ASEAN và Đông Á tính mở rộng hoán đổi tiền tệ

Ngọc Vân |

ASEAN và 3 nước Đông Á đang đàm phán để mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ châu Á cho các quốc gia đang gặp khủng hoảng nhằm bù đắp tác động của thiên tai, đại dịch và các cú sốc phi tài chính khác.

Nikkei cho hay, Sáng kiến ​​Chiang Mai được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đưa ra năm 2000 nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Các quốc gia này, được gọi là ASEAN+3, sẽ gặp nhau tại Incheon, Hàn Quốc vào tháng 5 để tìm kiếm thỏa thuận về các đề xuất nhằm tạo ra một huyết mạch linh hoạt hơn nhằm ngăn chặn khủng hoảng tài chính.

Các cuộc đàm phán diễn ra khi châu Á đối mặt với tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và nguy cơ bùng phát các làn sóng bệnh truyền nhiễm mới.

Thỏa thuận trị giá 240 tỉ USD chỉ có thể được khai thác bởi các quốc gia gặp khủng hoảng do sự cố tiền tệ hoặc cú sốc khác. Đề xuất này sẽ cho phép hoán đổi tiền tệ để đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời trong việc nắm giữ ngoại tệ mạnh, xảy ra sau thảm họa thiên nhiên hoặc trường hợp khẩn cấp khác làm tăng chi tiêu của chính phủ.

Một mục đích khác là để một quốc gia cụ thể tránh trở thành nước mắc nợ nặng nề do thảm họa. Một số quốc gia thành viên có thể cảnh giác với việc phụ thuộc quá nhiều vào các khoản cho vay từ Trung Quốc.

Trên thực tế, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ chưa bao giờ thực sự được sử dụng - một phần là do các quốc gia tăng dự trữ ngoại hối sau cuộc khủng hoảng năm 1997 - và thay vào đó hoạt động như một mạng lưới an toàn.

Theo khuôn khổ, các quốc gia tham gia có thể tiếp cận USD hoặc ngoại tệ khác để tránh vỡ nợ đối với các khoản nợ nước ngoài.

Dự trữ ngoại hối của một số quốc gia đang phát triển giảm do xuất khẩu và hoạt động du lịch giảm mạnh trong đại dịch COVID-19. Khả năng tiếp cận ngoại tệ được cải thiện có thể giúp chuẩn bị cho các đại dịch trong tương lai.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có một khuôn khổ tương tự như những thay đổi được đề xuất là Dòng thanh khoản ngắn hạn, được thành lập vào tháng 4.2020.

Châu Á đã chứng kiến ​​một loạt thảm họa thiên nhiên trong những năm gần đây. Lũ lụt trên diện rộng ở Pakistan vào năm 2022 do mưa lớn kéo dài nhiều tháng gây thiệt hại 40 tỉ USD. Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc cũng bị tàn phá bởi lũ lụt.

Được đặt tên theo thành phố lớn nhất ở miền bắc Thái Lan, Sáng kiến ​​Chiang Mai đã được sửa đổi trước đây. Vào năm 2014, quy mô của sáng kiến đã tăng gấp đôi từ 120 tỉ USD lên 240 tỉ USD. Đồng yên Nhật và nhân dân tệ Trung Quốc đã được thêm vào dưới dạng tiền tệ có thể hoán đổi vào năm 2021.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất ứng viên nặng kí thay đồng USD thành tiền dự trữ toàn cầu

Song Minh |

Đồng USD có quá nhiều quyền lực với tư cách là một đồng tiền dự trữ và thế giới đang rất cần một giải pháp thay thế, theo CEO một ngân hàng lớn ở Ấn Độ.

Ấn Độ giảm USD, tăng giao dịch bằng đồng rupee

Khánh Minh |

Ấn Độ giảm USD, tăng giao dịch bằng đồng rupee để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh thương mại toàn cầu chậm lại.

Vàng dẫn đầu "cuộc nổi dậy" chống lại đồng USD

Song Minh |

Giảm mạnh nắm giữ USD, nhiều ngân hàng trung ương đang mua vàng như một hàng rào chống lại áp lực từ các lệnh trừng phạt quốc tế của Mỹ và các nước đồng minh.

Khách du lịch hài lòng với nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm

Thu Hiền |

Khác với hình ảnh nhếch nhác, xuống cấp của một số nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội hiện nay, nhà vệ sinh công cộng tại phố đi bộ hồ Gươm lại nhận được nhiều đánh giá tích cực của du khách trong và ngoài nước về sự sạch sẽ, chất lượng phục vụ. 

Vốn đầu tư công giải ngân ì ạch, cần chế tài xử lí nghiêm khắc

ĐÌNH TRƯỜNG |

Để giải ngân hơn 700.000 tỉ đồng vốn đầu tư công trong năm 2023 là một bài toán nan giải. Đặc biệt trong bối cảnh hết quý I, các bộ, ngành địa phương mới giải ngân được khoảng 10% con số trên. Giới chuyên gia nhận định, cần thiết có tính toán kĩ lưỡng về khả năng hấp thụ vốn đầu tư công.

Quảng Nam: 2 ngày 3 người chết đuối

Hoàng Bin |

Chỉ trong vòng 2 ngày nghỉ lễ, đã có 3 người chết đuối tại Quảng Nam.

Hiến kế “tái trưng tập” thợ giỏi, nghề thủ công truyền thống Huế

Tường Minh |

Mục đích của Huế khi tổ chức Festival Nghề truyền thống vào các năm lẻ, bắt đầu từ năm 2005, ngoài phục vụ du lịch còn là những cuộc “tái trưng tập” thợ giỏi trong cả nước nhằm mục đích phát triển nghề thủ công truyền thống Huế.

Bao phủ ngay vaccine COVID-19, vaccine tiêm chủng tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát

Thùy Linh |

Để phòng tránh nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh việc bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước COVID-19 như người già, trẻ em, người suy giảm miễn dịch, người chưa tiêm vaccine phòng COVID-19.

Đề xuất ứng viên nặng kí thay đồng USD thành tiền dự trữ toàn cầu

Song Minh |

Đồng USD có quá nhiều quyền lực với tư cách là một đồng tiền dự trữ và thế giới đang rất cần một giải pháp thay thế, theo CEO một ngân hàng lớn ở Ấn Độ.

Ấn Độ giảm USD, tăng giao dịch bằng đồng rupee

Khánh Minh |

Ấn Độ giảm USD, tăng giao dịch bằng đồng rupee để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh thương mại toàn cầu chậm lại.

Vàng dẫn đầu "cuộc nổi dậy" chống lại đồng USD

Song Minh |

Giảm mạnh nắm giữ USD, nhiều ngân hàng trung ương đang mua vàng như một hàng rào chống lại áp lực từ các lệnh trừng phạt quốc tế của Mỹ và các nước đồng minh.