Sức hấp dẫn khó cưỡng của khí đốt Nga với châu Âu

Ngọc Vân |

Khí đốt Nga vẫn còn sức hấp dẫn ở châu Âu bất chấp mục tiêu của khối là loại bỏ nhiên liệu hóa thạch Nga.

Theo trang Euro News, châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga, mặc dù cuộc xung đột Nga - Ukraina đã kéo dài hai năm rưỡi khiến Mátxcơva bị áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt.

Ngay cả khi Ukraina tấn công sâu vào tỉnh Kursk của Nga, nơi có một trạm đo khí đốt ở thị trấn Sudzha, lượng khí đốt sang châu Âu vẫn không hề giảm bớt và nhiều người đang tự hỏi tại sao.

Thị trấn này rất quan trọng vì khí đốt chảy qua đây từ phía tây Siberia, qua Ukraina và sau đó vào EU qua Áo, Hungary và Slovakia.

Dù bằng cách nào, khí đốt vẫn chảy vào châu Âu vì Ukraina chưa bao giờ chặn khí đốt trong hệ thống đường ống của chính mình trong suốt cuộc xung đột.

Trước xung đột, Nga và Ukraina ký thỏa thuận có thời hạn 5 năm (2019 - 2024) để vận chuyển khí đốt Nga sang châu Âu. Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom kiếm tiền từ khí đốt còn Ukraina thu phí quá cảnh.

Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào cuối năm nay và Bộ trưởng Năng lượng Ukraina German Galushchenko tuyên bố không có ý định gia hạn thỏa thuận.

Nga từng cung cấp khoảng 40% khí đốt của châu Âu trước năm 2022, vận chuyển qua các đường ống Nord Stream dưới Biển Baltic, Belarus và Ba Lan, Ukraina và đường ống TurkStream dưới Biển Đen qua Thổ Nhĩ Kỳ đến Bulgaria.

Khi xung đột nổ ra, Nga cắt đứt hầu hết nguồn cung qua đường ống Baltic và Belarus - Ba Lan, viện dẫn lý do tranh chấp về yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp.

Nord Stream bị phá hủy trong loạt vụ nổ hồi tháng 9.2022 và đến tận bây giờ vẫn chưa rõ thủ phạm là ai và đường ống ngừng hoạt động kể từ đó.

Việc cắt đứt nguồn cung của Nga đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Đức đã phải chi hàng tỉ euro để thiết lập các nhà ga nổi để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển bằng tàu biển.

Tàu chở LNG của Nga. Ảnh chụp màn hình
Tàu chở LNG của Nga. Ảnh chụp màn hình

Châu Âu coi lệnh cắt giảm của Nga là hành vi tống tiền năng lượng và đã vạch ra kế hoạch loại bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm 2027.

Tuy nhiên, sự hấp dẫn của khí đốt Nga vẫn còn. Châu Âu chưa bao giờ cấm hoàn toàn khí đốt của Nga, mặc dù số tiền mà Mátxcơva kiếm được từ khí đốt hỗ trợ ngân sách nhà nước của Điện Kremlin, giúp chống đỡ đồng rúp và tài trợ cho quân đội Nga tiến hành chiến dịch quân sự.

Khoảng 3% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu chảy qua Sudzha - trong khoảng 15% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào năm ngoái.

EU đã đưa ra kế hoạch chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027, nhưng tiến độ gần đây không đồng đều giữa các quốc gia thành viên.

Áo tăng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga từ 80% lên 98% trong hai năm qua. Trong khi Italy đã cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu trực tiếp, họ vẫn nhận được khí đốt có nguồn gốc từ Nga thông qua Áo. Bên cạnh đó, châu Âu cũng tiếp tục nhập khẩu LNG của Nga.

Armida van Rijd - nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia ở London - cho biết, những nỗ lực của châu Âu nhằm giảm khí đốt Nga cho đến nay là "ấn tượng" nhưng thực tế là các nước châu Âu cực kỳ khó khăn để đa dạng hóa hoàn toàn nguồn cung khi nhiều nước đang phải vật lộn với lạm phát cao và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Bí ẩn vụ nổ đường ống Nord Stream có diễn biến đáng chú ý

Ngọc Vân |

Thủ tướng Ba Lan kêu gọi những người bảo trợ Nord Stream “giữ im lặng” khi bí ẩn về vụ nổ đường ống có diễn biến mới.

Nghi vấn một nước EU bí mật đứng sau vụ nổ Nord Stream

Ngọc Vân |

Liên quan đến vụ nổ Nord Stream, dường như đã có một thỏa thuận bí mật giữa Ukraina và Ba Lan.

Nghịch lý về một nước EU nhập khẩu khí đốt Nga

Song Minh |

Pháp tăng vọt nhập khẩu khí đốt Nga trong khi những người ủng hộ Ukraina ở EU muốn ngăn chặn việc này.

Điểm tên những ngành có điểm chuẩn năm 2024 cao chót vót

ANH ĐỨC |

Điểm chuẩn năm 2024 của 1 số ngành cao chót vót, gần chạm ngưỡng 30.

Học giả chỉ ra nhân vật tế thần trong vụ Nord Stream

Thanh Hà |

Ukraina không dám phá hủy đường ống Nord Stream nếu không có sự hậu thuẫn từ các bên khác.

Rác thải, người lang thang tái diễn giữa trung tâm Cần Thơ

Phong Linh |

Bạn đọc phản ánh đến phóng viên Báo Lao Động tình trạng rác thải nhếch nhác và người lang thang xuất hiện giữa trung tâm TP Cần Thơ.

Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 2.9 tiếp tục tăng đến 20%

Chí Long |

Khảo sát của Cục Hàng không Việt Nam về dữ liệu giá vé máy bay cho thấy giá vé máy bay dịp 2.9 tăng 20% so với ngày thường trước kỳ nghỉ lễ.

Vì sao hơn 5.000 khách Ấn Độ không ngủ lại ở Hạ Long?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Đoàn khách hơn 5.000 người của một tập đoàn dược phẩm Ấn Độ sẽ đến Hạ Long từ ngày 29.8 đến ngày 3.9 nhưng sẽ không ngủ lại ở đây.

Bí ẩn vụ nổ đường ống Nord Stream có diễn biến đáng chú ý

Ngọc Vân |

Thủ tướng Ba Lan kêu gọi những người bảo trợ Nord Stream “giữ im lặng” khi bí ẩn về vụ nổ đường ống có diễn biến mới.

Nghi vấn một nước EU bí mật đứng sau vụ nổ Nord Stream

Ngọc Vân |

Liên quan đến vụ nổ Nord Stream, dường như đã có một thỏa thuận bí mật giữa Ukraina và Ba Lan.

Nghịch lý về một nước EU nhập khẩu khí đốt Nga

Song Minh |

Pháp tăng vọt nhập khẩu khí đốt Nga trong khi những người ủng hộ Ukraina ở EU muốn ngăn chặn việc này.