Báo chí thế giới:

Việt Nam - Hình mẫu phục hồi thành công, kinh tế tăng trưởng ngoạn mục

Hoàng Lộc |

Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Đại học Harvard (Mỹ) đồng loạt đánh giá cao sức phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022, dự báo Việt Nam sẽ trở thành một trong số những nước phát triển nhanh nhất thế giới vào 2030. Đồng thời, các tờ báo lớn trên thế giới như Bloomberg, Nikkei, The Diplomat cũng ca ngợi nền kinh tế Việt Nam có sức tăng trưởng ngoạn mục, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất Đông Nam Á và Châu Á, bất chấp xu hướng tăng trưởng suy yếu của khu vực.

Tốc độ tăng trưởng dẫn đầu Châu Á năm 2022

Cuối tháng 9.2022, Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố các con số vô cùng lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Tổng cục Thống kê cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III của Việt Nam tăng 13,67% và GDP 9 tháng đạt 8,83% - mức tăng cao nhất cùng giai đoạn của 12 năm qua. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực từ đầu năm và cả năm có thể đạt 8%, vượt 1,5-2% mục tiêu của Quốc hội giao. Sau đó, các hãng tin lớn trên thế giới như Reuters, Bloomberg, Nikkei Asia, Tân Hoa Xã… đồng loạt đưa tin và có bài phân tích về sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam.

Nikkei và Bloomberg cho hay, GDP của Việt Nam tăng trưởng hai con số trong quý III xuất phát từ những lý do gồm tiêu dùng nội địa nhảy vọt, xuất khẩu tăng mạnh, và bật lên từ mức độ tăng trưởng thấp của cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nikkei dẫn chứng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang được dẫn dắt bởi xuất khẩu sang Mỹ, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 đã tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tiêu thụ nội địa của Việt Nam cũng tăng mạnh. Trong tháng 8, doanh thu bán lẻ, bao gồm cả dịch vụ, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam đã nới lỏng các hạn chế nhập cảnh đối với người nước ngoài trước các nước láng giềng và hiện kỳ ​​vọng lượng du khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tăng lên. Du lịch chiếm khoảng 10% GDP của Việt Nam và ngành này có khả năng sẽ trở thành thế mạnh.

Bloomberg đánh giá, việc giá cả nhiên liệu và mặt hàng tăng cao do xung đột Nga-Ukraina không ảnh hưởng quá mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,89% trong tháng 8 so với một năm trước đó nhờ các biện pháp kiểm soát giá xăng dầu và cắt giảm thuế của Chính phủ. Tuy nhiên, hai tờ báo về kinh tế cảnh báo, nếu giá lương thực và nguyên liệu tăng, lạm phát có thể trở thành lực cản đối với tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam nên cẩn trọng.

Với các tín hiệu đáng mừng trong nước, các tổ chức quốc tế đều đánh giá tích cực về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 và 2023 thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á.

Đầu tháng 9, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, nâng toàn bộ điểm phần trăm so với 3 tháng trước đó và là lần điều chỉnh tăng đáng kể duy nhất giữa các nền kinh tế lớn ở Châu Á. IMF đã hạ dự báo cho năm tới 0,5 điểm phần trăm xuống 6,7%, nhưng điều đó vẫn trái ngược với triển vọng mờ nhạt ở những nơi khác trong khu vực và sẽ là tốc độ nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn của Châu Á. IMF dự báo tăng trưởng cho Châu Á đã giảm xuống 4,2% cho năm nay và 4,6% cho năm 2023. Theo IMF, triển vọng tăng trưởng lạc quan của Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng chậm lại ở những nơi khác ở Châu Á, với lạm phát tương đối giảm, đây cũng là một ngoại lệ đối với quy luật chung trong khu vực.

Cuối tháng 9, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng vừa nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam lên 7,2%, so với mức 5,3% hồi tháng 4, kỳ vọng Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng châu Á năm 2022. Cùng thời điểm, WB dự kiến tốc độ tăng trưởng chung của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chỉ đạt 3,2%. Cùng tháng, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay khoảng 6,5%; ngân hàng HSBC đánh giá tăng trưởng 6,9%. Ngân hàng Thế giới đã gọi Việt Nam là một câu chuyện thành công về phát triển, từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ đói nghèo (1,9 USD mỗi ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống dưới 2% vào năm 2021.

“Nhờ có những nền tảng vững chắc, kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng phục hồi qua các cuộc khủng hoảng khác nhau, mà mới nhất là đại dịch COVID-19. Việt Nam đã hoàn thành một số mục tiêu kinh tế trong năm 2021, trở thành một trong 20 nền kinh tế hàng đầu toàn cầu về thương mại quốc tế” - báo cáo của Ngân hàng Thế giới viết.

Phục hồi nhanh hơn dự kiến

Trong khi đó, các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đánh giá kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến và tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh môi trường toàn cầu có nhiều thách thức. Thông tin được ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB tại Việt Nam, đưa ra trong cuộc họp báo ngày 21.9. Trong 6 tháng đầu năm 2022, đại diện ADB đánh giá, nền kinh tế phục hồi ổn định nhờ các cân đối kinh tế mạnh, được hỗ trợ bởi sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của ngành sản xuất chế biến chế tạo và dịch vụ. Báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á 2022 của ADB cũng nhận định, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2022, tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023 do tỉ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh các hoạt động thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng.

Bên cạnh đó, trong một đánh giá vô cùng tươi sáng, Phòng Thí nghiệm tăng trưởng Harvard thuộc Đại học Harvard, Mỹ, dự báo Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 6 nước thuộc cực tăng trưởng Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới vào năm 2030. Theo báo cáo của Harvard, khi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 không còn, các nước đã thực hiện đa dạng hóa sản xuất sang các lĩnh vực phức tạp hơn, như Việt Nam và Trung Quốc, là những quốc gia sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới. Và theo bảng xếp hạng quốc gia Chỉ số phức tạp kinh tế (Economic Complexity Index-ECI) của Phòng Thí nghiệm tăng trưởng Harvard, nếu tính trong giai đoạn 10 năm (2010-2020), chỉ số tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã tăng được 18 bậc (từ 70 lên 52) với điểm ECI bình quân là 0,18 điểm. Dự kiến đến năm 2030, ba cực tăng trưởng mới dẫn đầu thế giới đã được xác định gồm Châu Á, Đông Phi, Đông Âu. Trong đó, tại Châu Á, một số quốc gia có đủ các yếu tố cần thiết có thể thúc đẩy tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới là Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ .

Nhóm các chuyên gia và nhà phân tích cũng dành nhiều từ ngữ “có cánh” cho sự phát triển của Việt Nam. Trong bài phân tích “Việt Nam lội ngược dòng xu hướng kinh tế suy yếu ở Châu Á”, nhóm chuyên gia Era Dabla-Norris, Federico J. Díez và Giacomo Magistretti của IMF nhận định, sự nổi lên của Việt Nam như một nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Á và Đông Nam Á là câu chuyện đáng chú ý nhất trong bức tranh kinh tế của khu vực.

Trong khi đó, nhà báo Sebastian Strangio của tờ The Diplomat nhận định: “Mặc dù gây ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng điều này có thể thấy trước đối với những ai đã theo dõi sát sao Việt Nam trong vài thập kỷ qua. Một cách lặng lẽ, Việt Nam đã chuyển từ một trong những nền kinh tế nghèo nhất toàn cầu sang một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất”. Tiếp theo, đồng nghiệp của ông, Vincenzo Caporale hiện là Tổng biên tập tại Tạp chí Realist Review, tiếp nối với một bài phân tích “Tại sao tương lai kinh tế Việt Nam tươi sáng - và ngày càng tươi sáng hơn” trên The Diplomat.

Tóm lại, các con số dự báo của các tổ chức và chuyên gia có phần khác nhau nhưng đều đồng thuận rằng tăng trưởng của Việt Nam có thể cao nhất khu vực Đông Nam Á, nằm trong tốp dẫn đầu Châu Á và có một tương lai xán lạn. Điều này sẽ tạo đà quan trọng để Việt Nam thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đưa nền kinh tế nước nhà có những bước tiến xa hơn nữa trong thời gian tới.

Hoàng Lộc
TIN LIÊN QUAN

Dự báo Việt Nam tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á

Vương Trần |

Các tổ chức quốc tế đều đánh giá tích cực về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm 2022 và 2023 thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á.

Lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Hiếu Anh |

Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, GDP của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt được con số trên 7%. Việt Nam sẽ là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Việt Nam vươn lên dẫn đầu tăng trưởng Châu Á

Thanh Hà |

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng hàng năm với Châu Á - Thái Bình Dương khi Việt Nam tăng trưởng nhưng không đủ bù đắp cho tăng trưởng chậm lại ở các nước khác.

Hàng trăm khách Việt có mặt ở Thái Lan cổ vũ trận chung kết AFF Cup

Ý Yên |

Từ 17h, không khí bên ngoài sân vận động Thammasat đã nóng lên với tiếng reo hò cổ vũ của hàng trăm cổ động viên trước trận chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Dự báo Việt Nam tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á

Vương Trần |

Các tổ chức quốc tế đều đánh giá tích cực về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm 2022 và 2023 thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á.

Lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Hiếu Anh |

Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, GDP của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt được con số trên 7%. Việt Nam sẽ là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Việt Nam vươn lên dẫn đầu tăng trưởng Châu Á

Thanh Hà |

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng hàng năm với Châu Á - Thái Bình Dương khi Việt Nam tăng trưởng nhưng không đủ bù đắp cho tăng trưởng chậm lại ở các nước khác.