêu cầu cao hơn. Điều đó có thể nhận thấy sau một vài trận đấu.

Nhưng khác ông Park, Troussier - một người châu Âu có thể không quan trọng hóa chuyện xóa nhòa khoảng cách, tạo tình cảm với các cầu thủ - sự đòi hỏi luôn ở mức cao. Chính việc ông không chịu “nhún” vì hoàn cảnh, tình huống để tạo ra sự linh hoạt, hướng đến kết quả nhằm giải quyết vấn đề cảm xúc và sự ủng hộ của người hâm mộ là lý do vết nứt ngày càng lớn.

Vĩ thanh

Wenger là một người rất sâu sắc trong tâm lý nhưng có vẻ như đã không có lời khuyên nào cho bạn thân Troussier. Trong cuốn tự truyện "My Life in Red", Wenger viết về bóng đá và Arsenal như “vấn đề sinh tử”. “Bởi vì nếu đó không phải là vấn đề sống chết, nó không có đủ ý nghĩa với bạn và bạn sẽ không tồn tại được lâu trong công việc”.

Một khi đã là vấn đề sinh tử, người ta cần thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi điều tương lai có thể ném về phía mình để tồn tại. Nhưng Troussier không làm thế!

Đừng vội chê hay trách ông Troussier kém tài hoặc không làm được gì cho bóng đá Việt Nam. Ít nhất thì sau 1 năm qua, bóng đá Việt Nam nhận được bài học khác về sự thích nghi để phù hợp lẫn nhau. Hơn thế nữa, khi đưa ra yêu cầu về mục đích của đỉnh cao, cũng cần nhìn lại mình xem đã có gì chắc chắn, đã có gì sẵn sàng để đáp ứng những đòi hỏi của bóng đá hiện đại?

Chẳng thế mà nhiều người nói, ngay cả Pep Guardiola hay Jose Mourinho dẫn dắt Đội tuyển Việt Nam cũng thất bại chứ không riêng gì ông Troussier. Tất nhiên, điều đó chỉ mang tính định lượng chất lượng của bóng đá Việt Nam chứ không phải so sánh tài năng của các huấn luyện viên. Khả năng thúc đẩy và thích nghi của Guardiola và Mourinho không phải bàn cãi, nhưng họ chưa bao giờ làm việc ở đội tuyển quốc gia. Có thể vì họ khó thích nghi được với cách làm việc đó thì sao!? Và biết đâu ông Troussier sẽ tìm được một công việc khác, ở nơi khác, phù hợp hơn thì sao?

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá Việt Nam, ông Troussier và bài học về sự phù hợp

TAM NGUYÊN |

Với Huấn luyện viên Philippe Troussier, bóng đá Việt Nam cần 1 năm để có cho mình bài học về sự phù hợp.

Huấn luyện viên Troussier, từ niềm tin trở thành nỗi thất vọng

MINH PHONG |

3 thất bại liên tiếp kể từ tháng 10.2023 là khởi đầu cho một hành trình sụp đổ của đội tuyển Việt Nam dưới thời huấn luyện viên Troussier.

VFF chọn người thay thế ông Troussier

DIỆU LINH |

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) bắt đầu triển khai phương án lựa chọn người thay thế huấn luyện viên Troussier.

Lời kể của người dân tại hiện trường vụ cháy xưởng gỗ ở Quận 8

Chân Phúc - Minh Tâm |

TPHCM - Mặc dù đám cháy xưởng gỗ đã được lực lượng chức năng khống chế nhưng người dân sống xung quanh tuyến đường Phạm Thế Hiển, Phường 2, Quận 8 vẫn còn lo lắng, nhất là giai đoạn TPHCM đang nắng nóng kéo dài nhiều tháng qua.

Em gái thủ lĩnh Hamas bị bắt ở Israel

Anh Vũ |

Lực lượng an ninh Israel đã bắt giữ Zebah Abdel Salem Haniyeh, 57 tuổi, em gái của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh, với cáo buộc kích động khủng bố.

Dự báo mùa bão khốc liệt 2024 được tiếp sức bởi nhiên liệu dữ dội

Ngọc Vân |

Các nhà dự báo bão lưu ý, cơn bão đầu tiên có thể hình thành sớm trước khi mùa bão khốc liệt 2024 chính thức bắt đầu.

Tăng sốc, giá vàng phi mã lập đỉnh mới

Ngọc Thiện |

Trong phiên giao dịch đêm qua, giá vàng thế giới đã đạt mức 2.264,20 USD/ounce trên sàn Comex.

Iran tố Israel không kích lãnh sứ quán, tiêu diệt tướng tinh nhuệ

Song Minh |

Chuẩn tướng Iran Mohammad Reza Zahedi thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel ở Syria.

Bóng đá Việt Nam, ông Troussier và bài học về sự phù hợp

TAM NGUYÊN |

Với Huấn luyện viên Philippe Troussier, bóng đá Việt Nam cần 1 năm để có cho mình bài học về sự phù hợp.

Huấn luyện viên Troussier, từ niềm tin trở thành nỗi thất vọng

MINH PHONG |

3 thất bại liên tiếp kể từ tháng 10.2023 là khởi đầu cho một hành trình sụp đổ của đội tuyển Việt Nam dưới thời huấn luyện viên Troussier.

VFF chọn người thay thế ông Troussier

DIỆU LINH |

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) bắt đầu triển khai phương án lựa chọn người thay thế huấn luyện viên Troussier.