Toạ đàm trực tuyến: Chiến đấu dịch virus Corona có giống dịch SARS?

Nhóm PV |

Vào 10g sáng 5.2 Báo Lao Động tổ chức tọa đàm trực tiếp với chủ đề: CHIẾN ĐẤU DỊCH VIRUS CORONA CÓ GIỐNG DỊCH SARS? trên Báo Lao Động điện tử (www.laodong.vn) và Cổng thông tin điện tử Công đoàn VN (Congdoan.vn). Dịch viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV) bùng phát với mức độ nguy hiểm đã khiến dư luận nhớ đến dịch SARS năm 2003, xảy ra tại Việt Nam cách đây 17 năm.

Xem trực tiếp video tọa đàm tại đây:

MC Phạm Thùy Dung: Thưa quý bạn đọc! Có khá nhiều điểm tương đồng về đặc điểm chủng virus gây bệnh cũng như diễn biến phức tạp giữa dịch viêm phổi cấp đang hoành hành tại Vũ Hán, Trung Quốc và dịch SARS khiến dư luận lo ngại.

Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh, để người dân hiểu rõ về bệnh viêm phổi do virus Corona và những kinh nghiệm vượt qua dịch SARS cách đây 17 năm của Việt Nam Báo Lao Động tổ chức buổi tọa điểm trực tuyến với chủ đề: CHIẾN ĐẤU DỊCH VIRUS CORONA CÓ GIỐNG DỊCH SARS?

Khách mời tham dự buổi tọa đàm hôm nay, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu:

- ThS. BSCKII. Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam.

-  Điều dưỡng Nguyễn Thị Mến – Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội).

11h05':

MC: Ths Nguyễn Hồng Hà có thể đưa ra những khuyến cáo  thế nào để người dân có thể phòng ngừa cũng như chữa bệnh hiệu quả?

Ths BS Nguyễn Hồng Hà:

Đối với tôi, lời khuyên người dân phải tuân thủ khuyến cáo Bộ Y tế đầy đủ và nghiêm chỉnh. Điều đó không chỉ bảo vệ chúng ta mà còn bảo vệ cộng đồng. Chúng ta nên tin tưởng công tác chống dịch hiện nay, không nên hoang mang nhưng cũng không nên quá chủ quan về dịch bệnh. Chúc cho chúng ta sẽ vượt qua dịch bệnh lần này nhanh chóng và thành công!

11:00:

MC: Lo ngại bị lây bệnh, người dân đã ý thức đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên nhưng chưa thật đúng cách. Chị có lời khuyên thế nào để người dân phòng bệnh đúng chuẩn?

Điều dưỡng Nguyễn Thị Mến: Vâng, quy trình rửa tay có tất cả các bước thứ tự. Chương trình cũng đã truyền thông nhiều trên ti vi, tôi mong người dân hãy cập nhật. Không những trong thời gian dịch này mà việc giữ tay sạch sẽ giúp phòng ngừa nhiều bệnh.

Các bạn đồng nghiệp chúng ta cũng nên bảo vệ bản thân và bệnh nhân chúng ta cũng nên rửa tay đúng cách. Bệnh viện chúng tôi thường xuyên nuôi cấy để xem có vi khuẩn không.

Bản thân tôi không đeo trang sức để hạn chế vi khuẩn.Còn đeo khẩu trang thì chúng ta cũng nên đeo đúng cách. Chúng ta có thể dùng khẩu trang vải, giặt sạch và thay thường xuyên. Khi đi ra bên ngoài khí hậu nóng virus tiêu diệt khá nhanh.

Khi đi đến chỗ đông người, chúng ta cần phòng ngừa tối đa. Các thói quen này chúng ta nên duy trì mọi lúc mọi nơi để nâng cao dân trí, theo kịp các nước trong khu vực. Tốt hơn nữa chúng ta có thể đuổi kịp sức khoẻ của người Nhật. 

10h59':

MC: Người bị nhiễm virus Corona được cho là có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với SARS nhưng vẫn rất đáng lo ngại. Ông có thể cho biết, khi bị nhiễm virus Corona người bệnh sẽ có các cấp độ thế nào? Biến chứng nguy hiểm nhất là gì thưa bác sĩ Hà?

Ths BS Nguyễn Hồng Hà:

- Đối với nhiễm Corona thì nơi tiếp xúc chính là đường hô hấp. Nếu bệnh nhân nhẹ thì chỉ ảnh hưởng đường hô hấp trên và sẽ khỏi bệnh nhanh trong thời gian 7 – 10 ngày. Bệnh nhân nặng suy hô hấp, có tổn thương nhiều về phổi. Một số trường hợp có biến chứng tổn thương thận, tổn thương gan, sốc nhiễm khuẩn. Những biến chứng đó đòi hỏi công tác hồi sức tích cực.

10:58': 

MC: Nếu bây giờ chị được phân công  chăm sóc, điều trị người bệnh nghi hoặc nhiễm virus Corona chị có lo ngại mình bị lây nhiễm không?

Điều dưỡng Nguyễn Thị Mến: Dịch năm nay tôi thấy mình có thể chủ động.

Chúng tôi sẵn sàng làm việc mình đã làm thường ngày. Nếu như có bệnh nhân tôi cũng sẽ là người xung phong xuống để trực tiếp chăm sóc bệnh nhân vì ít nhiều tôi cũng đã có kinh nghiệm.

10:55': 

MC: Mặc dù VN đã điều trị thành công 2 ca bệnh nhưng vẫn cần có phác đồ điều trị chuẩn. Vậy hiện nay phương pháp điều trị cho các bệnh nhân đang được thực hiện như thế nào, có giống như chữa SARS không, thưa ông?

Ths BS Nguyễn Hồng Hà:

-Cập nhật các kiến thức của Trung Quốc và WHO, chúng ta đang chuẩn bị xuất bản hướng dẫn mới chi tiết hơn. Đây là dịch có nhiều thể lâm sàng khác nhau. Những trường hợp có viêm phổi suy hô hấp sẽ phải điều trị các tuyến cao hơn. Chúng ta phải tập trung các kĩ thuật cao cứu chữa bệnh. So với giai đoạn chữa SARS chúng ta đã có nhiều tiến bộ, máy thở đã hiện đại hơn rất nhiều. Các bệnh viện lớn có hệ thống đáp ứng thở oxy ngoài màng. Có nhiều bệnh nhân nhẹ, hy vọng với điều trị như hiện nay sẽ có nhièu người được chữa khỏi.

Tuy nhiên, như dịch hiện nay, bệnh viện có thể quá tải, không đủ cán bộ tỉ lệ tử vong sẽ cao hơn.

10h47':

MC: Theo Bộ Y tế đến nay chưa có ca lây nhiễm trong cộng đồng, tuy nhiên trước tình hình hiện nay nguy cơ này là rất lớn. Ông nhận định thế nào về vấn đề này thưa bác sĩ Hà?

Ths BS Nguyễn Hồng Hà:

-Chúng ta phòng hộ bệnh dịch này rất mạnh mẽ, chống dịch đầy đủ từ gốc từ những ca bệnh đầu tiên. Những biện pháp kiểm dịch rất chặt chẽ. Giai đoạn này chúng ta có 20 bệnh nhân bị nhiễm có 3 ngừoi nước ngoài, 7 người trong nước chủ yếu là ngươi từ vùng dịch về.

Trường hợp đặc biệt là từ người bệnh sang người bạn đến chơi nhà. Như vậy giai đoạn này vô cùng quan trọng vì chúng ta phải phát hiện những người bị nhiễm để cách ly đồng thời phát hiện những người tiếp xúc với người bệnh.

Chúng ta phải theo dõi, kiểm soát. Đây là khối lượng công việc khổng lồ với với hệ thống dịch tễ ở Việt Nam. Từ đó mới hạn chế được việc lây lan dịch. Tôi hi vọng với sự kiểm soát mạnh mẽ từ Bộ, ban ngành liên quan có thể phòng dịch thành công.

Trước những bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp, ho sốt thì tất cả các bệnh viện đều phải khảo sát dịch tễ xem người đó có đi từ vùng dịch hay không.

Từ đó ngay lập tức nắm thông tin cá nhân để kiểm tra. Chính người dân cũng phải tự có ý thức để phòng vệ cho bản thân và cộng đồng. Nếu thấy có biểu hiện cần tự cách ly hoặc đến các bệnh viện để được thăm khám điều trị kịp thời.

10:46': 

MC: Là một y tá lâu năm, chị có thể đưa ra những lời khuyên thế nào đối với các y tá, điều dưỡng đang ngày đêm chiến đấu với dịch virus Corona?

Điều dưỡng Nguyễn Thị Mến: Trước tiên tôi mong cho các bạn hãy giữ được bình tĩnh thì mới có thể chủ động được mọi biện pháp phòng vệ. Tôi cũng có may mắn làm việc với rất nhiều chuyên gia hàng đầu của thế giới như chuyên gia Thuỵ Điển, Pháp… vì vậy tôi thấy bất cứ quy trình gì chúng ta đều phải tuân thủ. Bởi vì sức khoẻ của người bệnh chính là công việc của chúng ta.

10h42':

MC: Kinh nghiệm chống lây nhiễm bằng biện pháp thông khí phòng bệnh, làm giảm nồng độ virus thời dịch SARS có thể áp dụng vào lúc này không thưa ông? 

Ths Nguyễn Hồng Hà trả lời: Đối với virus trong giai đoạn ấy áp dụng cho giai đoạn này, có thể ngưỡng hít vào virus đủ cao mới có thể gây bệnh. Virus Corona chủ yếu lây từ động vật sang người hoặc người phải tiếp xúc rất gần. Chúng ta thấy các ca bệnh ở Vũ Hán bùng lên rất mạnh tăng 2 – 3 nghìn ca/ngày nên việc áp dụng đánh giá phải tuỳ tình hình cụ thể. Cách ly lý tưởng là buồng cách ly một chiều âm.

Với nguyên tắc này, bây giờ một số bệnh viện của chúng ta có loại phòng áp lực âm để cách ly bệnh nhân. Đây là phòng cách ly lý tưởng nhất, nhưng không có mấy phòng loại này, kể cả ở bệnh viện lớn cũng chỉ có 1-2 phòng. Dễ hơn một chút là dùng phòng cách ly có buồng đệm.

Nhưng ngay cả điều kiện này cũng không phải cơ sở y tế nào cũng có. Nếu trong trường hợp dịch lan rộng tại nhiều địa phương, nhiều ca nhiễm cùng lúc thì phải chọn phương án dùng phòng bệnh ở tầng cao để tăng thông khí tự nhiên. Hoặc là dùng máy khử khuẩn không khí liên tục trong phòng bệnh có bệnh nhân như máy khử khuẩn Airocide, máy tạo Ozone.

Hiện nay trong nước đã sản xuất các máy tạo ozone có tác dụng tiêu diệt virus trong không khí, có thể ứng dụng vào phòng lây nhiễm trong cơ sở y tế”. Về kiểm soát nhiễm khuẩn, nhiều năm nay ngành y tế đã xây dựng và đưa vào các hệ thống, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế, trong đó có kiểm soát nhiễm khuẩn hô hấp.

Bình thường đã phải tuân thủ, trong giai đoạn này lại càng phải tuân thủ nghiêm ngặt. Làm được như thế, chúng ta sẽ giảm thiểu lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế.--

10:41' 

MC: Là người từng trải qua quãng thời gian đầy nguy hiểm “chiến đấu” với SARS, sau này những kinh nghiệm phòng chống SARS có giúp gì chị Mến trong quá trình làm việc tại BV Việt Pháp, đặc biệt tại thời điểm dịch virus Corona đang bùng phát?

Điều dưỡng Nguyễn Thị Mến:

- Cũng theo thời gian tôi nghĩ rằng virus ngày xưa không quay lại nữa. Tôi cũng rất bình tĩnh tìm hiểu rất kĩ những biện pháp phòng vệ cho mình.

Tôi thấy những biện pháp chống nhiễm nhuẩn tốt hoặc truyền thông của nhà nước sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả. Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Bệnh dịch này khi đã được cảnh báo rồi sẽ ngăn chặn được nhưng nếu như không được đề phòng cảnh báo, bị bất ngờ thì sẽ bao nhiêu điều khủng khiếp xảy ra.

10:39: 

MC: Đã gần 18 năm trôi qua, đến bây giờ nghĩ lại chị có còn cảm giác rùng mình về những gì mà SARS đã gây ra. Những ngày chị hôn mê, đã có 5 đồng nghiệp của chị  qua đời. Khi tỉnh dậy và bình phục sức khoẻ chị có tự hỏi vì sao virus SARS tấn công nhanh thế, bất ngờ thế và kinh khủng thế?

Điều dưỡng Nguyễn Thị Mến: 

Cũng như các bạn Vũ Hán bây giờ. Nó như 1 cú đấm sau lưng, nó quá mạnh và có thể mình sẽ gục ngã, không có chút gì đề phòng. Những người bị giai đoạn sau bao giờ cũng đỡ nặng và giảm động lực và những người sau nhẹ hơn. Điều trị cũng phải từng giai đoạn.

Giai đoạn đầu tôi là một trong những người sốt rất cao, cặp nhiệt kế thuỷ ngân cặp lên mức cao nhất, liên tục uống thuốc mà không có tác dụng gì và tôi hôn mê rất nhanh và không biết gì nữa. Khi tỉnh lại tôi rất hoảng sợ khi chính là cơ thể của mình nhưng cảm giác như ngọn đèn lay lắt trước gió.

Chỉ có động tác để tôi ngồi cũng rất khó khăn mà có rất nhiều dây dợ trên cơ thể tôi. Lúc đó tôi cũng cảm nhận được sự chăm sóc của bác sĩ. Lúc đó có cả bác sĩ và những điều dưỡng của nước ngoài nên tôi cũng rất yên tâm. Vì trước lúc đó chúng tôi phải tự chống chọi lấy, một chiến dịch chúng tôi phải tự cách ly, không lan ra ngoài.

Đến bây giờ nhiều người cũng nói rằng rất may khi bệnh đó lại xuất phát từ bệnh viện của chúng tôi. Sau đó, virus nhẹ dần và biến mất. Nếu như biết được từ đầu thì chúng ta có những biện pháp phòng hộ. Thời Trung Quốc bị SARS 2003 cũng tử vong rất nhiều chứng tỏ virus rất mạnh, rất độc.

Khi tôi thấy những đồng nghiệp bị mắc tôi sốc vô cùng. Một số bác sĩ rất khoẻ nhưng cũng gục ngã có thể thấy  tính chất của nó vô cùng mạnh. Bản thân tôi, oxy từng rất thấp và đến mức phải bóp bóng. Bởi vậy những người bị bệnh mãn tính khó mà tránh khỏi được. Thực sự tôi phải chống chọi với tử thần mới có thể sống sót đến bây giờ.


10h23: MC: Sau khi ra viện thoát khỏi SARS các bác sĩ vẫn đến nhà khám và điều trị thêm cho chị hàng năm. Bản thân chị cũng phải châm cưú, sử dụng nhiều loại thuốc suốt 5 năm ròng rã sau đó để chữa bên chân bị liệt. Đến nay, SARS còn để lại những ảnh hưởng gì về sức khoẻ, tinh thần của chị?

Điều dưỡng Nguyễn Thị Mến: Tôi đã khỏi bệnh khi là một trong những bệnh nhân nặng nhất của thế giới. Tất cả những trường hợp thở máy trên thế giới không 1 ai còn sống ngoài tôi. Virus SARS quá độc. Trong lúc tôi hôn mê, đặt nội khí quản từ đường họng cũng không còn tác dụng. Các bác sĩ đã quyết định mở nội khí quản cho tôi, đến bây giờ tôi vẫn còn sẹo. Giai đoạn hồi phục cũng rất kinh hoàng, về nhà phải mở tung cửa, quạt thốc vào. Chân lại bị liệt vì viêm dây thần kinh, nóng bỏng như ở trên lửa nên rất đau đớn.

Vì vậy tôi vẫn được điều trị của những thầy thuốc chuyên về thần kinh, thậm chí đến bây giờ thuốc gì thuốc gì tôi cũng vẫn còn nhớ vì dùng khá lâu. Bản thân tôi cũng đã quyết tâm bằng mọi giá phải đi được. Sau rất nhiều thời gian, tôi đã đi làm trở lại được. Lúc bị ốm tôi nghĩ không bao giờ có thể trở lại công việc. Cuộc sống mà, phải cố gắng thôi, vì gia đình, vì con cái. Hiện tại, tôi đã có một sức khoẻ ổn định, tôi cũng đã leo đỉnh Fansipang. Đến bây giờ tôi vẫn đi làm, trưởng khoa điều dưỡng bệnh viện Việt Pháp và hướng dẫn cho những điều dưỡng trẻ.

10h20': MC: Chỉ trong một thời gian ngắn, dịch SARS bùng phát, Việt Nam có 63 ca nhiễm SARS. Trong đó Bệnh viện Việt Pháp ở Hà Nội có 37 cán bộ nhân viên y tế nhiễm bệnh, 5 bệnh nhân tử vong. Trước tình huống khẩn cấp ấy, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Bạch Mai (nay là Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương) được Bộ Y tế giao nhiệm vụ trực tiếp thu nhận và điều trị bệnh nhân SARS. Thời điểm đó, bệnh viện có gặp những khó khăn gì khi tiếp nhận bệnh nhân thưa Ths Nguyễn Hồng Hà? 

Ths Nguyễn Hồng Hà: Thời điểm đó phải thành lập Ban chống dịch. Các bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng hô hấp và có biểu hiện suy hô hấp, triển khai phòng hồi sức cấp cứu chuyển bệnh nhân đi nơi khác. Các bệnh nhân chia thành các nhóm gồm 3 bác sĩ 5 hộ lý phục vụ trong một ngày liên tuc thay nhau. Các bộ phận hậu cần tiếp nhận các bệnh nhân khác và tiến hành cung cấp các trang thiết bị, miễn viện phí cho bệnh nhân nghi ngờ bị bệnh. Khó khăn nhất thời gian đó là các phương pháp phòng hộ. Tất cả khẩu trang, phương tiện áo choàng đều không có.

Chúng tôi có cảm giác linh tính từ ngày 8/3 nhận định là tại sao không khí trong bệnh viện hơi bị bí. Nếu chúng ta tiếp nhận những bệnh nhân này phải làm gì khác? Thế là chúng tôi quyết định đi phải mở cửa để ánh sang mặt trời vào không khí thoáng đi.

Thần kỳ thay, sau nhiều ngày mở quạt, mở cửa sổ, không còn thêm bệnh nhân bị nhiễm SARS. Sau 45 ngày vật lộn với thần chết, ổ dịch bị khoanh vùng, chặn đứng và bị tiêu diệt, không có bệnh nhân nào bị tử vong, dịch không lây lan ra cộng đồng.

Chính vì vậy mà sau 2 tuần thì viện trợ quốc tế mới đến, máy thở mới đến. rất may chính phủ Nhật viện trợ 2 máy thở. Cả thế giới đồng lòng chung sức giúp đỡ phòng dịch.

10h13':

MC:  Vào năm 2003, Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội là cơ sở y tế có bệnh nhân nhiễm SARS đầu tiên ở Việt Nam từ nguồn lây đầu tiên là bệnh nhân Johny Chen, người Mỹ gốc Hong Kong đến khám. Y tá Nguyễn Thị Mến nằm trong nhóm nhân viên y tế đầu tiên bị lây từ bệnh nhân Chen, và nằm trong nhóm bị bệnh nặng nhất. Chị có thể nhớ lại hoàn cảnh chị nhiễm bệnh khi đó?

Y tá Nguyễn Thị Mến: Thực ra đến tận bây giờ những cảm giác, kí ức đó thời gian đã làm vơi bớt đi. Nhưng với tôi ko bao giờ quên được. Trước khi bị SARS, tôi là người rất khoẻ vì thường xuyên chơi thể thao. Tôi không nghĩ mình bị và có triệu chứng nhanh đến vậy.

Chỉ trong vòng 2 ngày chúng tôi đã bị rất nặng. Trước khi vào viện tôi đã xử lí tại nhà, sau đó thấy người rét tôi cũng uống vài viên thuốc và xông hơi. Đó là việc thường xuyên khi bị cúm. Nhưng lần đó sau 1 ngày làm mọi biện pháp giảm cúm không đỡ mà tôi có cảm giác bệnh còn nặng lên rất nhanh.

Lúc đó tôi có cảm giác bị HIV tấn công, tôi đã gọi điện vào bệnh viện rất sớm và nhận được trả lời hãy đi vào bệnh viện ngay, chắc chắc bị lây từ Chen rồi. Có khoảng 3 phòng dành cho chúng tôi cách ly. Điều đó chứng tỏ chúng tôi bệnh viện đã có nhạy bén nhận dịch ngay từ đầu và có thông báo ngay tới bộ khi tế.

10h:

MC: - Thưa Ths Nguyễn Hồng Hà, là người có thâm niên hơn 30 năm trong lĩnh vực điều trị bệnh truyền nhiễm, và cũng là người đã nhiều lần đối mặt với những “đại dịch” chết người để cứu sống bệnh nhân, trong đó có dịch SARS ông có thể chia sẻ về dịch SARS năm 2003 tại Việt Nam đã xảy ra như thế nào, mức độ nguy hiểm ra sao?

 Ths Nguyễn Hồng Hà:

Nhớ lại năm 2003, bệnh nhân đầu tiên vào bệnh viện Việt Pháp là người nước ngoài. Sau một thời gian ngắn nằm viện thì các nhân viên y tế ở đó bị lây nhiễm.

Bệnh viện Việt Pháp đã cảnh giác mời chuyên gia y tế thế giới đến nhận định và kết luận đây là bệnh dịch mới có nguy cơ lây lan trong bệnh viện rất mạnh. Bệnh viện tiến hành phòng hộ và điều trị. Lúc ấy khoảng 8/3 được bác sĩ Việt Pháp mời sang hội chẩn trường hợp đầu tiên.

Bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi và nguy cơ thở máy. Trước tình hình ấy, có thể nhận định bệnh dịch này khác những bệnh chúng ta đã gặp khả năng lây truyền mạnh mẽ trong bệnh viện. Mấy ngày sau mấy anh em trong bệnh viện họp và nhận định Bệnh viện Việt Pháp có thể chính là vùng dịch.

Chúng ta phải sẵn sàng nhận những bệnh nhân không phải nhân viên y tế. Bệnh viện Việt Pháp thông báo  cho Bộ Y tế, Bộ Y tế thành lập Ban chống dịch xem xét tình hình cụ thể. Những bệnh viện tham gia là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có cuộc họp họp bàn cần báo cáo và hỗ trợ của Bộ Y tế.

Bệnh viện Việt Pháp chỉ có thể tiếp nhận nhân viên, còn lại là bệnh viện Bạch Mai, máy thở và điều kiện khác cũng khó khăn. Tôi nhớ mãi công tác phải chuẩn bị sẵn sàng khi bệnh nhân tử vong có thể chuyển ra không lây nhiễm cho người khác.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Ngày 5.2, Toạ đàm trực tuyến: Chiến đấu dịch Coronavirus giống dịch SARS?

HL |

Dịch viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV) đang lan nhanh tại Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia trên thế giới với số ca mắc và tử vong cao. Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra bảng so sánh dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới (nCoV) gây ra và dịch SARS-CoV (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng).

10 câu hỏi cần nhớ để phòng, tránh virus Corona

LH (Theo Bộ Y tế) |

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 14h, ngày 2.2 đã có 14.568 ca mắc viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona; 305 ca tử vong. Những câu hỏi xung quanh virus Corona vẫn cần được giải đáp để người dân hiểu và phòng tránh.

Ghé thăm thiên đường độc đáo dành cho mèo tại Malaysia

Tuấn Đạt |

Thiên đường của loài mèo ở thành phố Kuching (Malaysia) được dự kiến sẽ là điểm đến ưa chuộng của du khách vào dịp Tết Nguyên đán.

Phương Tây mệt mỏi với tình hình Ukraina?

Khánh Minh |

Thủ tướng Ba Lan cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây đừng nên mệt mỏi với tình hình Ukraina.

Trung Quốc công bố phát hiện mới về bí mật của Vạn Lý Trường Thành

Ngọc Vân |

Trung Quốc tiết lộ thêm nhiều bí mật của Vạn Lý Trường Thành - hàng trăm cánh cửa giấu kín.

Huỳnh Như trải lòng khi đón Tết phương xa

Thanh Vũ |

Huỳnh Như đã có những tâm sự với Báo Lao Động trong năm thứ 2 không được đón Tết cùng gia đình.

Huấn luyện viên Park Hang-seo khẳng định vị thế ở Đông Nam Á

AN NGUYÊN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo đến Việt Nam từ nguồn cơn thất bại 0-3 cay đắng của đội U23 trước Thái Lan tại SEA Games 2017. Sau 5 năm dẫn dắt một đội bóng Đông Nam Á, tất cả đều phải thừa nhận rằng Việt Nam là số 1.

Ngày 5.2, Toạ đàm trực tuyến: Chiến đấu dịch Coronavirus giống dịch SARS?

HL |

Dịch viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV) đang lan nhanh tại Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia trên thế giới với số ca mắc và tử vong cao. Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra bảng so sánh dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới (nCoV) gây ra và dịch SARS-CoV (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng).

10 câu hỏi cần nhớ để phòng, tránh virus Corona

LH (Theo Bộ Y tế) |

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 14h, ngày 2.2 đã có 14.568 ca mắc viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona; 305 ca tử vong. Những câu hỏi xung quanh virus Corona vẫn cần được giải đáp để người dân hiểu và phòng tránh.