Xử trí và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu (Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM) |

Thời tiết oi, nóng thì không chỉ ăn ở bên ngoài mới có thể bị… ngộ độc. Thực tế, các món ăn được nấu nướng tại nhà hay ở quán ăn, nếu chế biến không hợp vệ sinh hoặc chế biến xong mà bảo quản không đúng cách, cũng sẽ gây ngộ độc do nhiễm khuẩn.

Những nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp nhất

Có nhiều loại vi sinh vật nhiễm vào thức ăn tạo ra nhiều loại độc tố gây ngộ độc như: Samonella spp, tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Shigella spp, gây triệu chứng tiêu chảy, sốt, nôn ói, mất nước, nếu không nhập viện kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Các món rau xà lách trộn, gỏi trộn sử dụng nguyên liệu là rau sống thường chứa mầm bệnh như: Amip (Entamoeba histolytica) gây bệnh lỵ amip, Esherichia coli gây bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, nếu rau còn dư lượng thuốc trừ sâu lớn sẽ gây ngộ độc thuốc trừ sâu…

Thông thường, bệnh nhân nhập viện với tình trạng nôn ói sau khi ăn tiệc hoặc ăn cơm tại nhà, rất khó xác định nguyên nhân, chỉ biết tình trạng bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn. Đa số bệnh nhân phục hồi tốt. Khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được cấy phân tìm tác nhân gây bệnh để có hướng điều trị đặc hiệu.

Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn Staphylococcus aureus: Ngộ độc hay gặp nhất, vi khuẩn có thể nhiễm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa chín, từ bàn tay, da của người chế biến thức ăn. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy sau bữa ăn từ 1-4 giờ, kéo dài đến 24-48 giờ, do nội độc tố tiết ra từ vi khuẩn. Bệnh không gây sốt, chỉ cần điều trị triệu chứng.

Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn E. coli: Do vi khuẩn nhiễm từ thịt cá, rau tươi, nguồn nước bị ô nhiễm phân người, bệnh nhân tiêu chảy sau bữa ăn từ 24-48 giờ, tiêu chảy nước.

Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn Shigella spp: Do vi khuẩn nhiễm từ sữa và thực phẩm bị ẩm ướt, bị nhiễm phân động vật. Bệnh nhân bị tiêu chảy phân có đàm máu và sốt cao sau 12-30 giờ sau khi ăn.

Ngộ độc thức ăn do Samonella spp: Vi khuẩn lây nhiễm từ trứng, thịt gia cầm nấu chưa chín, bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn 6-48 giờ sau khi ăn, kéo dài từ 7-12 ngày, thường sốt nhẹ.

Ngoài ra, còn những trường hợp ngộ độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác như: Campylobacter spp, Clostridium perfrigens, Bacillus cereus… đều gây đau bụng tiêu chảy tương đối hiếm gặp. Những tác nhân khác gây ngộ độc như thuốc trừ sâu trong rau quả rửa không kỹ sẽ gây nhức đầu, mất trí nhớ, suy hô hấp, co giật… thường hay gặp ở nông thôn, tỉ lệ tử vong cao.

Xử trí ngộ độc thức ăn

Khi bệnh nhân có dấu hiệu nôn ói, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn, nên nghĩ ngay đến ngộ độc thức ăn, nhất là những người cùng ăn một bữa ăn đều có triệu chứng tương tự thì phải nghĩ ngay đến ngộ độc tập thể. Không được dùng thuốc chống nôn ói hoặc thuốc cầm tiêu chảy, cố làm cho bệnh nhân nôn hết thức ăn ra ngoài để tránh độc tố phá hủy niêm mạc đường tiêu hóa. Người nhà nên giữ lại mẫu thức ăn nghi gây ngộ độc, giữ lại mẫu nôn ói hoặc phân tiêu chảy để đưa đi làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Hạn chế ngộ độc cần phải lưu giữ thức ăn đúng cách: Tủ lạnh đựng thức ăn phải đảm bảo ở nhiệt độ bằng hoặc dưới 40C, ngăn đá phải đảm bảo nhiệt độ dưới - 50C. Không để lẫn lộn thực phẩm đã nấu chín với thực phẩm chưa nấu để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín. Ở miền Nam nóng nên không để thức ăn đã nấu chín ở ngoài quá 4 tiếng vì vi khuẩn sẽ sinh sản gây ngộ độc. Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, mang găng tay nếu có thể. Rửa sạch rau củ quả trước khi ăn hoặc chế biến để tránh những mầm bệnh và thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản…

PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu (Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM)
TIN LIÊN QUAN

Khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc

THEO TTXVN |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, trưa 17.1, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo đã cắt băng khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc, một biểu tượng cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.