Trọng tâm hợp tác Nga - Trung Quốc trong chuyến thăm của Tổng thống Putin

Thanh Hà |

Hợp tác năng lượng Nga - Trung Quốc được xem là trọng tâm trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra tuần này.

Kể từ khi xung đột Ukraina nổ ra, Nga - nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới - đã củng cố mối quan hệ năng lượng với Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ số 2 thế giới sau Mỹ.

Theo dữ liệu hải quan của Trung Quốc, trong tháng 9, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc với Nga đã nhanh hơn so với tháng 8.

Giá trị thương mại song phương Nga - Trung Quốc đã tăng lên 21,18 tỉ USD vào tháng 9, cao nhất kể từ tháng 2.2022 khi Nga bắt đầu hoạt động quân sự ở Ukraina.

Tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào khẳng định, hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc - Nga đã ngày càng sâu sắc và vững chắc hơn.

Reuters đã điểm lại một số dự án và hoạt động phát triển năng lượng quan trọng giữa Nga và Trung Quốc:

Dầu

Nga xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày sang Trung Quốc, chiếm hơn 1/3 tổng lượng dầu thô xuất khẩu của nước này. Trung Quốc là khách mua dầu lớn thứ hai của Nga, sau Ấn Độ.

Khoảng 40% nguồn cung đi qua đường ống Đông Siberia Thái Bình Dương (ESPO) dài 4.070 km.

Từ tháng 1 đến tháng 9, Nga cung cấp 1,3 triệu thùng dầu thô qua đường biển mỗi ngày, dựa trên dữ liệu trung bình do Vortexa và Kpler cung cấp.

Theo các nguồn tin thương mại Trung Quốc, Trung Quốc cũng nhập khẩu qua đường ống khoảng 800.000 thùng dầu thô ESPO mỗi ngày.

Từ tháng 1 đến tháng 9.2023, tổng lượng xuất khẩu dầu của Nga tăng hơn 400.000 thùng/ngày so với một năm trước đó, theo Vortexa.

Năm nay, Trung Quốc tiết kiệm được 4,34 tỉ USD thông qua nhập khẩu dầu của Nga, theo Reuters.

Khí đốt vận chuyển qua đường ống

Theo dự báo của ngân hàng Nga VEB, xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga sang Liên minh châu Âu (EU) có thể giảm xuống 21 tỉ mét khối trong năm nay, thấp hơn gần 2/3 so với năm ngoái và giảm hơn 6 lần so với năm 2021.

Con số này thấp hơn 22 tỉ mét khối khí đốt dự kiến được Nga cung cấp cho Trung Quốc trong năm nay qua đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia). Điều này có nghĩa là xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống sang Trung Quốc sẽ lần đầu vượt xa khí đốt của Nga xuất khẩu sang châu Âu.

Tuyến xuất khẩu khí đốt chính của Nga cho Trung Quốc là đường ống dài 4.000 km nối liền các mỏ ở Đông Siberia với đông bắc Trung Quốc.

Cung cấp khí đốt qua đường ống Power of Siberia bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2019. Theo hợp đồng 30 năm trị giá hơn 400 tỉ USD, nguồn cung khí đốt qua đường ống này dự kiến lên mức 38 tỉ mét khối mỗi năm vào năm 2025, tăng từ mức 10,5 tỉ mét khối năm 2021 và 15,5 tỉ mét khối vào năm 2022.

Nga đặt mục tiêu xây dựng đường ống dẫn khí đốt thứ hai tới Trung Quốc mang tên Power of Siberia 2. Đường ống này đi qua Mông Cổ và có công suất 50 tỉ mét khối mỗi năm.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Vladimir Putin năm ngoái, Nga giành được hợp đồng 30 năm cung cấp 10 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm cho Trung Quốc thông qua đường ống mới từ đảo Sakhalin của Nga.

Novatek của Nga cũng đang muốn cạnh tranh với Qatar để trở thành nhà sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới trong những thập kỷ tới và các công ty Trung Quốc - trong đó có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia CNPC, đã đầu tư vào dự án Yamal LNG và Arctic LNG-2 của hãng này.

Nga cũng có thể cung cấp tới 10 triệu tấn LNG cho Trung Quốc trong năm nay, lấy từ 33 triệu tấn LNG được sản xuất tại Nga.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Khánh Minh |

Châu Phi đang hướng đến Nga để tìm kiếm các chiến lược và công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng.

Giá khí đốt châu Âu vọt lên mức cao nhất trong 6 tháng

Thanh Hà |

Thị trường khí đốt châu Âu chao đảo do nỗi lo thiếu nguồn cung năng lượng.

Hà Lan phạt loạt công ty vi phạm lệnh trừng phạt Nga

Thanh Hà |

8 cá nhân đã bị kết án lao động công ích từ 20 đến 60 giờ, trong khi các công ty vi phạm lệnh trừng phạt Nga phải nộp tổng cộng 160.000 euro (169.000 USD) tiền phạt.

Ban chấp hành khoá XVII Công đoàn Hà Nội có 58 ủy viên

Kiều Vũ |

Hà Nội - Theo kết quả bầu cử trong phiên làm việc thứ 2 của Đại hội VXII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Thành phố Hà Nội, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố khoá mới gồm 58 ủy viên.

Hơn 700 phương tiện chạy quá tốc độ bị camera giao thông AI bắt lỗi

Bảo Nguyên |

Vĩnh Phúc - Sau một tháng chính thức xử phạt vi phạm từ hình ảnh của camera giao thông, xử lý thông tin bằng trí tuệ nhân tạo (AI), lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) đã ghi nhận hơn 700 phương tiện chạy quá tốc độ.

Giáo viên muốn được công nhận là nghề nặng nhọc để được nghỉ hưu sớm

Mạnh Cường |

Ở mỗi cấp học, giáo viên đều cho rằng, có rất nhiều khó khăn, áp lực, thậm chí phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại. Do đó, không ít giáo viên đều muốn được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại và được nghỉ hưu sớm 5 năm.

Giá vé máy bay Tết 2024 quá đắt, ngành du lịch lo khách quay lưng

Ý Yên |

Việc các hãng hàng không tung ra bán vé máy bay Tết 2024 với giá quá cao, thậm chí cao hơn giá tour trọn gói đến các nước trong khu vực, khiến doanh nghiệp du lịch lo vắng khách và khách Việt thì “quay xe” đổ ra nước ngoài du lịch.

Xuất hiện người phụ nữ xin nhận lại cháu bé 4 tuổi bị bỏ rơi ngoài đường

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Một người phụ nữ bỗng dưng xuất hiện, tự nhận mình là mẹ cháu bé bị bỏ rơi cách đây 7 ngày ngoài đường (xã Hòa Xuân, TP Buôn Ma Thuột), xin nhận lại con đem về nuôi.

Nga có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Khánh Minh |

Châu Phi đang hướng đến Nga để tìm kiếm các chiến lược và công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng.

Giá khí đốt châu Âu vọt lên mức cao nhất trong 6 tháng

Thanh Hà |

Thị trường khí đốt châu Âu chao đảo do nỗi lo thiếu nguồn cung năng lượng.

Hà Lan phạt loạt công ty vi phạm lệnh trừng phạt Nga

Thanh Hà |

8 cá nhân đã bị kết án lao động công ích từ 20 đến 60 giờ, trong khi các công ty vi phạm lệnh trừng phạt Nga phải nộp tổng cộng 160.000 euro (169.000 USD) tiền phạt.